« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
- Abstract: Làm rõ khái niệm tài phán hành chính, đặc điểm của tài phán hành chính.
- Xây dựng cơ sở lý luận của việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá tình hình, kết quả việc giải quyết các khiếu kiện hiện nay và nhận xét về cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp và nội dung xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
- Keywords: Pháp luật Việt Nam.
- Cơ quan tài phán.
- Tài phán hành chính.
- Luật hành chính.
- Trong số các quyền cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, xã hội thì quyền khiếu nại có vị trí quan trọng và liên quan chặt chẽ tới các quyền cơ bản khác.
- Nghiên cứu lịch sử dân tộc ta cho thấy, các triều đại phong kiến hưng thịnh trước đây đều chú ý tới việc đảm bảo cho người dân thực hiện quyền khiếu nại..
- Phát huy truyền thống đó, ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 64-SL ngày thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, trong đó Điều 2 của Sắc lệnh quy định rõ một trong những nhiệm vụ của Ban Thanh tra là tiếp nhận các đơn khiếu nại của nhân dân.
- Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, quyền khiếu nại đã sớm được ghi nhận tại Hiến pháp và trở thành một trong những quyền cơ bản của công dân.
- Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:.
- Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
- Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định[21, tr.218]..
- Thực hiện quyền khiếu nại là phương thức để nhân dân giám sát và tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Việc giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại hành chính nói riêng là bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phòng chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội..
- Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc giải quyết có hiệu quả các khiếu nại.
- Vì thế, những năm qua, công tác giải quyết khiếu nại đã có những chuyển biến tích cực.
- Nhiều văn bản pháp luật được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại.
- Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại.
- Các cấp, các ngành đã xác định được trách nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu nại và coi đây là một trong những công tác trọng tâm, góp phần tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước..
- Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại cho thấy mặc dù các cơ quan nhà nước đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại nhưng hiệu quả giải quyết các vụ việc chưa cao, nhất là việc giải quyết các khiếu nại hành chính.
- số vụ việc khiếu nại tồn đọng còn nhiều.
- còn có những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong một số trường hợp ban hành những quyết định giải quyết khiếu nại không đúng hoặc có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân….
- Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng là do Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách thuộc hệ thống các cơ quan hành pháp để thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại của công dân trong khi cơ chế giải quyết khiếu nại tại Tòa án còn có những bất cập, chưa thực sự đi vào cuộc sống..
- Ngoài ra, để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, tạo lập hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi, đi vào cuộc sống, ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng 2020.
- Theo tinh thần Nghị quyết thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi chính là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước toà án.
- đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời bảo đảm tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính [14].
- Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX thì chúng ta cần triển khai khẩn trương và đồng bộ việc chuẩn bị đủ điều kiện để giành thế chủ động trong hội nhập, nhất là sửa đổi và xây dựng mới các văn bản pháp luật phù hợp với yêu cầu hội nhập và thông lệ quốc tế.
- Một trong những yêu cầu quan trọng của hội nhập là Việt Nam cần phải hoàn thiện pháp luật, đảm bảo các văn bản pháp luật có.
- liên quan phù hợp các Hiệp ước quốc tế, trong đó có các văn bản pháp luật về khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện hành chính..
- Từ những phân tích trên cho thấy nghiên cứu đề tài "Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".
- Xây dựng cơ quan tài phán hành chính là đề tài được những người làm công tác nghiên cứu, xây dựng pháp luật quan tâm, đặc biệt là những người làm công tác thanh tra.
- Cơ sở khoa học của việc thiết lập hệ thống Toà án hành chính ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp Bộ của Thanh tra Chính phủ, nghiệm thu năm 1993;.
- Dự án Luật tổ chức toà án hành chính, năm 1994 do Thanh tra Nhà nước chủ trì xây dựng.
- Sau một thời gian khẩn trưởng nghiên cứu, ngày 10 tháng 9 năm 1994, Thanh tra Nhà nước đã trình Chính phủ Đề án này với ba phương án: thứ nhất, thành lập Toà án hành chính là một hệ thống độc lập thuộc Quốc hội.
- thứ hai, toà án hành chính thuộc Toà án nhân dân.
- thứ ba, toà án hành chính là hệ thống thuộc Thủ tướng Chính phủ nhưng độc lập với các cơ quan hành pháp.
- Tại Tờ trình số 1650/CP ngày 30 tháng 3 năm 1995, Chính phủ trình Quốc hội Đề án này với hai phương án: thứ nhất, tổ chức Toà án hành chính trong Toà án nhân dân (tổ chức Toà án hành chính thành phân toà trong Toà án nhân dân, tổ chức Toà án hành chính thành hệ thống riêng nhưng ở cấp Trung ương thuộc cơ cấu Toà án nhân dân tối cao).
- thứ hai, tổ chức Toà án hành chính thành hệ thống độc lập với các bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp do Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo.
- Tại kỳ họp thứ…, Quốc hội khoá IX đã thông qua Đề án này theo phương án tổ chức Toà án hành chính thành phân toà trong Toà án nhân dân (như hiện nay);.
- Việc giải quyết khiếu nại của công dân trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước sau khi toà án hành chính được thành lập, tác giả Lê Đình Đấu, đề tài khoa học cấp ngành, nghiệm thu năm 1996;.
- Toà án hành chính - những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, nghiệm thu năm 1997;.
- Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Phạm Văn Long, năm 2002;.
- Hoàn thiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Trần Quang Hiển, năm 2004;.
- Đề án tài phán hành chính, năm 2009, do Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng;.
- Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Văn Tiến Mai, năm 2006;.
- Thiết lập cơ quan tài phán hành chính góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện này, Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Trịnh Thị Hương Giang, năm 2008;.
- Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn một số các công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến tài phán hành chính..
- Nhìn chung, các công trình trên đây đã đề cập đến việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam, từ việc đưa ra những mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài phán hành chính.
- xác định địa vị pháp lý của cơ quan tài phán trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, đưa ra quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc, tài phán viên, việc thi hành quyết định của cơ quan tài phán, mối quan hệ của cơ quan tài phán với các cơ quan khác của nhà nước… Đồng thời, các công trình nghiên cứu trên cũng đưa ra các kiến nghị, giải pháp và các điều.
- kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của cơ quan tài phán hành chính.
- Mặt khác, để giải quyết vấn đề khiếu kiện bức xúc hiện nay, Đảng và Nhà nước có nhiều giải pháp cụ thể: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp với công tác giải quyết khiếu kiện, coi công tác giải quyết khiếu kiện là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và các đoàn thể quần chúng;.
- đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp đối với công tác này, tăng cường sự vận động, tuyên truyền để mọi công dân có thể hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về khiếu nại… Đặc biệt, tiếp tục đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác giải quyết khiếu kiện hiện nay và hội nhập quốc tế.
- Vì vậy, Quốc hội đã giao Chính phủ xây dựng dự án Luật khiếu nại, giao Toà án nhân dân tối cao xây dựng dự án Luật tố tụng hành chính theo hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết các vụ việc hành chính của Toà án, tăng cường công khai, khách quan, dân chủ trong công tác giải quyết khiếu kiện… Các dự án luật nói trên đang được Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua vào kỳ họp tiếp theo của Quốc hội..
- Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tác giả cho rằng trước mắt có thể thực hiện những giải pháp như trình bày ở phần trên để khắc phục tình trạng khiếu kiện hiện nay, nhưng về lâu dài cần xây dựng cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính chuyên trách, độc lập với người, cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc hệ thống cơ quan hành pháp.
- Do vậy, tác giả vẫn chọn đề tài: “Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình..
- Mục đích của luận văn là đề xuất quan điểm, giải pháp và nội dung mang tính hệ thống nhằm xây dựng cơ quan tài phán hành chính với mục tiêu bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả việc giải quyết các khiếu nại hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài.
- Đồng thời, đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
- Làm rõ khái niệm tài phán hành chính, đặc điểm của tài phán hành chính..
- Xây dựng cơ sở lý luận của việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
- Đánh giá tình hình, kết quả việc giải quyết các khiếu kiện hiện nay và nhận xét về cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính..
- Tài phán hành chính là khái niệm rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau, bao gồm cả việc giải quyết khiếu nại theo con đường hành chính và giải quyết khiếu kiện theo con đường tư pháp.
- Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu, làm rõ vấn đề khái niệm và quan điểm tài phán hành chính của tác giả và khuyến nghị, giải pháp cho việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu, đề tài có tham khảo về tài phán hành chính của một số nước trên thế giới và quan niệm về tài phán hành chính của Việt Nam để làm rõ nội dung nghiên cứu của luận văn..
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam..
- Mặc dù đã có một số đề tài đề cập tới việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện, nhưng trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả đi sâu làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về tài phán hành chính.
- Từ đó, đưa ra khuyến nghị cụ thể nhằm xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu công tác giải quyết khiếu kiện hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vì mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân..
- 2 Ban chấp hành Trung ương (2008), Thông báo số 130-TB/TƯ ngày 10 tháng 01 năm 2008 về thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới..
- 3 Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (1987), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội..
- 4 Chính phủ (1995), Dự án Luật Tổ chức Tòa án hành chính trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX.
- 5 Chính phủ (1995), Báo cáo khảo sát kinh nghiệm nước ngoài về tài phán hành chính, kèm theo Dự án Luật tổ chức toà hành chính trình Quốc hội khoá IX, Hà Nội..
- 6 Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn Hà Nội..
- 7 Chính phủ (2003), Báo cáo trình Quốc hội số 1329/CP-VII về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2003, Hà Nội..
- 10 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- 11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- 13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần.
- 14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Hà Nội..
- 15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- 16 Trịnh Thị Hương Giang (2008), “Thiết lập cơ quan tài phán hành chính góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay”, Luật văn thạc sỹ luật học..
- 17 Trần Quang Hiển (2004),“Hoàn thiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ luật học.
- 21 Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2001, Nxb thành phố Hồ Chí Minh..
- 22 Quốc hội (2004), Nghị quyết về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước..
- 25 STAR-VIETNAM (Support for Trade Acceleration Project) (2005), Báo cáo về các yêu cầu liên quan đến khiếu kiện và xem xét lại quyết định hành chính và hành vi hành chính của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các hiệp định của WTO, ngày 30-5..
- cáo và khuyến nghị của STAR-Việt Nam về việc thành lập cơ quan tài phán hành chính tại Việt Nam..
- 27 Phạm Hồng Thái (2001), Tài phán hành chính ở Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh..
- 28 Nguyễn Văn Thanh, Đinh Văn Minh (2004), “Một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- 29 LG.Nguyễn Văn Thảo, Vấn đề tổ chức tài phán hành chính ở nước ta (2004), website Thanh tra Chính phủ, Hà Nội..
- 30 Thanh tra Chính phủ Việc giải quyết khiếu nại của công dân trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước sau khi Toà án hành chính được thành lập", Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh tra năm tập IV, Hà Nội.
- 33 Thanh tra Chính phủ (2009), “Đề án tài phán hành chính” trình Chính phủ năm 2009.
- 36 Toà án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết thực tiễn 12 năm hoạt động giải quyết các vụ án hành chính của ngành Toà án nhân dân.
- 39 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các.
- vụ án hành chính (1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- 41 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2006), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- 42 Uỷ ban pháp luật của Quốc hội (2005), Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát về giải quyết khiếu nại hành chính tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Đoàn công tác uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, ngày 5-9, Hà Nội.