« Home « Kết quả tìm kiếm

XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ HUY ĐỘNG SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC


Tóm tắt Xem thử

- XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ HUY ĐỘNG.
- Bài viết tập trung làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh có khả năng đoàn kết toàn dân đi đến thắng lợi cuối cùng.
- Trên cở sở đó, khẳng định những quan điểm lớn của Bác về xây dựng Đảng.
- chủ trương của Đảng về xây dựng Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với bên ngoài..
- Từ khóa: đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Sự nghiệp cách mạng của Bác gắn với sự nghiệp và vận mệnh của Đảng và của cả dân tộc..
- Hồ Chí Minh tin tưởng.
- “Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta có quyền tự hào rằng Đảng ta thật vĩ đại, lịch sử đấu tranh của Đảng là cả một kho lịch sử bằng vàng”..
- Tuy nhiên, Đảng có huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để làm nên chiến thắng được hay không phần lớn phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực lãnh đạo của Đảng có “trong sạch, vững mạnh”, có “là đạo đức, là văn minh” hay không.
- Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng của Bác soi đường cho Đảng ta trưởng thành, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ chế độ chính trị, đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội.
- 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TA THẬT SỰ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH.
- Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã có rất nhiều bài nói, bài viết về công tác xây dựng Đảng như: “Đảng ta” (tặng các đồng chí Chi bộ vào đầu năm 1945), “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao Động Việt Nam” (tháng 3 năm 1951), “Phải chống bệnh quan liêu” (tháng 10 năm 1953), “Nhiệm vụ của Chi bộ ở các cơ quan” (tháng 9 năm 1954.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, cần chú trọng các vấn đề sau:.
- Trước hết, Bác khẳng định vai trò của lý luận tiên phong đối với Đảng: “Đảng cộng sản Việt Nam phải lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt””..
- Bác xem Chủ nghĩa Mác – Lênin như là “cái cẩm nang thần kỳ”, “là mặt trời chân lý”, “là cái kim chỉ nam cho mọi hành động” của Đảng ta.
- Chống mọi biểu hiện giáo điều, xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Thứ tư, phải đấu tranh chống những luận điểm xuyên tạc, cơ hội, xét lại Chủ nghĩa Mác – Lênin.
- trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng tình đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế..
- Về sinh hoạt, tổ chức và xây dựng Đảng, Bác chỉ ra các nguyên tắc sau:.
- Thứ nhất, tập trung dân chủ: Bác gọi đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng.
- Mục đích là để làm cho Đảng ta thống nhất về ý chí và hành động..
- mọi đảng viên phục tùng vô điều kiện Điều lệ Đảng, Nghị quyết của Đảng, làm cho Đảng ta trở thành một khối thống nhất, “tuy có nhiều người nhưng khi tiến đánh và hành động thì chỉ như một người mà thôi”..
- Tổ chức Đảng phải để cho đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình.
- Đảng viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình khác với ý kiến của đa số đã quyết nghị nhưng phải có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết và cũng không vì thế mà tuyên truyền ý kiến của riêng mình và không phục tùng văn kiện.
- Thứ hai, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Bác gọi là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng..
- Tập thể lãnh đạo là để bảo đảm và phát huy dân chủ trong Đảng nhưng nó xa lạ với kiểu dựa dẫm vào tập thể, không dám quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm của cá nhân đảng viên trước nhiệm vụ mà tổ chức phân công.
- Trong công tác xây dựng Đảng, trách nhiệm của cá nhân trước tổ chức Đảng được đề cao.
- Vì tập thể là do nhiều cá nhân hợp thành trong một tổ chức Đảng.
- Thứ ba, tự phê bình và phê bình: Bác gọi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng..
- Về vai trò: Bác coi thực hiện nguyên tắc này là quy luật phát triển của Đảng.
- là vũ khí sắc bén để cải tạo tư tưởng đảng viên, làm cho mỗi đảng viên tốt hơn, tiến bộ hơn và đoàn kết nhau hơn.
- Tự phê bình và phê bình còn là vũ khí sắc bén để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh.
- để Đảng ta hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà giai cấp và dân tộc đã giao phó..
- Về mục đích tự phê bình và phê bình:.
- Thứ nhất, tự phê bình và phê bình là làm cho phần tốt trong mỗi đảng viên nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi.
- đồng thời làm cho tổ chức Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh..
- Vì vậy, chúng ta phải làm sao cho cái thiện nảy nở như hoa mùa xuân và diệt trừ cái ác đi bằng việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi đảng viên và thiết thực tự phê bình và phê bình trong tổ chức Đảng.
- Đảng ta bao gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội.
- Vì vậy, cần phải nghiêm túc tự phê bình và phê bình để đảng viên luôn hoàn thiện mình, vươn lên những giá trị chân, thiện, mỹ..
- Thứ hai là để đảng viên giúp nhau sửa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ và tăng cường đoàn kết nội bộ Đảng..
- Tuy nhiên, muốn sửa chữa khuyết điểm, muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng thì phải thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình đồng chí mình.
- Chính vì tầm quan trọng của nguyên tắc này nên trong Di Chúc Hồ Chí Minh đã dành “phần trước hết” là “nói về Đảng”: Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình.
- Đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng..
- Về phương pháp tự phê bình và phê bình:.
- Một là, tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên, “như người ta rửa mặt hằng ngày”, được thế thì “trong Đảng sẽ không có bệnh tật mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”..
- Hai là, tự phê bình và phê bình phải luôn trung thực, chân thành, thẳng thắn với bản thân mình và đối với người khác..
- Ba là, tự phê bình và phê bình phải kiên quyết.
- Bốn là, tự phê bình và phê bình phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
- Năm là, tự phê bình và phê bình phải phải nhằm mục đích xây dựng, chứ “không phải để công kích, nói xấu nhau”, cũng không phải “phê bình lung tung rồi không chịu trách nhiệm”.
- Bác nói, mục đích của tự phê bình và phê bình là để học tập cái tốt của nhau, tránh cái sai của nhau.
- phê bình những người có thói hư, tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách.
- Bác chỉ ra ba thái độ cần chú ý khi tự phê bình và phê bình trong Đảng:.
- Một là, đối với những đồng chí giác ngộ chính trị cao thì tự phê bình rất thật thà và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của bản thân.
- Và khi phê bình người khác thì rất thành khẩn.
- Đối với đảng viên này, Bác chỉ rõ: “Chúng ta phải học tập tinh thần và tác phong của các đồng chí ấy”..
- Ba là, số đông các đồng chí có thái độ là: đối với người khác thì phê bình rất mạnh, rất “mác xít”, nhưng với bản thân thì “mang một ba lô chủ nghĩa cá nhân”, tự phê thì lại rất ít, sợ mất thể diện, sợ mất uy tín, không vui lòng tiếp thu ý kiến.
- phê bình của các đồng chí khác, hoặc tìm những “khó khăn khách quan” để biện hộ.
- Đối với thái độ này tổ chức phải phê bình thật nghiêm túc..
- Bốn là, kỷ luật nghiêm minh, tự giác: Bác cho rằng, nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, còn tự giác là thuộc về ý thức của cá nhân đảng viên..
- Tự giác là nội dung rất quan trọng trong nguyên tắc xây dựng Đảng, là yêu cầu cần có đối với mọi đảng viên và tổ chức Đảng.
- Nó đòi hỏi tất cả mọi đảng viên từ những người có chức vụ đến đảng viên không có chức vụ đều phải gương mẫu trong công tác trong cuộc sống.
- Bởi vì uy tín của Đảng ta là bắt đầu từ sự gương mẫu của mỗi đảng viên đối với kỷ luậ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân mà đảng viên đó tham gia..
- Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng để làm cơ sở cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.
- Bác khẳng định chân lý về sức mạnh của đoàn kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết..
- Trong Di chúc, Bác đã nhấn mạnh đến vai trò của đoàn kết nội bộ Đảng: Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Từ đó, Bác nhắc nhở: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta và của nhân dân ta.
- Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”..
- Một, phải dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin có lý, có tình..
- Hai, Phải dựa trên Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết của tổ chức Đảng..
- Ba, phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình..
- Bốn, phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các tiêu cực để thống nhất ý chí và hành động..
- Đặc biệt, Bác nhấn mạnh đến việc thường xuyên xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng ta xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”..
- Về rèn luyện đạo đức của đảng viên: Hồ Chí Minh coi trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất làm thành nhân cách của cán bộ, đảng viên..
- Mặc dù sống trong thời kỳ hòa bình nhưng những thử thách đối với đảng viên không kém phần nghiệt ngã, nhiều cán bộ, đảng viên không chết vì mũi tên, làn đạn mà bị chết vì “những viên đạn bộc đường”, sa vào tham ô, lãng phí, quan liêu,.
- Đối với đảng viên, trung với nước, với Đảng là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, trước hết.
- Bởi vì trong lợi ích của Tổ quốc, của Đảng có lợi ích của cá nhân.
- Bác cho rằng, cán bộ, đảng viên cũng như bao con người khác, cũng có những nhu cầu chính đáng về lợi ích vật chất và tinh thần, nhưng có khác là ở chỗ khi cần thì họ sẵn sàng hy sinh vì lợi ích tối thượng của Đảng, của Tổ quốc.
- Hơn nửa, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, theo Bác còn tập trung ở đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của đội ngũ cán bộ, đảng viên..
- Về vị trí, vai trò của cán bộ, đảng viên:.
- Về vị trí, vai trò của công tác cán bộ: Trong xây dựng Đảng, công tác cán bộ luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành bại trong việc xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng.
- Thực tiễn hoạt động của Đảng từ khi ra đời đến nay cho thấy: Khi nào, nơi nào làm tốt công tác cán bộ thì khi đó, nơi đó cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng lợi, và ngược lại.
- Yêu cầu về phẩm chất, tư cách của người đảng viên:.
- Một, suốt đời hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng..
- Bốn, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng..
- Một, có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các đoàn thể nhân dân..
- Để Đảng ta vững mạnh, Bác yêu cầu Đảng phải tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân..
- “mục đích của nhân dân chỉ có thể gồm trong tám chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.
- Ngay trong quy luật ra đời của Đảng.
- Đồng thời, quan hệ Đảng – công nhân – nhân dân là quan hệ ba trong một, mỗi thành tố nằm trong cái chung không thể tách rời..
- Để Đảng luôn trong sạch, Bác nhắc nhở Đảng ta phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn.
- Đây cũng là phương pháp để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao vai trò, uy tín của Đảng trước nhân dân, đồng thời có đủ sức huy động sức mạnh toàn dân, đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng..
- Để xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng đã ra nhiều Nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) Khóa VIII “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết số 14- NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng Đảng, góp phần củng cố niềm tin của nhân vào sự lãnh đạo của Đảng..
- Từ ngày ra đời cho đến nay nhiệm vụ ấy luôn được Đảng ta xác định “là nhiệm vụ then chốt”.
- Trong cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng thì lĩnh vực diễn ra gay gắt nhất, quyết liệt nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng, nhất là công tác xây dựng Đảng..
- Hướng tới Đại hội Đảng lần thứ XI (vào nửa tháng 01 năm 2011), Trung ương Đảng tiếp tục thực hiện phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”.
- Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, thiết thực của Đảng nhằm nhìn lại công tác xây dựng Đảng ta trong thời gian qua, từ đó, thực hiện có hiệu quả hơn, đẩy mạnh hơn công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới để Đảng thật sự là nhân tố lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
- Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.
- Phạm Văn Búa (2009), “Quá trình thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng bộ Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-2009..
- Phạm Văn Búa (2009), “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng về đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (6)