« Home « Kết quả tìm kiếm

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC THẾ TỤC TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA DẠNG HOÁ TÔN GIÁO: CÁI BẤT BIẾN VÀ CÁI KHẢ BIẾN - TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Nhưng trên thực tế, trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo cũng như việc xây dựng nhà nước pháp quyền về mặt tôn giáo thì con đường xây dựng một mô hình nhà nước thế tục thích hợp với Việt Nam cũng đã bắt đầu từ giữa thế kỷ XX.
- Theo đó, quá trình thế tục hoá liên quan đến sự giải phóng hữu hiệu mối quan hệ giữa con người với thế giới mà không bị các truyền thống tôn giáo kiềm chế.
- Viện Nghiên cứu Tôn giáo..
- Việc xây dựng mô hình nhà nước thế tục những thập kỷ gần đây ngày càng trở nên phong phú, sinh động khi đời sống tôn giáo thế giới đang đứng trước xu thế đa nguyên về tôn giáo (pluralisme religieux).
- Bởi vì, đa nguyên về tôn giáo không chỉ đòi hỏi ở việc xây dựng mô hình thể chế nhà nước thế tục mà còn thể hiện ở cấp độ văn hoá tinh thần.
- Các tôn giáo ngày nay đang đứng giữa tính lôgíc của sự cá thể hoá đồng thời với một bên là lôgíc của xu thế toàn cầu hoá tôn giáo..
- Chúng tôi cũng đã từng có lần đề cập đến một vấn đề có liên quan đến việc xây dựng mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam trong bài viết có tên là Vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo tiếp cận so sánh: trường hợp Việt Nam 2 , trong đó chúng tôi mới đề cập đến một khía cạnh dù là căn bản của việc xây dựng mô hình nhà nước thế tục, đó là việc công nhận các tổ chức tôn giáo như thế nào.
- Tuy vậy, việc tìm kiếm mô hình nhà nước thế tục và đặc biệt là sự thể chế hoá của luật pháp về tôn giáo là một quá trình lâu dài, ít nhất cũng đã hơn một thế kỷ nay..
- Thứ nhất, mô hình tôn giáo – dân tộc (Ethno – religion), mô hình mà nhà nước thế tục vẫn dựa vào một tôn giáo nhà nước, một tôn giáo chủ lưu có tính.
- Đây là trường hợp của các quốc gia mà tôn giáo ấy như sự viện dẫn của bản sắc dân tộc, đôi khi là một công cụ tư tưởng trong xung đột văn hoá, tôn giáo, sắc tộc.
- Thứ ba, mô hình ưu tiên cho sự đa dạng (Pluralisme religieux), dành cho những nước mà thể chế thế tục đi liền với việc xác định các “tôn giáo được thừa nhận”..
- Thứ tư, mô hình thể chế thế tục trung lập (L’Etat Laique), mô hình dành cho những nước thực hiện nguyên lý thế tục triệt để, nghĩa là nhà nước không công nhận bất cứ một tôn giáo nào, các tôn giáo đều bình đẳng và thực thi nguyên lý thế tục trước nhà nước 3.
- Trên cơ sở những “mô hình khả thi” ấy, luật pháp tôn giáo ở châu Âu những thập kỷ gần đây đã tiến tới việc xác định những mô hình cụ thể của việc công nhận các tổ chức tôn giáo.
- Theo ông, mô hình công nhận các tổ chức tôn giáo của nhà nước thế tục ở châu Âu có ba loại: loại thứ nhất, công nhận theo thể thức thoả ước (Concordataire) dành cho những nước có một tôn giáo chủ lưu.
- loại thứ hai, công nhận các tôn giáo có lựa chọn, đồng thời tôn trọng các tôn giáo khác (ưu tiên cho sự đa dạng).
- Trong 4 mô hình nói trên chúng ta nhận thấy, từ phương diện tôn giáo cũng như phương diện quan hệ nhà nước với các tổ chức giáo hội ở nước ta trong lịch sử cũng như hiện tại, các mô hình thứ nhất, thứ hai và thứ tư đều không thích hợp với nước ta.
- Tôi vẫn nghĩ rằng mặc dù nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Chính phủ Việt Nam đã ban bố những sắc lệnh đầu tiên về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của công dân, sự bình đẳng giữa các tôn giáo….
- Về mặt đời sống tôn giáo, Nhà nước có một thuận lợi căn bản trong việc giải quyết mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo là uy tín to lớn của mình, của tư tưởng Hồ Chí Minh, của những thắng lợi vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Do nắm chắc tình hình và đặc điểm đời sống tôn giáo ở miền Bắc Việt Nam, Sắc lệnh 234–SL đã có định hướng đúng một cách rất trực giác: lựa chọn mô hình 3, mô hình ưu tiên cho sự đa dạng tôn giáo.
- thể sau đây: các tôn giáo được công nhận một cách có chọn lọc, đồng thời Nhà nước tôn trọng các tôn giáo khác..
- Nhưng vẫn có thể khẳng định tính thích hợp của nó với điều kiện đời sống tôn giáo cũng như điều kiện chính trị, xã hội và văn hoá của Việt Nam.
- Chúng ta biết rằng kinh nghiệm luật pháp của châu Âu trong việc công nhận các tổ chức tôn giáo theo ba hình thức sau đây: thứ nhất, công nhận bằng các quy tắc hiến định (la reconnaissance constitutionnelle de l’autonomie).
- Vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo hay tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo là vấn đề quan trọng bậc nhất cho việc xây dựng mô hình nhà nước thế tục.
- Nhìn một cách tổng quan, qua thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam từ 1955, đặc biệt từ sau khi đất nước thống nhất từ 1975 đến nay, có thể thấy rằng, con đường đăng ký của các tổ chức tôn giáo với Việt Nam là thích hợp để xây dựng mô hình nhà nước thế tục nói trên..
- Tuy vậy chúng tôi cũng muốn bổ sung thêm nhận xét rằng, trong những năm đầu tiên sau khi ban bố Sắc lệnh 234–SL trong việc công nhận các tổ chức tôn giáo ở miền Bắc Việt Nam lúc đó, đối với một số tôn giáo, đã có sự kết hợp giữa.
- Do những điều kiện đặc biệt của lịch sử Việt Nam một thời gian dài, việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo tiến hành tương đối chậm và không đồng nhất cho mỗi tôn giáo chủ yếu vì lý do khách quan.
- Có ba đặc điểm của quá trình công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo ở nước ta lúc đó..
- Việc công nhận này có thể chưa bao chứa hết thái độ pháp lý đối với rất nhiều các tổ chức trong “cơ thể” của các tôn giáo đó như các dòng tu, hội đoàn, gia đình Phật tử….
- Thứ hai, khoảng cách công nhận các tổ chức tôn giáo trong cùng một tôn giáo đôi khi rất xa nhau (như trường hợp hai tổ chức tôn giáo cùng một nguồn gốc của Hội thánh Tin Lành Việt Nam).
- Thứ ba, trong quá trình công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo thường kết hợp hai khái niệm pháp lý: tư cách pháp nhân (Le personne morale) và tư cách thể nhân (Le personne physique).
- Với rất nhiều tôn giáo ở Việt Nam, mặc dù chưa có tư cách pháp nhân nhưng họ vẫn sử dụng tư cách thể nhân để hoạt động tôn giáo khá bình thường..
- Việc hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục ở nước ta như chúng tôi đã phân tích diễn ra mạnh mẽ tích cực trong những năm đổi mới đường lối chính sách tôn giáo kể từ 1990 trở lại đây.
- Mặc dù chúng ta lựa chọn mô hình ưu tiên cho sự đa dạng, nhưng trên thực tế trước năm 2005, việc công nhận pháp nhân chỉ “đóng khung” trong 6 tôn giáo chính nói trên.
- Nhằm khắc phục “món nợ về pháp lý”, hay nói cách khác, việc hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục nói trên, Nhà nước còn phải “tôn trọng” các tôn giáo khác..
- ứng đủ các điều kiện pháp lý), mà còn gián tiếp đặt vấn đề công nhận cho hàng loạt các tổ chức tôn giáo khác.
- Đây là những tổ chức tôn giáo thuộc, “các nhóm nhỏ” trong ngôn ngữ luật pháp của Âu – Mỹ người ta thường là “tôn giáo bên lề”..
- Cho đến những ngày gần đây, hàng loạt tổ chức tôn giáo khác đã được công nhận theo phương thức nói trên theo tinh thần của Chỉ thị .
- Nói chung thì việc xây dựng mô hình nhà nước thế tục dù ở đâu cũng đều xoay quanh 3 chân đế: sự “phân ly” giữa quyền lực chính trị của nhà nước với tôn giáo.
- sự tôn trọng tự do ý thức và tôn giáo, sự bình đẳng giữa các tôn giáo khác nhau trên phương diện pháp lý và trong đời sống xã hội..
- Nói một cách cụ thể hơn, trong việc xây dựng mô hình nhà nước thế tục, mối quan hệ giữa nhà nước và các giáo hội tôn giáo tuỳ thuộc chủ yếu vào 3 lĩnh vực:.
- thứ nhất, việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo.
- thứ hai, việc sử dụng tài sản tôn giáo cho các mục đích tôn giáo và xã hội.
- thứ ba, sự hiện diện của các trật tự tôn giáo trong hệ thống công quyền của nhà nước..
- Các điều khoản chung về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng.
- Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào.”.
- Sau này, khái niệm tự do tôn giáo còn được thể chế hoá trong hàng loạt văn bản pháp lý tiếp theo từ Hiến pháp đến các Nghị định, Pháp lệnh về tôn giáo.
- Đó là các quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng trên cả ba khâu: theo đạo (tuyên xưng Đức tin), hành đạo và tự do thể hiện Đức tin.
- Tuy chưa toàn diện nhưng Sắc lệnh 234–SL cũng đã có những điều khoản phản ánh mối quan hệ có tính nguyên tắc giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo như Điều 13:.
- Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo..
- Riêng về Công giáo, quan hệ về tôn giáo giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Toà thánh La Mã là vấn đề nội bộ của Công giáo.” (Chương 4: Quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tôn giáo) 6.
- Các điều khoản phân tách giữa chính trị và tôn giáo.
- Mặc dù tính chất thế tục phi tôn giáo của nhà nước là điều được khẳng định ở Mỹ ngay từ buổi đầu lập nước, nhưng trong Tuyên ngôn Độc lập (1776) vẫn có dòng chữ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ đều được Đấng sáng thế cấp những quyền lợi không thể bác bỏ được”.
- Trường hợp nước Pháp, ngay từ đầu tỏ rõ tính thế tục phi tôn giáo triệt để hơn.
- Trái lại, ở Pháp năm 1789, sau việc bác bỏ quyết nghị Nantes ngăn cấm đạo Tin Lành thì Giáo hội Công giáo lại có vị thế độc quyền về tôn giáo.
- Việc phân tách tôn giáo và chính trị ở Pháp theo đó cũng là một quá trình lâu dài, phản ánh những đấu tranh giai cấp, xã hội và tôn giáo ở nước này.
- Thứ ba, việc “tư nhân hoá tôn giáo” diễn ra ở Pháp mạnh mẽ hơn nhiều nước châu Âu, khiến người dân rất ngại nói về tôn giáo riêng của mình 9.
- Santamaria của Đại học Quốc gia Philippines đã không ngần ngại chỉ ra những hạn chế của mô hình nhà nước “cận thế tục” ở nước ông khi Nhà nước quá nghiêng về Công giáo, “ưu ái” tôn giáo này đến mức có thể gọi Philippines là.
- Tất nhiên tác giả cũng khẳng định rằng việc phân tách quyền lực chính trị giữa Nhà nước và Giáo hội vẫn có những đảm bảo căn bản như việc cấm “thành lập các tổ chức tôn giáo với nhà nước” hoặc công nhận các quyền tự do thờ cúng hay thực hành tôn giáo….
- Là một nước vừa thuộc khu vực Đông Nam Á, lại vừa thuộc khu vực Đông Bắc Á, chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn minh chữ vuông của Trung Hoa, các nhà nước phong kiến Việt Nam luôn đứng trên các tôn giáo và khá xa lạ với khái niệm có một tôn giáo nhà nước làm chỗ dựa.
- Mặt khác, các nhà nước phong kiến Việt Nam có thói quen bảo trợ các tôn giáo: cung ứng tiền bạc, sửa chữa, xây cất chùa chiền, miếu mạo cho đến trợ cấp “lương” cho các giáo sỹ, tiêu biểu nhất là của Phật giáo..
- Vì thế, sự “phân tách” tôn giáo và chính trị ở Việt Nam thời hiện đại (từ 1945) trở lại đây cũng khá “dễ dàng”..
- Lối diễn tả của luật pháp Việt Nam ở điểm này là: Nhà nước luôn chủ động khẳng định sự bảo hộ, thậm chí “sự giúp đỡ” của mình, trên cơ sở luật pháp với mọi hoạt động tôn giáo, đặc biệt chú trọng sự bình đẳng giữa các tôn giáo và đoàn kết dân tộc – tôn giáo..
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004 của Việt Nam đã có sự diễn đạt đầy đủ hơn về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng (phân biệt hai cộng đồng “công dân theo tín ngưỡng, tôn giáo” và “công dân không theo một tôn giáo nào.
- nhấn mạnh các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
- Các điều khoản đảm bảo sự hài hoà không gian xã hội, đời sống tâm linh, tự do ý thức và tôn giáo.
- Riêng việc hài hoà đời sống tâm linh tôn giáo trên quy mô quốc gia thì Việt Nam ngày nay được thừa hưởng một di sản quý của truyền thống dân tộc, đó là truyền thống Tam giáo đồng nguyên..
- Có thể nói trong tất cả các văn bản liên quan đến luật pháp tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, khi đề cập đến những điều khoản quy định chung đều dựa trên hai nguyên tắc: đoàn kết dân tộc – tôn giáo và sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật theo đúng những kinh nghiệm chính trị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn..
- Chẳng hạn như trường hợp Việt Nam dưới thời thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp cũng đã có những văn bản thể hiện sự thiên lệch, ưu ái của chính quyền đối với đạo Công giáo, sự kiềm chế đối với đạo Tin Lành, đạo Phật và một số tôn giáo khác.
- Một khía cạnh quan trọng khác: về bản chất, nhà nước thế tục mácxít phi tôn giáo ở Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc đảm bảo căn tính một nhà nước mácxít vô thần với việc tôn trọng các hệ ý thức tôn giáo khác.
- Có thể nói, chưa bao giờ trong các bản luật pháp tôn giáo ở Việt Nam hoặc Hiến pháp có điều khoản khẳng định “chủ nghĩa vô thần là hệ tư tưởng thống trị xã hội” như trong văn bản luật pháp của nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
- Chính thái độ mác xít phi tôn giáo đó của nhà nước lại cũng là một điều kiện để nhà nước có một thái độ khách quan, bình đẳng với mọi tôn giáo, kể cả trong điều kiện của xu hướng đa nguyên tôn giáo mạnh mẽ hiện nay.
- Luật pháp tôn giáo ở nước ta cũng đang tiến tới hoà nhịp với lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền, theo đó trong một tương lai gần khi một xã hội dân sự hình thành thì chắc hẳn một tôn giáo dân sự cũng sẽ hình thành ở nước ta và khi đó, chắc chắn mô hình nhà nước thế tục sẽ được hoàn thiện theo những chiều kích mới..
- Nói chung, các nhà nước thế tục dù theo mô hình nào cũng phải giữ thái độ trung lập khách quan, bình đẳng với mọi tôn giáo, nhưng đồng thời nhà nước phải tạo những điều kiện cho các tôn giáo hội nhập, đóng góp với xã hội như truyền thống của mối quan hệ giữa Nhà nước với Giáo hội ở nước ta từ năm 1945 trở lại đây.
- Tất nhiên thái độ này xa lạ với khuynh hướng Nhà nước can thiệp vào nội bộ của các tôn giáo..
- Xây dựng mô hình nhà nước thế tục, một “cái khả biến” khác ở Việt Nam là nhà nước cũng như cộng đồng những người không tôn giáo thường không có thái độ.
- “trung lập” với các tôn giáo theo truyền thống của thể chế thế tục trung lập (Laicité)..
- Trong những trường hợp cụ thể, Nhà nước không chỉ bảo hộ các pháp nhân tôn giáo mà còn hỗ trợ tạo thêm điều kiện vật chất, tinh thần, điều kiện pháp lý cho các tổ chức tôn giáo trong việc xây cất, sửa chữa các cơ sở thờ tự, đào tạo hệ thống chức sắc các tôn giáo cũng như các hoạt động tôn giáo khác..
- Ở Việt Nam, vấn đề hoạt động kinh tế, đặc biệt là vấn đề thuế đối với các tôn giáo còn là vấn đề mới mẻ.
- Tuy thế, ngay trong Sắc lệnh số 234–SL năm 1955 đã có quy định: “Các tổ chức của các tôn giáo có tính chất kinh tế, văn hoá, xã hội đều được hoạt động sau khi đã xin phép chính quyền và được chính quyền chuẩn y chương trình, điều lệ.
- Như vậy rõ ràng là vẫn tồn tại một cách nhìn không giống cách nhìn chung của đông đảo người dân Việt Nam dù có tôn giáo hay không tôn giáo.
- Theo luật pháp về tôn giáo và luật dân sự, các chức sắc tôn giáo cũng có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân như mọi công dân khác.
- Hiện có 7 đại biểu Quốc hội Việt Nam và 1.171 đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp là chức sắc tôn giáo, đại diện cho hầu hết các tôn giáo chủ yếu ở Việt Nam..
- Người ta vẫn có thể có cái nhìn khác nhau trước thực tiễn này của mô hình nhà nước thế tục ở Việt Nam trong khuôn khổ của vấn đề phân tách quyền lực tôn giáo và chính trị.
- Riêng ở Việt Nam đã hình thành một quan niệm truyền thống: quyền lực chính trị của Nhà nước không hề mâu thuẫn và ngăn cản những hoạt động biểu thị tính tích cực xã hội, tính đồng thuận xã hội, thậm chí những hoạt động chính trị cụ thể mang tính cách “chính trị yêu nước” của các tôn giáo hoà chung trong các tổ chức quần chúng rộng lớn, nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam..
- Nhà nước ấy thực sự không dựa vào bất cứ một tôn giáo nào, hơn thế nữa luôn có thái độ khách quan đối xử bình đẳng với mọi tôn giáo trên nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc, hài hoà giữa các tôn giáo và coi trọng sự đồng thuận giữa các tôn giáo với dân tộc, các tôn giáo với chủ nghĩa xã hội.
- Trong quan hệ với các tổ chức Giáo hội, Nhà nước luôn luôn giữ vị trí người bảo hộ về pháp lý, người giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tôn giáo và các tín đồ của họ thực hiện được nghĩa vụ quyền lợi của người công dân và của người có tôn giáo.
- Cũng cần nói thêm rằng, Nhà nước thế tục của chúng ta không áp đặt tư tưởng vô thần cho toàn xã hội cũng như trong quan hệ với các hệ ý thức tôn giáo..
- Ngược lại, chính thái độ mác xít vô thần đúng đắn tạo thêm vị thế khách quan cho Nhà nước thực hiện vai trò trung tâm đoàn kết, hài hoà lợi ích của các tôn giáo với dân tộc..
- 2) Khâu then chốt trong việc lựa chọn mô hình nhà nước thế tục là lựa chọn một mô hình thích hợp trong việc thừa nhận các tổ chức tôn giáo.
- Ngay từ đầu, với tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước ta đã lựa chọn mô hình thích hợp nhất, đó là mô hình ưu tiên cho sự đa dạng, trong đó Nhà nước lựa chọn những tôn giáo tiêu biểu để trực tiếp quản lý, đồng thời tôn trọng các tôn giáo khác.
- 3) Khi thực hiện 3 nguyên tắc lớn, 3 “chân đế” của học thuyết về nhà nước thế tục – thành tựu to lớn của nhân loại 200 năm qua trong việc giải quyết mối quan hệ của nhà nước và giáo hội, Nhà nước ta thông qua phương tiện luật pháp tôn giáo đã có những sáng tạo được xã hội và cộng đồng các tôn giáo đồng tình.
- Phải chăng những đặc điểm trên của mô hình nhà nước thế tục là một trong những nhân tố tích cực góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo hôm qua và hôm nay của Đảng và Nhà nước ta?.
- 2 Xem Đỗ Quang Hưng, Vấn đề công nhận các tổ chức tôn giáo tiếp cận so sánh: Trường hợp Việt Nam, tạp chí Khoa học Xã hội, số 50, tháng 5, 2007..
- Messner đưa ra 3 mô hình nhà nước thế tục sau đây: Mô hình (1), mô hình thoả ước (Concordataire), dành cho các quốc gia có tôn giáo giữ vị trí đa số.
- Mô hình (2) dành cho sự đa dạng tôn giáo, nhà nước thừa nhận một số tôn giáo có chọn lọc, đồng thời tôn trọng các tôn giáo khác.
- Mô hình (3), mô hình thể chế thế tục trung lập (Laicité), trong đó nhà nước không “công nhận” bất cứ tôn giáo nào, mọi tôn giáo đều phải thực hiện “nguyên lý thế tục” trước nhà nước (Xem: B.
- 5 Xem Đỗ Quang Hưng, Vấn đề công nhận các tổ thức tôn giáo tiếp cận so sánh : Trường hợp Việt Nam, bđd..
- Santamaria, Đại học Quốc gia Philippines, Nhà nước cận thế tục: tìm hiểu vấn đề tôn giáo trong luật pháp, thực hành và phong tục của Philippines (nguyên bản tiếng Anh), tham luận tại Hội thảo quốc tế Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Hà Nội, tháng 9 – 2006..
- Willaime, Tôn giáo và chính trị ở Pháp trong quá trình xây dựng châu Âu, tham luận tại Hội nghị Khoa học Tính đa dạng của đời sống tôn giáo Pháp – Việt, tổ chức tại Hà Nội, tháng 9 – 2007..
- 12 Đây là hai khuynh hướng thần học bảo thủ cực đoan trong nhiều tôn giáo lớn của thế giới, đặc biệt là trong Hồi giáo