« Home « Kết quả tìm kiếm

Xóa bỏ định kiến đối với vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình


Tóm tắt Xem thử

- Xóa bỏ Định kiến đối với vai trò Xóa bỏ Định kiến đối với vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình.
- Đỗ Hoàng Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ.
- Sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam trong những năm gần đây đã mang đến những đổi thay to lớn trong bộ mặt xã hội, cộng đồng và đến từng gia đình.
- Trong xu hướng vận động của xã hội, vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình thực tế đã biến đổi so với vai trò giới truyền thống.
- Tuy nhiên, quan niệm rập khuôn về vai trò giới truyền thống rằng người chồng là người giữ vai trò trụ cột kinh tế, người vợ làm công việc nội trợ vẫn không thay đổi, ít nhất là trong quan niệm nhiều người.
- Những thay đổi trong thực tế xã hội, những gì mà nam giới và phụ nữ thực sự làm (vai trò thực tế) đã thay đổi nhanh hơn cái mà mọi người nghĩ (quan niệm rập khuôn) và sự khác biệt này là áp lực ảnh hưởng đến tâm lý cả phụ nữ và nam giới, theo kiểu “một cổ- hai tròng”.
- Các nhà tâm lý học đã chỉ ra: định kiến ám chỉ một kiểu thái độ đặc biệt, mà thông thường là những thái độ tiêu cực đối với thành viên các nhóm xã hội khác.
- Berger: “Điều tệ hại nhất của định kiến là nó có thể làm cho người ta trở thành chính con người mà định kiến đó đặt ra”.
- Định kiến giới được hiểu không chỉ là thái độ tiêu cực khi đánh giá về vai trò của nam giới và phụ nữ, mà trong nó còn chứa đựng ý về một mô hình điều khiển hành vi của cá nhân mang định kiến, tuỳ thuộc cá nhân đó là nam hay nữ, người vợ hay người chồng.
- Trong chừng mực hiểu định kiến là một dạng thái độ đặc biệt, định kiến có chức năng như một giản đồ, khuôn nhận thức để tổ chức, phiên dịch và gợi lại các thông tin.
- Chính vì thế, việc cởi bỏ những định kiến về vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình vì sự phát triển tự nhiên và công bằng của phụ nữ và nam giới là cần thiết.
- Lý do cần cởi bỏ những định kiến này có thể thấy rõ ràng khi chúng ta trả lời câu hỏi: Nam và nữ có thực sự khác biệt theo như những khuôn mẫu? Và thực tế đang diễn ra có thực sự phù hợp với định kiến giới đang tồn tại? Đa phần các mô hình hành vi là cái mà chúng ta học được, tương ứng với những mong đợi của xã hội về vai trò, tuỳ thuộc chúng ta là nam hay nữ.
- Nam giới và phụ nữ thực sự khác nhau trong nhiều khía cạnh nhưng nhìn chung, những điểm khác biệt ít hơn nhiều so với những gì các khuôn mẫu phổ biến đã thể hiện.
- Mặt khác, chúng ta có thể quan sát thấy những thay đổi trong thực tế hiện nay, khi phụ nữ đang dần khẳng định vai trò và vị thế ngang bằng của mình so với nam giới trên nhiều lĩnh vực thì việc cứ giữ mãi những quan niệm rập khuôn về vai trò giới tính truyền thống là không còn phù hợp.
- Một điều cần xem xét là ngay cả khi mỗi chúng ta đều nói đến sự bình đẳng nam- nữ, chúng ta phủ nhận những định kiến có trong bản thân liên quan đến vai trò nam- nữ, thì trong các mô hình hành vi ứng xử của chúng ta đôi khi vẫn bộc lộ ra sự phân biệt ứng xử một cách tinh vi nhất, đó là những “định kiến trá hình”- cái mà chúng ta ít ý thức được.
- Bài viết này nhắm tới nỗ lực kêu gọi sự chia sẻ vai trò thực tế trong gia đình giữa người chồng và người vợ.
- Quan trọng hơn, bằng những số liệu cụ thể, chúng tôi cũng chỉ ra định kiến giới như là những rào cản lớn nhất đối với sự chia sẻ vai trò giữa nam và nữ.
- Những số liệu dưới đây trích từ nghiên cứu của chúng tôi về áp lực của định kiến giới trên 223 người đã lập gia đình và 325 người chưa lập gia đình trên địa bàn Hà Nội, tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Thái Bình [4].
- Chúng tôi cũng xin trích dẫn một số đoạn trong những bài tham luận đăng trên báo Phụ nữ Thủ đô và báo Phụ nữ Việt Nam để thấy được những quan niệm rập khuôn về vai trò giới tính đang tồn tại, trên lĩnh vực truyền thông đại chúng.
- Xin dẫn ra đây một vài trích đoạn về quan niệm rập khuôn vai trò giới của tác giả nữ đăng trên các báo.
- “Người ta gọi phụ nữ là phái yếu.
- Điều đó chẳng có gì đáng giận vì bản chất nam giới khoẻ mạnh nên phải đảm nhiệm những công việc nặng nhọc hơn.
- “Từ thời thượng cổ, phụ nữ vẫn là người đảm đang quán xuyến mọi việc trong nhà bởi vì trời sinh ra phụ nữ có tính kiên nhẫn hơn, khéo léo, mềm mại hơn, thích hợp với những công việc nội trợ như giặt giũ, nấu nướng, thu dọn nhà cửa hơn”[2].
- “Có lẽ do các em vẫn chưa nhận thức rõ vai trò của phụ nữ trong công việc nội trợ.
- .Nhưng các bạn gái ạ, phụ nữ vẫn là phụ nữ.
- Vậy ai sẽ giúp phái đẹp nhận thức rõ được vai trò này?” [3].
- Điều đáng nói ở đây, trong khi xã hội đang hướng vào các hoạt động vì sự bình đẳng nam nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ thì những quan niệm rập khuôn này lại là suy nghĩ của không ít phụ nữ, được phụ nữ dùng để đánh giá hành vi của nam giới và hành vi của chính mình.
- Các nhà nữ quyền đã gọi hiện tượng này là “Tiếp thu sự áp bức”, để chỉ ra cơ chế mà phụ nữ tiếp nhận, “lâu dần thành quen” và rồi dễ tỏ ra “đồng tình” với những bất bình đẳng về vai trò giới hiện có, với vị trị phụ thuộc, thứ yếu của mình trong gia đình, xã hội.
- Có thể mô tả định kiến đang tồn tại trong hệ thống gia đình là: Nam giới trụ cột kinh tế gia đình - Phụ nữ có thiên chức làm công việc nội trợ.
- Nam giới bản chất là phái mạnh nên thích hợp với những công việc lớn, là người chủ gia đình, người ra quyết định - Phụ nữ ở vị trí phụ thuộc, vị trí thứ yếu.
- Thực tế thì bản sắc về giới không phải là bẩm sinh, mà nó được sinh ra cùng với quá trình xã hội hóa - Đó là hệ thống hành vi học được từ xã hội và những kỳ vọng về các đặc điểm và năng lực được xã hội “cân nhắc” nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một người phụ nữ (hoặc một cậu bé hay một cô bé) trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội.
- Những dẫn chứng về đa số đầu bếp giỏi là đàn ông, về phụ nữ là người kiếm tiền chính, trụ cột kinh tế gia đình (so với chồng.
- đã chứng minh trong thực tế hiện nay, không phải khi nào nam giới cũng là trụ cột kinh tế gia đình, còn phụ nữ làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình.
- Thực tế vai trò giới đã thay đổi khác xa so với quan niệm về vai trò giới.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, 74.9% ý kiến cho rằng chồng cần là người chịu trách nhiệm chính về kinh tế trong gia đình.
- 21.6% cho rằng vợ chồng chịu trách nhiệm như nhau trong việc phát triển kinh tế gia đình.
- Theo giải thích thì không thể để phụ nữ làm trụ cột kinh tế được vì điều đó sẽ làm cho phụ nữ mất đi sự dịu dàng và sự phụ thuộc vào chồng sẽ giảm đi.
- Hơn nữa, nếu một người chồng không đảm đương được vai trò là trụ cột gia đình thì anh ta hoàn toàn mất đi quyền năng của người đàn ông trong gia đình: “Khi đó người chồng thấy bất lực và yếu đuối, làm cho người chồng thấy mình bị mất quyền lực gia đình” (Phiếu 546).
- Cũng theo cách lập luận này, nếu để phụ nữ đóng vai trò chính về kinh tế thì trong con mắt phụ nữ nam giới sẽ không còn được coi trọng.
- Họ cảm thấy khó khăn để có thể coi trọng người chồng không thể gánh vác vai trò là trụ cột về kinh tế.
- Những tư tưởng này đã khiến nhiều nam giới không muốn và không thể dời bỏ hình ảnh vai trò trụ cột kinh tế gia đình của mình, mặc dù trong thực tế hiện nay, trong những hoàn cảnh khác nhau, nhiều người đã không còn gánh được trách nhiệm đó.
- Thế nào là trụ cột kinh tế? Theo ý kiến của một số người được phỏng vấn: Trụ cột kinh tế là người chồng phải giữ vai trò người kiếm tiền chính nuôi sống gia đình, không để gia đình rơi vào hoàn cảnh túng thiếu.
- Họ cũng đưa ra một thực tế xã hội hiện nay: ai làm chủ về kinh tế thì thường người ấy làm chủ gia đình.
- Trong trường hợp vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng thì chồng còn giữ vai trò trụ cột kinh tế gia đình không? Nhiều nam giới vẫn nói khi đó người chồng phải giữ lấy cái “uy” của mình, nếu không sẽ bị vợ “lấn lướt”.
- Vậy cái “uy” đó có được từ đâu? Có phải là từ bạo lực hay sự “lấn lướt” người vợ? Có phải từ những cuộc ly hôn hay lên án người vợ? Hay từ một sự chấp nhận “đảo ngược vai trò” và chịu áp lực từ các định kiến giới? Câu trả lời là luôn luôn, cả nam giới và phụ nữ đều phải chịu những tác hại của định kiến giới.
- Nếu định kiến giới về vai trò trụ cột của đàn ông không được cởi bỏ, nếu nam giới không sẵn sàng chấp nhận thực tế họ là người phải chịu nhiều ảnh hưởng hơn cả trước thực tế đang biến đổi.
- áp lực với phụ nữ có thể là áp lực của sự căng thẳng công việc, kéo theo căng thẳng về mặt tâm lý khi họ cùng lúc phải làm hai vai trò: vai trò người nội trợ (chăm lo cho gia đình, con cái), vai trò trong công việc xã hội và nghề nghiệp.
- Với áp lực của định kiến giới về vai trò của phụ nữ trong gia đình, phụ nữ có thể chọn lựa chăm sóc cho gia đình (thường được xã hội chấp nhận hơn) hay nghề nghiệp, sự nghiệp (ít được xã hội, ít được nam giới chấp nhận).
- ảnh hưởng đối với nam giới lớn hơn nhiều.
- Khi họ không có điều kiện thuận lợi để kiếm tiền, họ mất đi vai trò trụ cột kinh tế gia đình.
- Tuy nhiên, tác hại của những định kiến giới không phải dễ gì xoá bỏ trong ngày một ngày hai, vì: “Nam giới là trụ cột trong gia đình.
- Và đáng tiếc rằng, trong nghiên cứu của chúng tôi, không có nhiều người quan niệm như người phụ nữ được trích sau đây: “Chức năng duy nhất của người chồng không phải là kiếm tiền.
- Tuy nhiên, liệu có ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình khi vợ là người kiếm tiền chính? Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy: 45.7% số người được hỏi cho rằng có ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc và sự bền vững của gia đình nếu phụ nữ là người kiếm tiền chính.
- Nếu người phụ nữ làm việc đó thì khác nào ám chỉ đàn ông là đàn bà” (Phiếu 126), hay “Người phụ nữ lên mặt với chồng và gạt bỏ vai trò người chồng” (phiếu 159).
- Xã hội không hoan nghênh người đàn ông làm công việc nội trợ xuất phát từ lý do liên quan đến định kiến về vai trò trụ cột kinh tế của người đàn ông, về một người đàn ông độc lập, mạnh mẽ, quan trọng hơn và là người ra quyết định.
- Là người chăm lo gánh vác những công việc lớn, chú ý làm nên sự nghiệp: “Những công việc nội trợ gia đình là công việc nhẹ nhàng giành cho người phụ nữ còn đàn ông nên gánh vác những công việc lớn thì tốt hơn” (phiếu 371).
- Cũng có người giải thích về sự không được chuẩn bị trước của nam giới cho công việc nội trợ là do không được dạy trước thói quen đó từ nhỏ và trong xã hội hiện nay vẫn cho rằng công việc nội trợ là của phái yếu.
- Trong trường hợp bất khả kháng, một sự đảo ngược vai trò thì: “Nếu họ không có khả năng kiếm tiền nuôi vợ thì phải có khả năng nội trợ giúp vợ” (Phiếu 147).
- Có một sự chấp nhận “tương đối” tình huống được đặt ra về một sự “đảo ngược vai trò”, trong đó một gia đình mà vợ là người kiếm tiền chính và chồng là người tham gia công việc nội trợ.
- Tuy nhiên, chúng ta đều thấy hình ảnh một người đàn ông tham gia công việc nội trợ vẫn ít được chấp nhận hơn hình ảnh một phụ nữ có thu nhập cao hơn chồng:“Việc chợ búa, bếp núc được gắn liền với người phụ nữ như là một thiên chức, một trách nhiệm, ẩn chứa trong đó là niềm kiêu hãnh chứ không phải là sự vất vả đơn thuần”[3] “Họ (phụ nữ) muốn tích cực tham gia vào cuộc sống, muốn sáng tạo, thế nhưng theo các nhà tâm lý học thì tốt hơn hết phụ nữ vẫn là phụ nữ.
- Người ta có thể chê trách người đàn ông không biết cầm búa, cầm kìm, không chữa nổi chiếc xe đạp, thế nhưng người ta không thể chấp nhận một phụ nữ không biết khâu vá, quấn tã cho con, không biết nấu nướng một bữa ăn ngon miệng, không biết quản lý gia đình” [3] Phân công lao động xã hội và những biến động nghề nghiệp hiện nay cho thất không phải lúc nào người chồng cũng kiếm được nhiều tiền hơn vợ và giữ vai trò là trụ cột kinh tế gia đình.
- Cũng như phụ nữ, tham gia đi làm không chỉ là một hình thức đóng góp vào kinh tế gia đình mà còn góp phần xây dựng xã hội.
- Trong bối cảnh thực tế đó, đa số phụ nữ vẫn cáng đáng cả hai việc một lúc: việc nhà và việc làm kinh tế.
- Nhiều phụ nữ thành đạt trong nghề nghiệp, họ thường có cảm giác có lỗi với gia đình, với con cái.
- tôi biết nhiều phụ nữ làm tốt cả hai nhiệm vụ, nhưng tôi thấy rằng như vậy sẽ rất căng thẳng” (phỏng vấn sâu).
- Viễn cảnh là một gia đình mà người chồng và người vợ cùng làm việc, chăm lo cho gia đình và các công việc, dù là làm kinh tế, hay nội trợ đều là công việc có ý nghĩa cho gia đình và có sự chia sẻ giữa vợ và chồng.
- Một gia đình mà cả vợ và chồng đều có cơ hội để bộc lộ năng lực của mình.
- Để đạt được như vậy, nhất thiết cần cởi bỏ định kiến về vai trò giới “trói buộc” nam giới và phụ nữ.
- Những định kiến giới mà qua đó, cá nhân dùng để nhìn nhận bản thân và để đánh giá người khác..
- Như vậy, vai trò giới thực tế của người chồng và người vợ trong gia đình hiện nay đã có nhiều thay đổi.
- Một mặt, những định kiến giới về vai trò của nam giới và phụ nữ vẫn còn là áp lực mạnh chưa được cởi bỏ.
- Với phụ nữ, gánh nặng thể chất là hiển nhiên, bởi đồng lúc họ vẫn phải gánh vác vai trò nội trợ gia đình cùng với vai trò kinh tế, đồng lúc họ vừa muốn chăm sóc gia đình vừa muốn phát triển trong công việc.
- Trong vai trò này, phụ nữ có thể phải chịu những căng thẳng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu lại chỉ ra nếu phụ nữ chỉ được thừa nhận với vai trò nội trợ họ sẽ thiếu những “cơ chế làm dịu”, do đó bị áp lực tâm lý càng lớn hơn.
- Có không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Rất nhiều nam giới đi làm, còn phụ nữ chỉ được thừa nhận ở vai trò người nội trợ.
- Vì rằng cuộc sống khô cằn, cảm giác cô đơn, thiếu thu nhập kinh tế cũng như bị xã hội hiện đại khinh rẻ mang lại nhiều nỗi buồn phiền cho phụ nữ nội trợ” [5].
- Kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (phỏng vấn 1000 người trong độ tuổi từ 25- 75) cũng đã chỉ ra, sự phân công công việc không công bằng trong gia đình, cùng với việc phụ nữ ít được chồng đánh giá cao (trong khi các bà vợ lại rất coi trọng chồng mình) là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới Với nam giới, họ được gì, mất gì trong thực tế đang biến đổi? Nam giới được chia sẻ vai trò trụ cột kinh tế, chia sẻ trách nhiệm kinh tế trong gia đình là điều hiển nhiên.
- Tuy nhiên, sự cách biệt giữa những đổi thay về vai trò giới trong thực tế so với những áp lực từ định kiến giới đang tồn tại lại gây nên những “tổn thương tinh thần” khi nam giới phải cố giữ hình ảnh của một người chồng trụ cột kinh tế gia đình, ngay cả khi vai trò của họ trong gia đình đã thay đổi.
- Nói cách khác, phụ nữ đang được tạo điều kiện để tham gia vào các hoạt động xã hội.
- Xã hội cũng đòi hỏi nam giới tham gia chia sẻ công việc gia đình.
- Tuy nhiên, quan niệm về vai trò trụ cột kinh tế của nam giới lại chưa được cởi bỏ.
- Trong trường hợp này, nghiên cứu của Liebenman (1956) cho ta thấy một cơ chế có thể có triển vọng: Vai trò mới đòi hỏi hành vi mới.
- Vì thế, khi cá nhân được đặt vào những vai trò mới (ví dụ: nam giới làm công việc nội trợ) thì sẽ nảy sinh những thái độ chống lại những định kiến giới không còn phù hợp.
- Chính vì thế, tạo cơ hội để phụ nữ tham gia vào khẳng định vị trí của họ trong xã hội, tạo cơ hội để phụ nữ có thể làm việc và có thu nhập là một trong những hướng giúp phụ nữ có địa vị ngày càng bình đẳng hơn trong gia đình, so với chồng.
- Rõ ràng, những nỗ lực hướng tới một sự chia sẻ trách nhiệm giữa nam giới và phụ nữ là cần thiết.
- Tuy nhiên, điều quan trọng là cần thay đổi trong quan niệm và trong các hình thức phân biệt đối xử với nam giới và phụ nữ: Phụ nữ và nam giới cùng có địa vị bình đẳng và sự công nhận bình đẳng trong xã hội.
- Điều này không có nghĩa là phụ nữ và nam giới là hoàn toàn như nhau, song những điểm tương đồng và khác biệt của họ được thừa nhận và được coi trọng như nhau” .Thế nhưng làm thế nào để có được sự thay đổi này, nhất là những định kiến giới vốn rất chậm thay đổi?.
- Liệu trẻ em có được sinh ra với tất cả những định kiến giới cố định sẵn? Hay các em có được chúng thông qua kinh nghiệm ở nhà, hay ở nơi nào đó? Phải thấy rằng, trẻ em tiếp nhận định kiến và những phản ứng liên quan từ cha mẹ, những người lớn khác và bạn bè đồng trang lứa.
- Nói cách khác, định kiến xã hội được hình thành thông qua quá trình xã hội hoá từ khi trẻ mới sinh, khởi đầu trong giai đoạn sau này được hình thành trong hoạt động thực tiễn, trong các mối quan hệ mà cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội.
- Vai trò giáo dục của gia đình là vô cùng quan trọng.
- Căn cứ vào thực tế này, cần hướng tới biện pháp để phá vỡ vòng quay định kiến: bằng việc học để không thù ghét, một kỹ thuật có ích để giảm bớt định kiến giới đã ra đời.
- Việc khuyến khích các bậc cha mẹ- những người mà bản thân mang định kiến giới nặng nề đi khuyến khích những quan điểm giới tích cực cho con cái họ quả là việc khó khăn.
- Như vậy, đòi hỏi phải kêu gọi sự chú ý của các bậc cha mẹ đối với quan niệm định kiến của bản thân họ, cái mà rất ít người sẵn sàng mô tả có ở bản thân họ (thay vào đó là quan niệm những thái độ tiêu cực của mình về giới khác là hoàn toàn hợp lý và có thể biện hộ).
- Vì vậy, bước đầu tiên là thuyết phục các bậc cha mẹ, người lớn rằng vấn đề định kiến giới là đang thực sự tồn tại.
- Những chiến lược nhằm củng cố nhận thức của các bậc cha mẹ đối với định kiến giới và tác hại của nó, ngăn cản họ thể hiện định kiến giới trong lời nói cũng như trong hành vi của mình có thể thu được những kết quả đáng mong muốn.
- Hơn nữa, không chỉ các bậc cha mẹ, các phương tiện truyền thông, nhà trường và giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực này.
- Phụ nữ Thủ đô .
- Ai là chủ gia đình? Báo phụ nữ thủ đô, từ trang 11 3.
- Tại sao nhiều bạn gái bây giờ nấu ăn kém? Phụ nữ Thủ đô .
- Phụ nữ bị áp lực tâm lý ngày càng lớn, Phụ nữ thủ đô, từ .
- áp lực xã hội đối với vai trò trụ cột của người đàn ông trong xã hội, Đỗ Hoàng, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Tâm lý học, ĐHKHXH&NV, 2000