« Home « Kết quả tìm kiếm

XỬ LÝ RA HOA TRÁI VỤ XOÀI CHÂU HẠNG VÕ BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA


Tóm tắt Xem thử

- XỬ LÝ RA HOA TRÁI VỤ XOÀI CHÂU HẠNG VÕ BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA.
- Có 4 nghiệm thức bao gồm: (1) phun Thiourea nồng độ 0,5% vào tháng 11.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy, xoài Châu Hạng Võ không ra hoa trong mùa nghịch nếu không dùng hóa chất xử lý ra hoa.
- Phun Thiourea đơn thuần ở nồng độ 0,5% vào tháng 8 đã kích thích xoài Châu Hạng Võ ra hoa trái vụ, nhưng tỷ lệ đọt ra hoa chỉ bằng khoảng 1/5 so với biện pháp có tưới thêm trước đó 3 tháng chất Pacloputrazol ở nồng độ 1 g a.i./1 m đường kính tán.
- Năng suất vụ nghịch của nghiệm thức có tưới Pacloputrazol cao hơn biện pháp xử lý đơn thuần Thiourea gấp 7 lần.
- Việc xử lý ra hoa, điều khiển cho xoài ra hoa rải vụ đã góp phần tăng lợi nhuận, tăng thu nhập, kéo dài mùa thu hoạch cung cấp cho thị trường ngày càng được quan tâm.
- Một kết quả nghiên cứu trên xoài Châu Hạng Võ cho thấy, khi phun Thiourea 0,5% sau khi tưới Paclobutrazol 3 - 4 tháng giúp cho cây ra hoa vào tháng 10 và tháng 11 với tỷ lệ cao hơn so với phun Nitrate kali hoặc chỉ phun đơn thuần Thiourea (Trần Văn Hâu và Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
- Bondad (1980) cho biết Thiourea kích thích ra hoa xoài có hiệu quả cao hơn Nitrate kali..
- Thí nghiệm khác cũng tiến hành trên xoài Châu Hạng Võ cho thấy, cây ra hoa sau 8,3 - 8,5 ngày khi phun Thiourea 0,5% và có kết hợp tưới Paclobutrazol 3 - 3,5 tháng trước đó.
- Tuy nhiên, để cho cây ra hoa sớm hơn và có thu hoạch trái vào dịp trước tết đối với xoài Châu Hạng Võ thì chưa được thực hiện.
- Vì vậy, để giúp cho người trồng xoài đạt hiệu quả cao trong việc sản xuất xoài trái vụ, đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của biện pháp phun Thiourea kết hợp với việc tưới Paclobutrazol so với chỉ phun Thiourea lên sự kích thích ra hoa của xoài Châu Hạng Võ trái vụ..
- Có 4 nghiệm thức được trình bày trong Bảng 1..
- Bảng 1: Thời gian xử lý hóa chất ra hoa của 4 nghiệm thức trong thí nghiệm xử lý ra hoa tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Nghiệm thức.
- Xử lý tạo mầm hoa Xử lý ra hoa Thời gian xử lý tạo.
- Thời gian xử lý ra hoa.
- 2.3 Phương pháp xử lý ra hoa.
- Sau đó tưới Paclobutrazol với liều lượng 1 g a.i./ 1 m đường kính tán vào tháng 5 trên nghiệm thức 3 và 4.
- Đối với nghiệm thức 1 và 2 thì tưới nước bình thường, không xử lý tạo mầm hoa.
- Phun Thiourea ở nồng độ 0,5% để xử lý ra hoa trái vụ vào tháng 8 dl ở các nghiệm thức 2 và 3.
- Còn nghiệm thức 1 và 4 phun Thiourea cũng ở nồng độ 0,5% để xử lý ra hoa cùng thời điểm với nông dân (tháng 11 dl).
- Tỷ lệ chồi ra hoa được tính bằng cách số chồi ra hoa/chồi quan sát.
- Khi xử lý hóa chất ra hoa, xoài Châu Hạng Võ đã ra hoa cả vào tháng 8 và tháng 11.
- Thời gian từ khi xử lý Thiourea đến lúc nhú phát hoa có sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua phân tích thống kê (Bảng 2).
- Nghiệm thức có thời gian nhú phát hoa sớm nhất là nghiệm thức 4 (10 ngày).
- Kết quả cũng cho thấy Paclobutrazol và Thiourea có tác dụng kích thích xoài Châu Hạng Võ ra hoa trái vụ và làm cho phát hoa nhú ra mau hơn.
- Thời gian từ khi xử lý hóa chất ra hoa đến lúc hoa bắt đầu nở khoảng 28 ngày và từ khi xử lý đến thu hoạch trung bình khoảng 114 ngày.
- Không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về 2 chỉ tiêu này..
- Bảng 2: Thời gian ra hoa và thu hoạch của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ ở xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Nghiệm thức Thời gian (ngày) từ khi xử lý hóa chất ra hoa đến khi.
- 3.2 Tỷ lệ đọt ra hoa.
- Bảng 3 cho thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 3 so với các nghiệm thức còn lại về tỷ lệ đọt ra hoa trong mùa nghịch.
- Trong khi đó nghiệm thức chỉ tưới Paclobutrazol (phun Thiourea vào tháng 11 dl, NT4) và nghiệm thức chỉ phun Thiourea vào tháng 11 dl (NT1) không ra hoa trong thời điểm này.
- Như vậy, nếu chúng ta chỉ đơn thuần phun Thiourea mà không tưới Paclobutrazol thì sự ra hoa sẽ thấp hơn, hoặc tưới Paclobutrazol mà không phun Thiourea thì cây không ra hoa trong mùa nghịch..
- Đối với mùa thuận tỷ lệ đọt ra hoa ở hai nghiệm thức 1 (47,1%) và nghiệm thức 4 (66,7%) khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với nghiệm thức 2 (16,9%) và nghiệm thức 3 (9,8.
- Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 nghiệm thức 1 và 4 và giữa 2 nghiệm thức 2 và 3.
- Nghiệm thức 2 và 3 có tỷ lệ đọt ra hoa thấp nhất là do ảnh hưởng bởi vụ nghịch trước đó.
- Do đó, trong cùng một năm, sự ra hoa mùa nghịch sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa của mùa thuận.
- Kết quả trong thí nghiệm này cho thấy, đối với xoài Châu Hạng Võ, nếu sự ra hoa ở mùa nghịch không hoàn toàn thì ở mùa thuận cây sẽ tiếp tục ra hoa nhưng có tỷ lệ thấp hơn..
- Tỷ lệ đọt ra hoa cả năm của nghiệm thức 4 nhiều gấp 1,4 lần so với nghiệm thức 1 nhưng gấp 2,4 lần so với nghiệm thức 2.
- Tỷ lệ đọt ra hoa của nghiệm thức 3 và 4 gần tương đương nhau.
- Điều này cho thấy tỷ lệ đọt ra hoa cả năm của xoài Châu Hạng Võ được xử lý Pacloputrazol và Thiourea mùa nghịch gần tương đương với mùa thuận..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian xử lý Thiourea và Paclobutrazol lên tỷ lệ ra hoa.
- Nghiệm thức Tỷ lệ đọt ra hoa.
- Trong mùa nghịch chỉ có 2 nghiệm thức 2 và 3 trổ bông, trong đó nghiệm thức có tưới Pacloputrazol có số chùm hoa (39 chùm) cao hơn 3,9 lần so với nghiệm thức 2 không tưới Pacloputrazol (10 chùm).
- Trong mùa thuận tất cả các nghiệm thức đều trổ hoa, ngay cả những nghiệm thức đã ra hoa trong mùa nghịch, tuy số chùm hoa của những nghiệm thức này có ít hơn, do ảnh hưởng của ra hoa trong mùa nghịch.
- Nghiệm thức số 4 có số chùm hoa trong mùa thuận cao nhất (141,4 chùm) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với những nghiệm thức còn lại (Bảng 4).
- Tổng số chùm trái/cây cả năm không có khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức 1 (57,5 chùm), 2 (18,3 chùm) và 3 (64,3 chùm), nhưng có sự khác biệt giữa nghiệm thức 4 (141,4 chùm) với các nghiệm thức trên.
- Số trái/chùm không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức xử lý ra hoa.
- Trọng lượng trung bình một trái (trung bình của cả 2 vụ thuận và nghịch) ở 2 nghiệm thức có xử lý ra hoa mùa nghịch là cao nhất: nghiệm thức 2 (397,5 g), và nghiệm thức 3 (407,5 g), khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 nghiệm thức còn lại.
- Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 nghiệm thức 1 (344,9 g) và nghiệm thức 4 (326 g)..
- Bảng 4: Số chùm trái/cây, số trái/chùm và trọng lượng trái của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ ở xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Nghiệm thức Số chùm trái/cây.
- Trong mùa nghịch, nghiệm thức 3 có tổng số trái/cây là 54,6 trái, cao hơn và có khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 2 (12,0 trái/cây).
- Hai nghiệm thức còn lại không ra hoa (Hình 1).
- Kết quả trên cho thấy khi tiến hành xử lý Paclobutrazol bằng cách tưới gốc sau đó phun Thiourea 0,5% sẽ giúp cho cây tăng tỷ lệ đọt ra hoa, kết quả đã giúp tăng số chùm trái trên cây (39 chùm) đối với nghiệm thức 3 và 10 chùm trái đối với nghiệm thức 2, chỉ phun Thiourea 0,5% và nhờ đó làm tăng tổng số trái/cây ở mùa nghịch..
- Hình 1: Tổng số trái /cây mùa nghịch của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Kết quả trình bày ở Hình 2 cho thấy tổng số trái/cây trong mùa thuận ở nghiệm thức 4 (187,5 trái) cao gấp 5 lần so với nghiệm thức 3 (35,4 trái), cao gấp 19 lần so với nghiệm thức 2 (10,0 trái) và gấp 2,5 lần so với nghiệm thức 1 (75,3 trái).
- Nghiệm thức 4 có tổng số trái/cây cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với những nghiệm thức còn lại..
- Hình 2: Tổng số trái /cây mùa thuận của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Số trái/cây của nghiệm thức 4 là 187,5 trái nhiều hơn 97,5 trái so với nghiệm thức 3 (90 trái).
- nhiều hơn 165,5 trái so với nghiệm thức 2 (22,0 trái).
- và nhiều hơn 112,2 trái so với nghiệm thức 1 (75,3 trái).
- Như vậy, xử lý ra hoa với Pacloputrazol kết hợp với phun Thiourea vào mùa thuận cho tổng số trái/cây cả năm cao nhất..
- Hình 3: Tổng số trái /cây cả năm của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Kết quả trình bày Hình 4 cho thấy năng suất mùa nghịch ở nghiệm thức 3 là 31,9 kg/cây cao gấp 6,5 lần và có sự khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức 2 là 4,6 kg/cây.
- Trong khi đó nghiệm thức 1 và 4 không có trái.
- Hình 4: Năng suất mùa nghịch của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh..
- Năng suất mùa thuận của nghiệm thức 4 (72,4 kg) cao hơn nghiệm thức 1 (25,7 kg) là 2,8 lần, nghiệm thức 2 (3,9 kg) là 18,6 lần và nghiệm thức 3 (9,9 kg) là 7,3 lần (Hình 5)..
- Không khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức 1, 2 và 3 về mặt năng suất trong mùa thuận (Hình 5).
- Hình 5: Năng suất mùa thuận của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Hình 6 cho thấy năng suất cả năm có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức.
- Năng suất cao nhất là nghiệm thức 4 (72,4 kg) là nghiệm thức có xử lý Paclobutrazol 6 tháng trước khi phun Thiourea vào tháng 11 dl, và nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa thống kê với những nghiệm thức còn lại.
- Hình 6: Năng suất cả năm của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Kết quả trình bày ở Bảng 5 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức.
- Điều này cho thấy khi sử dụng Paclobutrazol và Thiourea đơn lẻ hoặc có kết hợp với nhau để kích thích cho xoài Châu Hạng Võ ra hoa cũng không làm ảnh đến tỷ lệ vỏ, hột và tỷ lệ thịt của trái..
- Bảng 5: Đặc tính trái của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Nghiệm thức Tỷ lệ vo.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy khi sử dụng Paclobutrazol và Thiourea để kích thích cho xoài Châu Hạng Võ ra hoa đã không làm ảnh hưởng đến kích thước và phẩm chất trái (Bảng 6 và 7).
- Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở các chỉ tiêu rộng trái (biến động từ 79,1 mm - 81,5 mm), dày trái mm), dài trái mm) và tỷ lệ kích thước trái .
- Tương tự như các đặc tính khác của trái, cũng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở các chỉ tiêu phẩm chất trái như tổng số chất rắn hòa tan dao động từ pH từ 4,1 - 4,2 và hàm lượng chất khô từ .
- Bảng 6: Kích thước trái của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Nghiệm thức Rộng trái (mm).
- Bảng 7: Phẩm chất trái của 4 nghiệm thức xử lý ra hoa xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Nghiệm thức TSS.
- Kết quả trình bày ở Bảng 8 cho thấy chi phí vật tư sử dụng cho cả năm ở hai nghiệm thức 1 và 2 lần lượt là 16.800 đồng/cây và 19.000 đồng/cây thấp hơn nghiệm thức 3 (23.500 đồng/cây) và nghiệm thức 4 (21.300 đồng/cây).
- Sự chênh lệch về chi phí này chủ yếu là do sự tăng chi phí sử dụng hóa chất xử lý ra hoa ở nghiệm thức 3 và 4 và chi phí thuốc bảo vệ thực vật ở nghiệm thức 2 và 3 do cây ra hoa đậu trái trong mùa mưa..
- Tổng thu cả năm của hai nghiệm thức 3 và 4 rất cao (557.700 đồng/cây và 579.200 đồng/cây).
- Trong khi đó đối với nghiệm thức 1 chỉ thu được 205.600 đồng/cây và nghiệm thức 2 lại thấp hơn chỉ có 100.200 đồng/cây.
- Kết quả này cho thấy, biện pháp xử lý ra hoa là quan trọng.
- Nếu chúng ta có sử dụng Paclobutrazol tưới gốc và kết hợp phun Thiourea để xử lý cho cây ra hoa thì lợi nhuận thu được cả năm sẽ cao hơn chỉ phun đơn thuần Thiourea.
- Mặt khác, với cùng biện pháp xử lý ở hai nghiệm thức 3 và 4, tuy thời điểm xử lý ra hoa có khác nhau (mùa thuận và mùa nghịch) nhưng sự chênh lệch lợi nhuận giữa hai nghiệm thức này không đáng kể (chỉ chênh nhau 21.300 đồng).
- Bảng 8: Chi phí vật tư, hóa chất và tổng thu khi cho ra hoa trái vụ và chính vụ xoài Châu Hạng Võ tại xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Mục chi thu Nghiệm thức.
- Hóa chất xử lý ra hoa .
- Xoài Châu Hạng Võ không ra hoa trong mùa nghịch nếu không dùng hóa chất xử lý ra hoa.
- Nếu có biện pháp bảo vệ hữu hiệu hoa và trái trong mùa mưa thì xử lý ra hoa vụ nghịch chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Khảo sát thời điểm kích thích ra hoa xoài Cát Hòa Lộc bằng Thiourea sau khi xử lý Paclobutrazol bằng phương pháp tưới gốc.
- Ảnh hưởng của thời gian xử lý Paclobutrazol và Thiourea đến sự ra hoa xoài Châu Hạng Võ.
- Ảnh hưởng của Paclobutrazol, Thiourea và Nitrate kali trên sự ra hoa xoài Châu Hạng Võ