« Home « Kết quả tìm kiếm

Yếu tố Ảnh hưởng đến sinh kế và giải pháp sinh kế bền vững cho người dân vùng lũ tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ VÀ GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN VÙNG LŨ TỈNH AN GIANG.
- Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản là nguyên nhân gây tổn thương đến sinh kế người dân nghèo vùng lũ tỉnh An Giang.
- Có 5 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản: sức ép dân số, dụng cụ đánh bắt hủy diệt, đê bao chống lũ, ảnh hưởng thuốc BVTV và sự suy giảm lưu lượng sông Mekong.
- Sinh kế người dân dần thay đổi và có sự khác biệt giữa nhóm trong đê và ngoài đê: nhóm trong đê thay đổi nhanh và đa dạng hơn trong khi nhóm ngoài đê chuyển đổi chậm và vẫn phụ thuộc nhiều vào đánh bắt thủy sản.
- Cần tận dụng những cơ hội để phát triển thế mạnh sẵn có và giảm rủi ro cũng như các mặt bất lợi để định hướng sinh kế bền vững cho người dân, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân để cân bằng lợi ích giữa các nhóm cộng đồng trong vùng lũ đầu nguồn..
- Tuy lũ về gây thiệt hại đến sản xuất nhưng cũng mang đến lượng phù sa dồi dào để bồi đắp nên vùng châu thổ màu mỡ và nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng.
- vào sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên (nhất là người nghèo).
- Tuy nhiên, những năm gần đây, các nước thượng nguồn sông Mekong đang có kế hoạch khai thác triệt để sông Mekong để phục vụ nên nông nghiệp, thủy điện….
- Để đạt được kết quả như vậy là nhờ An Giang thực hiện đê bao chống lũ mở rộng diện tích sản xuất lúa vụ Thu Đông, diện tích lúa vụ Thu Đông chỉ có 58,9 nghìn ha năm 2007 chiếm 11,5%.
- Sản lượng và giá trị lúa gạo tăng tuy nhiên giá trị và sản lượng thủy sản khai thác đang có xu hướng giảm mạnh.
- Sản lượng thủy sản khai thác nội đồng ở An Giang đạt 91,3 nghìn tấn và chiếm 53,24% tổng lượng thủy sản của tỉnh năm 2000.
- Tuy nhiên vào năm 2012, sản lượng thủy sản khai thác chỉ đạt 38,5 nghìn tấn và chỉ chiếm 11,34% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh, giá trị sản xuất đánh bắt thủy sản (theo giá cố định 1994) cũng giảm từ 1.423 tỉ đồng còn 170 tỉ đồng giai đoạn CTK-AG, 2013)..
- Vấn đề được đặt ra là sinh kế người nghèo sống dựa vào lũ sẽ thay đổi như thế nào trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng trong điều kiện lưu lượng sông Mekong giảm, thâm canh tăng vụ cao và mất việc làm do cơ giới hóa? Bên cạnh đó, họ sẽ sống như thế nào trong bối cảnh biến đổi Khí hậu đang diễn ra cực đoan và khó lường hơn? Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại An Giang và cả ĐBSCL về lũ nhưng chưa có câu trả lời chính xác cho 2 câu hỏi được nêu trên.
- Do đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản và thay đổi sinh kế ngư dân nghèo vùng lũ tỉnh An Giang là cần thiết cho các cấp chính quyền xây dựng giải pháp ổn định sinh kế cho ngư dân nghèo, nhất là dân nghèo đang sống bên ngoài đê bao..
- Tìm hiểu những thay đổi trong sinh kế và các biện pháp thích nghi của ngư dân vùng lũ đầu nguồn sông Cửu Long trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản hiện nay đang bị sụt giảm nhanh, từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngư dân và chính quyền địa phương có chính sách phát triển sinh kế bền vững ở địa phương..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế và tính thích nghi của ngư dân nghèo vùng lũ đầu nguồn..
- Xác định các giải pháp ổn định sinh kế cho họ trong tương lai..
- Nghiên cứu này dựa trên phương pháp tiếp cận Sinh kế bền vững của DFID (1999) và sự tham gia của người dân.
- Trên địa bàn tỉnh An Giang chọn ra huyện đầu nguồn (An Phú) và cuối nguồn (Châu Thành), mỗi huyện chọn 1 xã ít thâm canh và 1 xã có mức độ thâm canh cao để so sánh các sự khác biệt về tổng thu nhập hộ.
- sự thay đổi cơ cấu thu nhập.
- để làm rõ các tác nhân gây tổn thương đến sinh kế của người dân.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản.
- An Giang có tổng dân số đạt 2.153.716 người, có mật độ dân số lên đến 609 người/km 2 trong đó có đến 70% dân số tập trung sinh sống ở vùng nông thôn dựa vào sản xuất lúa và khai thác thủy sản là chính.
- Mặc dù, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có giảm, từ 1,36% năm 2005 còn 0,95% năm 2012, tuy nhiên dân số của tỉnh vẫn tăng khoảng 9000 người/năm (CTK-AG, 2012) cho thấy sức ép từ dân số tăng liên tục và ngày càng có ảnh hưởng đến việc khai thác thủy sản tự nhiên càng nhiều.
- Theo thống kê từ kết quả điều tra 130 hộ dân năm 2013, có đến 40% số ý kiến cho rằng nguồn lợi thủy sản giảm là do sự khai thác quá mức của con người.
- Điều đó cho thấy sức ép từ dân số lên các nguồn lợi tự nhiên đặc biệt là thủy sản ngày càng cao và gây nên hệ quả xấu đến chính đời sống người dân.
- Cần có biện pháp khắc phục để giảm ảnh hưởng đến đời sống người dân..
- Chưa có con số thống kê chính thức nào về số lượng dụng cụ hoạt động đánh bắt và sản lượng thủy sản bị đánh bắt từ các loại dụng cụ này.
- Tuy nhiên, có đến 37% số ý kiến người được phỏng vấn cho rằng dụng cụ khai thác hủy diệt là nguyên nhân.
- trực tiếp dẫn đến cạn kiệt thủy sản.
- Cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa để có thể kiểm soát tình hình và duy trì nguồn lợi thủy sản tự nhiên..
- Thứ ba là do ảnh hưởng từ đê bao.
- An Giang là tỉnh đi đầu trong việc thực hiện đê bao chống lũ để thâm canh tăng canh tác lúa.
- Đê bao chống lũ làm mất ngư trường khai thác của người dân nghèo chỉ dựa vào khai thác thủy sản là nguồn thu nhập chính, đồng thời cũng làm mất môi trường sống tự nhiên của các loài thủy sản, làm cho nguồn thủy sản dễ dàng bị khai thác và ngày càng cạn kiệt hơn.
- Theo kết quả khảo sát, có đến 32% ý kiến cho rằng đê bao là nguyên nhân làm giảm nguồn lợi thủy sản..
- Đê bao thuận lợi cho người sản xuất lúa nhưng cũng gây thiệt hại cho người nghèo không có ruộng đất.
- Vì thế, cần có giải pháp để cân bằng lợi ích giữa hai nhóm cộng đồng này đồng thời ổn định sinh kế cho họ..
- Hình 1: Diện tích canh tác lúa tỉnh An Giang giai đoạn Nguồn Cục Thống Kê An Giang 2013.
- Bên cạnh, việc đê bao thâm canh tăng vụ sản xuất lúa thì lượng thuốc BVTV cũng được sử dụng nhiều hơn.
- Cũng theo kết quả khảo sát 2013, có đến 18% ý kiến cho rằng thuốc BVTV có ảnh hưởng đến sự suy giảm sản lượng thủy sản hiện nay.
- ý kiến cho rằng nguồn lợi thủy sản ngày càng ít hơn.
- Như trên Hình 2 cho thấy, có sự liên quan nhất định giữa mực nước đỉnh lũ và sản lượng thủy sản qua các năm.
- Tại trạm Tân Châu mực nước đạt 506 mm năm 2000 và giảm còn 325 mm năm 2012, sản lượng thủy sản cũng giảm theo từ 91,2 nghìn tấn năm 2000 còn 38,5 nghìn tấn năm 2012 (CTK-AG, 2013)..
- Hình 2: Mức đỉnh lũ và sản lượng thủy sản khai thác tại An Giang giai đoạn Nguồn Cục Thống Kê An Giang 2013.
- 3.2 Sự thay đổi sinh kế và thu nhập.
- Theo kết quả khảo sát và được trình bày như Bảng 1, từ năm 2003 đến nay, thu nhập người dân nơi đây tăng rất chậm và có sự khác biệt giữa nhóm sống trong đê bao và nhóm sống ngoài đê bao..
- Bảng 1: Tổng thu nhập và tích lũy của nười dân trong vùng khảo sát.
- Sự thay đổi cơ cấu thu nhập.
- Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản đã làm tổng thu nhập và tích lũy nông hộ bị ảnh hưởng và suy giảm đáng kể, bên cạnh đó, cơ cấu thu nhập cũng bị ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian (Bảng 2)..
- Nhóm trong đê bao: thu nhập của người dân đa dạng hơn không còn lệ thuộc quá nhiều vào đánh bắt thủy sản và sản xuất lúa mà thay vào đó họ tận dụng lợi thế không bị ngập úng khi sống trong vùng đê bao để tăng gia sản xuất: chăn nuôi tăng 4% và trồng thêm các loại cây hoa màu tăng 5%, nguồn thu nhập từ làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng tăng nhanh chóng, lần lượt là 7%.
- và 8%, đáng chú ý là nguồn thu nhập từ di cư tăng nhanh nhất 11%.
- Điểm đáng chú ý là tuy trong vùng đê bao nhưng nguồn thu từ lúa lại giảm 5%.
- trong tổng thu nhập, giảm mạnh nhất là đánh bắt thủy sản từ 62% năm 2003 còn 28% năm 2012 (giảm đến 34.
- Đáng chú ý là sự di cư diễn ra mạnh mẽ, đây là dấu hiệu cho sự không ổn định về kinh tế cũng như sinh kế hiện tại nơi đây bắt buộc họ phải di cư vào các thành phố để kiếm sống và ổn định hơn..
- Nhóm ngoài đê bao: tương tự nhóm trong đê bao, trước đây thu nhập của họ chủ yếu dựa vào khai thác thủy sản (65.
- Quá trình đê bao hóa đã làm thay đổi dần cơ cấu thu nhập của họ,.
- thu nhập của họ đa dạng hơn.
- Tuy nhiên, quá trình đa dạng thu nhập này không diễn ra nhanh và mạnh như nhóm trong đê bao mà diễn ra chậm hơn.
- Đến cuối năm 2013, nhóm ngoài đê vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào khai thác thủy sản (46% trong cơ cấu thu nhập, chỉ giảm 19.
- về thu nhập từ lúa cũng giảm 5% bằng với nhóm trong đê bao.
- Các thành phần khác vẫn có tăng nhưng rất chậm so với nhóm trong đê, cây trồng khác chỉ tăng 2%, chăn nuôi chỉ tăng 1%, làm thuê phi nông nghiệp tăng 3%, dịch vụ tăng 2,5%, đặc biệt thu nhập từ di cư chỉ tăng 5%, duy nhất làm thuê nông nghiệp tăng nhanh 9,5%.
- Từ các số liệu trên cho thấy người dân sống ngoài đê bao tỏ ra thụ động với tình hình suy giảm nguồn lợi thủy sản hiện tại..
- Bảng 2: Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân trong vùng khảo sát.
- Đánh bắt thủy sản .
- Qua phân tích trên cho thấy: nguồn thu nhập của người 180 dân tăng rất chậm và tích lũy ngày càng giảm, nhóm ngoài đê bao chịu tổn thương nhiều và thụ động về việc chuyển đổi sinh kế hơn nhóm trong đê bao..
- Phân tích SWOT để thấy rõ những lợi thế, điểm còn yếu kém, và các cơ hội, rủi ro trong sinh kế hiện của người dân là đánh bắt thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp sinh kế bền ổn định và bền vững hơn cho người dân (Bảng 3)..
- Qua những yếu tố thuận lợi, điểm yếu kém, cơ hội và rủi ro trên cần có chiến lược khắc phục những khó khăn, thách thức và phát huy điểm mạnh cũng như tận dụng cơ hội để có thể tập hợp những yếu tố này trở thành sinh kế bền vững cho người dân.
- Sử dụng những cơ hội để phát huy điểm mạnh: đây là vùng đất màu mỡ, người dân sở hữu kinh nghiệm sản xuất dân gian từ lâu đời.
- đê bao gây một số thiệt hại như giảm nguồn lợi thủy sản và gia tăng dịch bệnh, chuột… tuy nhiên lại là điều kiện tiên quyết để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Ngoài ra, các vấn đề thiệt hại từ đê bao cũng được khắc phục nhờ có chính sách xả lũ theo chu kì 3 năm.
- Như vậy, các vấn đề khó khăn từ đê bao cũng được giải quyết 1 phần và giảm bớt các thiệt hại và đem lại lợi ích cho người dân..
- Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác là sự điều phối nền kinh tế của Nhà Nước để ổn định giá cả thị trường và quản lí chặt chẽ hạn mức khai thác nguồn lợi thủy sản để duy trì nguồn lợi tự nhiên này đồng thời ổn định sinh kế cho người dân..
- Khai thác quá mức do sức ép từ dân số - Ảnh hưởng đê bao.
- 3.4 Giải pháp sinh kế bền vững.
- Dựa vào tình hình hiện trạng các nguồn lực sinh kế hiện tại cũng như những yếu tố trực tiếp.
- ảnh hưởng đến sinh kế người dân, có 3 nhóm giải pháp được đề nghị:.
- Nhóm 1: bảo tồn và duy trì sản lượng thủy sản.
- Thứ nhất, cần phải có chính sách khai thác thủy sản hợp lý về thời gian.
- Xây dựng khung thời gian được khai thác và không được khai thác để duy trì nguồn thủy sản..
- Thứ hai, cần ban hành và thực hiện nghiêm chính sách cấm các loại dụng cụ khai thác mang tính chất hủy diệt..
- Thứ ba, lập khu bảo tồn nguồn thủy sản tự nhiên và điều tiết lưu lượng nước cho cả vùng..
- Nhóm 2: Đa dạng nguồn thu nhập, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản.
- Thứ nhất, đào tạo nghề nông thôn, tận dụng thời gian nhàn rỗi để tạo thêm thu nhập..
- Thứ hai, giải quyết tốt việc làm cho người dân..
- Nhóm 3: Nâng cao nhận thức người dân qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Ba nhóm giải pháp trên hướng đến từng nhóm đối tượng khác nhau nhưng đều có cùng mục đích là giải quyết những vấn đề khó khăn cho người dân và hướng đến sinh kế bền vững hơn cho họ.
- Để đạt được kết quả tốt nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan có trách nhiệm, chính quyền địa phương và cả người dân..
- Sự suy giảm sản lượng thủy sản tự nhiên vùng lũ đầu nguồn tỉnh An Giang đã gây tổn thương đến sinh kế người dân nơi đây..
- Sinh kế người dân thay đổi theo hướng đa dạng nguồn thu nhập và giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản.
- Cần có Chính sách nhằm giúp người dân nhận ra vấn đề cốt lõi là duy trì, bảo tồn nguồn lợi thủy sản sẽ góp phần giúp họ ổn định kinh tế hộ và sinh kế bền vững và cân bằng lợi ích giữa các nhóm cộng đồng có sinh kế chính khác nhau..
- Chính quyền địa phương cần đề ra các chỉ tiêu kinh tế xã hội cụ thể để định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu thu nhập và có sinh kế bền vững hơn..
- Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2013.
- Cục Thống kê tỉnh An Giang, Long Xuyên, An Giang..
- Chi cục Thống kê huyện Châu Thành tỉnh An Giang, Châu Thành, An Giang..
- Chi cục Thống kê huyện An Phú tỉnh An Giang, An Phú, An Giang..
- Ảnh hưởng của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân ĐBSCL, Bộ GDĐT – Đại học Cần Thơ – Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL..
- Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong vùng lũ ở ĐBSCL..
- Bỏ sót đánh bắt thủy sản nội địa.
- Thủy sản : Thế mạnh của kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.
- “Phát triển thủy sản Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2000-2007”.
- “Rủi ro và tổn thương đến sinh kế cộng đồng do lũ ở ĐBSCL.” Kết quả chuyển giao khoa học công nghệ của viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL giai đoạn trang 267 – 281.