« Home « Kết quả tìm kiếm

Yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trên cây trồng cạn của nông dân ở tỉnh Trà Vinh


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2018.156 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN KỸ THUẬT TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC TRÊN CÂY TRỒNG CẠN CỦA NÔNG DÂN Ở TỈNH TRÀ VINH.
- Tưới tiết kiệm nước là một trong những giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm lượng nước sử dụng tưới trong sản xuất nông nghiệp..
- Việc nâng cao nhận thức của nông dân và mở rộng diện tích canh tác sử dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là xu hướng phát triển nông nghiệp hiện nay, đặc biệt ở những vùng ven biển gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước..
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định yếu ảnh hưởng đến sự chấp nhận của hộ nông dân trong việc ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn ở tỉnh Trà Vinh.
- Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của nông dân tại khu vực nghiên cứu là nông dân còn hạn chế tiếp cận thông tin liên quan đến hiệu quả của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác ở địa phương.
- Yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trên cây trồng cạn của nông dân ở tỉnh Trà Vinh.
- Ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác nông nghiệp là một trong những giải pháp khả thi để cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên nước và nâng cao hiệu quả sản xuất (Đinh Vũ Thanh và Đoàn Doãn Tuấn, 2007.
- Tuy nhiên, việc áp dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do: (1) Nhận thức của người dân về hiệu quả của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước còn hạn.
- (3) Vốn đầu tư trong canh tác nông nghiệp của nông dân còn hạn chế.
- Do vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận của nông dân trong việc áp dụng kỹ thuật canh tác tưới tiết kiệm nước là cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các mô hình tưới nước hiệu quả và tiết kiệm vào thực tế ở tỉnh Trà Vinh..
- Việc đánh giá và xác định khả năng chấp nhận ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp được nhiều nghiên cứu thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau.
- (2010) về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng hầm ủ biogas của nông dân trong mô hình canh tác vườn – ao – chuồng (VAC) ở vùng nước ngọt ĐBSCL.
- (2016) đã ứng dụng mô hình ADOPT để đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận gói kỹ thuật “1 phải - 5 giảm” trong sản xuất lúa ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu sử dụng phương pháp khác để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp.
- Điển hình là nghiên cứu của Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành (2014) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy nhị phân logistic và phân tích nhân tố (EFA - exploratory factor analysis) thông qua số liệu phỏng vấn từ nông dân để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang.
- Nhìn chung, đã có nhiều phương pháp nghiên cứu thực hiện trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận và nhân rộng giải pháp kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.
- hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của họ trong canh tác nông nghiệp..
- Kỹ thuật canh tác áp dụng chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm nên việc sử dụng nguồn tài nguyên nước tưới nhìn chung chưa được hiệu quả (Lê Anh Tuấn và ctv., 2015)..
- Nghiên sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng mẫu ngẫu nhiên để chọn các nông dân có hoạt động canh tác cây trồng cạn cho khu vực nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, nội dung phỏng vấn còn hướng đến việc tìm hiểu những nhận định của nông dân về kỹ thuật tưới nước tiết kiệm hiện nay được áp dụng trong canh tác cây trồng cạn ở ĐBSCL..
- Nghiên cứu sử dụng khung đánh giá sinh kế DFID (1999) để xác định các yếu tố trong các nguồn vốn sinh kế của nông dân và thông qua phương pháp hồi qui nhị phân logistic (Cox, 1958) để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng khoa học kỹ thuật tưới nước hiệu quả của nông dân tại khu vực nghiên cứu.
- sinh kế có ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của nông dân canh tác cây trồng cạn tỉnh Trà Vinh và được thể hiện ở Bảng 1.
- Bảng 1: Các yếu tố giả thuyết ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới nước hiệu quả, tiết kiệm trong canh tác cây trồng cạn của nông dân (chủ hộ) ở tỉnh Trà Vinh.
- Do vậy, yếu tố trình độ học vấn được xem xét để đánh giá sự ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật canh tác mới..
- Số lao động gia đình tham gia hoạt động canh tác cây trồng cạn.
- Do vậy, yếu tố lao động có thể ảnh hưởng đến khả năng thay đổi kỹ thuật canh tác của nông hộ.
- Kinh nghiệm canh tác cây trồng cạn.
- Những nông dân có kinh nghiệm canh tác khác nhau sẽ có nhận định khác nhau về kỹ thuật canh tác.
- Sự khác biệt của người có kinh nghiệm canh tác khác nhau ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận thay đổi kỹ thuật canh tác..
- Những nông hộ có nhận thức về ảnh hưởng của việc cung cấp nước tưới đến cây trồng sẽ ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận thay đổi kỹ thuật canh tác..
- Diện tích canh tác cây trồng cạn.
- Với kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, nông hộ có thể canh tác trên diện tích lớn mà không cần nhiều lao động.
- Vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác cây trồng cạn.
- từ đó có thể làm thay đổi kỹ thuật canh tác của nông dân.
- Hiện trạng về nguồn vốn sản xuất ảnh hưởng đến việc đầu tư cải thiện kỹ thuật canh tác của nông dân.
- Do vậy, hiện trạng nguồn vốn khác nhau của nông hộ sẽ ảnh hưởng đến khả năng quyết định áp dụng kỹ thuật mới trong canh tác.
- Khi hệ thống điện đảm bảo sẽ giúp nông dân dễ dàng đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước trong canh tác.
- Vì thế, cơ sở thu mua có ảnh hưởng đến quyết định áp dụng kỹ thuật mới trong canh tác của nông dân..
- Tập huấn tưới tiết kiệm nước.
- Những nông dân tham gia tập huấn về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước sẽ hiểu rõ hơn về hiệu quả mang lại cũng như cách thiết kế và quản lý khi áp dụng vào thực tế.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng canh tác cây trồng cạn và nguồn nước cung cấp tưới tại khu vực nghiên cứu.
- Tuy nhiên, hoạt động canh tác cây trồng cạn của nông dân tại khu vực nghiên cứu không ổn định (về loại cây và diện tích trồng) theo từng mùa vụ trong năm và giữa các năm..
- Hình 3: Hiện trạng canh tác cây trồng cạn (A) và thực trạng nguồn nước tưới (B) tại khu vực nghiên cứu Hiện trạng nguồn nước tưới qua đánh giá nhận.
- Hiện trạng canh tác cây trồng cạn.
- Mùa mưa Mùa khô tham gia tập huấn kỹ thuật tưới nước hiệu.
- quả có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của nông dân.
- Tiếp cận thông tin về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
- Việc tiếp cận thông tin về kỹ thuật canh tác mới trong canh tác giúp nông dân cập nhận thông tin và nâng cao hiểu biết về kỹ thuật canh tác mới.
- Từ đó, giúp nông dân phân tích và quyết định phù hợp áp dụng các kỹ thuật canh tác mới cho hoạt động canh tác của họ..
- Yếu tố tiếp cận thông tin về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước được dựa vào phỏng vấn nông dân địa phương..
- 0: Biết đến kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
- 1: Không biết đến kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
- 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
- Kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng và áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm trong canh tác cây trồng cạn tại khu vực nghiên cứu cho thấy, có 40% nông dân có nhu cầu sử dụng tiết kiệm nước và 60%.
- không có nhu cầu áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác (Hình 4A).
- Đối với những nông dân không có nhu cầu áp dụng kỹ thuật tưới cho rằng, hệ thống tưới tiết kiệm nước có chi phí đầu tư cao (chiếm 39.
- hiệu quả mang lại chưa cao trong canh tác (chiếm 19%) và chưa được áp dụng phổ biến tại khu vực nghiên cứu (chiếm 25%) (Hình 4B).
- Hình 4: Nhu cầu áp dụng kỹ thuật tưới (A) và các yếu tố ảnh hưởng (B) đến không có nhu cầu áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của nông dân tại khu vực nghiên cứu.
- Đặc điểm cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến việc nông dân không chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng cạn như sau:.
- Ngoài ra, do hầu hết các nông dân tại địa phương thiếu vốn trong sản xuất nên còn lo ngại trong việc đầu tư áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác..
- Hiệu quả mang lại chưa cao: Nông dân nhận thấy những mô hình tưới tiết kiệm nước được áp dụng tại địa phương nhưng không thành công hoặc kém hiệu quả nên không muốn áp dụng để thay đổi kỹ thuật tưới trong canh tác..
- Chưa được phổ biến tại địa phương: Hầu hết các mô hình canh tác áp dụng tưới tiết kiệm nước ở địa phương vẫn còn hạn chế.
- Do vậy, nông dân.
- chưa nắm rỏ được nhiều thông tin về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước mang lại trong canh tác.
- Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến người dân còn hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng cạn tại địa phương..
- Các yếu tố khác: Nông dân đã quen với cách tưới truyền thống và cho rằng kỹ thuật tưới tiết kiệm không mang lại hiệu quả hơn so với cách tưới đang sử dụng nên không muốn thay đổi.
- Nhận định này của nông dân dựa vào các mô hình về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước tại địa phương nhưng không mang lại hiệu quả.
- Ngoài ra, việc thiết kế và sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng cạn đối với một số nông dân là khó khăn và phức tạp hơn so với kỹ thuật tưới truyền thống nên ảnh hưởng đến nhu cầu áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác.
- Bên cạnh đó, mô hình canh tác luân canh màu-lúa là một trong những khó khăn của nông dân khi áp dụng kỹ thuật tưới nước hiệu quả và tiết kiệm do khó di chuyển, bảo quản hệ thống tưới khi không sử dụng.
- Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhân rộng và áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước tại khu vực nghiên cứu còn hạn chế..
- Bên cạnh những nhận định thực tế của nông dân về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng cạn (Hình 4), kết quả kiểm định thống kê cho thấy trong các yếu tố (biến) độc lập được xem xét có ý nghĩa thông kế (hay nói cách khác các biến độc lặp đưa vào mô hình phù hợp với việc phân tích hồi qui nhị phân được phản ảnh qua giá trị Sig.
- có liên quan đến sự chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác của nông dân.
- Việc tiếp cận thông tin về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước tỷ lệ thuận với nhu cầu áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của nông dân tại khu vực nghiên cứu;.
- có nghĩa là nếu thông tin về hệ thống tưới tiết kiệm nước được nông dân biết đến càng cao thì khả năng chấp nhận và áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng cạn càng cao theo kết quả từ mô hình thống kê.
- Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông dân ở tỉnh Hậu Giang..
- Bảng 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước của nông dân tại khu vực nghiên cứu.
- X 5 : Diện tích canh tác cây trồng cạn .
- X 13 : Tập huấn kỹ thuật TKN .
- Qua đó cho thấy, nông dân còn hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin về liên quan đến kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cũng như thông tin về hệ thống tưới tiết kiệm nước còn hạn chế tại khu vực nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, các mô hình tưới tiết kiệm nước thực hiện tại địa phương nhưng không mang lại hiệu quả cao trong canh tác ảnh hưởng đến khả năng chấp.
- nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước vào canh tác của nông dân.
- Các yếu tố khác không ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là do ít ảnh hưởng hay không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng nước đến hiệu quả canh tác..
- thì khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác sẽ tăng lên.
- Theo kết quả được thể hiện ở CT 3 cho thấy, nếu tỷ lệ nông dân tiếp cận thông tin trong sản xuất tăng lên 10% so với hiện tại thì khả tăng áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước vào canh tác tăng 33%.
- Đối với các yếu tố còn lại của nguồn vốn con người, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn tài chính và một số yếu tố trong vốn xã hội không có liên quan thống kê đến khả năng chấp nhận của áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm trong canh tác của nông dân.
- Nguyên nhân có thể là do các yếu tố trên chưa ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi kỹ thuật canh tác của nông dân tại địa phương.
- Ví dụ, đối với yếu tố X 14 về “tập huấn trong canh tác tưới tiết kiệm nước” được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng cạn.
- Nguyên nhân là do, nếu nông dân được tập huấn về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước sẽ có khả năng áp dụng cao hơn những nông dân không được tập huấn về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác.
- Kỹ thuật tưới nước cho cây trồng cạn của nông dân tại khu vực nghiên cứu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và gây lãng phí nước tưới.
- Việc sử dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm là một trong những giải pháp khả thi nhằm giảm ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước tưới và nâng cao hiệu quả canh tác nhưng chưa được áp dụng rộng rãi trong canh tác cây trồng cạn của nông dân tại khu vực nghiên cứu..
- Nghiên cứu cho thấy rằng, yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng cạn ở tỉnh Trà Vinh là do nông dân còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về hiệu quả của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước ở địa phương.
- các yếu tố khác không ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm vào canh tác theo phân tích thống kê nhưng là khó khăn quan trọng theo nhận định của nông dân tại khu vực nghiên cứu như: vốn sản xuất, lịch thời vụ, kinh nghiệm sản xuất, và các yếu tố khác.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phản ảnh thực tế về các yếu tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng cạn của nông dân.
- qua đó, góp phần hỗ trợ cho địa phương trong việc đề xuất những kết hoạch và giải pháp chính sách phù hợp để nâng cao khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác cho nông dân..
- Mô hình hồi quy logistic trong nghiên cứu giải thích 67% các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong canh tác của nông dân tại khu vực nghiên cứu.
- Do vậy, nghiên cứu đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo cần xem xét đánh giá các yếu tố liên quan khác ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm và tăng số mẫu khảo sát nhằm trách sai số trong việc đánh giá và hỗ trợ thông tin tốt hơn ch các cơ quan ra quyết định trong việc nâng cao áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước vào canh tác tại vùng ven biển tỉnh Trà Vinh..
- Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa của hộ dân tại tỉnh Hậu Giang.
- Báo cáo Kỹ thuật: Giải pháp lưu trữ và tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn ở vùng đất giồng cát ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
- Yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận Biogas của nông dân trong mô hình canh tác Vườn-Ao-Chuồng ở vùng nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long