« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bài ôn tập Tiếng Việt lớp 6


Tóm tắt Xem thử

- SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY.
- TRONG DẠY HỌC BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 6.
- Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn Mã số .
- Xuất phát từ những ứng dụng mang tính lợi thế của bản đồ tư duy Vào những năm 60 của thế kỉ trước lí thuyết về bản đồ tư duy lần đầu tiên xuất hiện gắn với cái tên Tony Buzan đã tạo được tiếng vang lớn.
- Trong cuốn Lập bản đồ tư duy của tác giả Tony Buzan, ông đã khẳng định bản đồ tư duy “giúp bạn bằng rất nhiều, rất nhiều cách khác nhau” [17.
- tr.30] và đã kể ra 13 trong số rất nhiều lợi ích mà bản đồ tư duy mang lại, đó là: bản đồ tư duy giúp con người sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, giải quyết các vấn đề, tập trung, tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn, vượt qua các kì thi với điểm số tốt, ghi nhớ tốt, học nhanh hơn và hiệu quả hơn, tạo ra cách học nhẹ nhàng, nhìn thấy “bức tranh tổng thể”, lên kế hoạch, truyền đạt thông tin và cuối cùng là sống lâu hơn.
- Với những lợi ích đó, bản đồ tư duy đã trở thành một công cụ được sử dụng rộng rãi.
- Ban đầu bản đồ tư duy được tạo nhằm phát triển trí tuệ ở trẻ em nhưng dần nó được ứng dụng trong tất cả các phương diện của đời sống hàng ngày.
- Bản đồ tư duy đã được xem như một công cụ hỗ trợ tư duy của con người trong việc ghi nhớ một cách có hệ thống và sáng tạo những tri thức, những công việc…trong đời sống.
- Việc sử dụng bản đồ tư duy trong giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng là một gợi ý tích cực, thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu về lí thuyết về bản đồ tư duy và việc sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy học bài ôn tập Tiếng Việt lớp 6..
- Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của học phần Tiếng Việt nói chung và những bài ôn tập Tiếng Việt nói riêng.
- Tiếng Việt là một học phần không thể thiếu trong bộ môn Ngữ văn..
- Với tinh thần tích hợp của sách giáo khoa Ngữ văn nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn 6 nói riêng thì ba học phần: Văn học – Làm văn và Tiếng Việt có mối liên hệ khăng khít và tác động qua lại.
- để việc học Tiếng Việt thuận lợi hơn thì ngược lại Tiếng Việt cung cấp cho chúng ta những tri thức để có thể cảm nhận và hiểu một cách cặn kẽ, sâu sắc về các văn bản văn học..
- Muốn viết một bài văn hay, giàu hình ảnh, cảm xúc…cần biết và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ…tất cả những tri thức đó đều nằm trong học phần Tiếng Việt..
- Đặc biệt, với xu thế đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực học Ngữ văn của học sinh hiện nay thì phần Tiếng Việt lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong các câu hỏi đọc – hiểu văn bản.
- Do vậy, ngay từ những kiến thức ngữ pháp đầu tiên của bậc học mới càng đòi hỏi chúng ta có một phương pháp dạy học hiệu quả để giúp học sinh nắm chắc kiến thức để vận dụng và làm nền tảng để tiếp nhận các kiến thức nâng cao..
- Rõ ràng có thể thấy Tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng trong việc học môn Ngữ văn..
- Tiếng Việt là công cụ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày..
- Tiếng Việt có vai trò đặc biệt trong đời sống hàng ngày.
- Phân môn Tiếng Việt cung cấp cho chúng ta những tri thức chuẩn về mặt ngữ pháp và ngữ dụng học, giúp chúng ta có thể giao tiếp hiệu quả trong sinh hoạt cũng như trong công việc trên tất cả các kĩ năng Nghe – Nói – Đọc và Viết..
- Tiếng Việt là ngôn ngữ của người dân Việt nhưng trong thực tế không phải ai cũng nói và hiểu tiếng Việt một cách chuẩn xác.
- Do đó, để giao tiếp có hiệu quả, đòi hỏi chúng ta cần có một vốn từ vựng phong phú, cần phải nắm chắc các quy tắc ngữ pháp, các quy tắc.
- sử dụng từ trong từng trường hợp.
- Và không một phân môn nào khác, ngoài Tiếng Việt dạy cho ta điều đó..
- Bài ôn tập có nhiệm vụ quan trọng trong việc giúp học sinh củng cố, khắc sâu và hệ thống hóa những kiến thức học sinh đã học.
- Muốn hiểu được những tầng bậc ngữ pháp khó thì chúng ta cần phải biết và hiểu bản chất từ những cái đơn giản, căn bản.
- Tiếng Việt bậc Tiểu học đã cung cấp cho chúng ta những đơn vị kiến thức căn bản về ngữ pháp và sang bậc Trung học cơ sở, ở lớp 6 chúng ta sẽ được học kỹ hơn và rộng hơn..
- Học phần Tiếng Việt lớp 6 bao gồm khá nhiều nội dung kiến thức quan trọng làm sơ sở, nền tảng không chỉ cho việc học Tiếng Việt ở các lớp, các bậc học tiếp theo mà còn đóng vai trò trong việc cảm thụ văn học và phân tích văn chương trong hai học phần Văn học và Làm văn.
- Có thể kể đến đó là một loạt các kiến thức về Từ loại, về Câu, Cách sử dụng câu, Các biện pháp tu từ…đây đều là những đơn vị kiến thức quan trọng và cần thiết..
- Bài ôn tập trong chương trình Tiếng Việt 6 có nhiệm vụ khắc sâu và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức học sinh đã học trước đó.
- Với nhiệm vụ này, các bài ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ lại kiến thức cũ, lấy đó làm nền tảng để tiếp nhận những kiến thức mới.
- Đồng thời, thông qua những bài học ôn tập, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá năng lực học Tiếng Việt của mỗi học sinh để từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp..
- Xuất phát từ sự phù hợp giữa việc sử dụng bản đồ tư duy và việc dạy học bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt lớp 6.
- Như đã nói ở trên, toàn bộ kiến thức Tiếng Việt lớp 6 là một hệ thống các đơn vị kiến thức mang tính tầng bậc, đi từ các đơn vị thấp đến các đơn vị cao hơn.
- Ở bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với các đơn vị kiến thức Tiếng Việt qua phần Luyện từ và câu, sang đến bậc Trung học, các em không.
- chỉ được tìm hiểu kỹ hơn các đơn vị về từ và câu mà còn được học thêm một số đơn vị kiến thức khác cùng nằm trong hệ thống tiếng Việt phổ thông..
- Đối với các bài ôn tập Tiếng Việt, việc nhắc lại một cách hệ thống, logic các đơn vị kiến thức lí thuyết đã được học trước đó là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết.
- Nó không chỉ giúp học sinh nhớ lại các đơn vị kiến thức cũ, lấy đó làm nền tảng cho việc tiếp nhận kiến thức mới mà còn là cơ hội để giáo viên kiển tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh thông qua một loạt các loại bài tập về cả lí thuyết lẫn vận dụng, thực hành..
- Với cấu trúc của bản đồ tư duy gồm từ trung tâm và các nhánh cho phép việc hệ thống các đơn vị kiến thức lí thuyết được diễn ra một cách dễ dàng.
- Nhìn vào bản đồ tư duy cấp độ 1, chúng ta có thể biết được những nét chính nhất của đơn vị kiến thức đó, nó cung cấp bức tranh tổng thể về đối tượng đang được đề cập đến..
- Với các cấp độ nhỏ hơn của bản đồ tư duy sẽ thuận lợi cho việc trình bày các đơn vị kiến thức nhỏ hơn, làm chi tiết, cụ thể thêm các nội dung.
- Bản đồ tư duy cấp độ 2, 3.
- Như vậy, với một sơ đồ mạng như vậy sẽ cho phép hệ thống, cụ thể hóa nhiều đơn vị kiến thức trên cùng một hình vẽ.
- Ngoài ra sự hỗ trợ đắc lực của các yếu tố: hình ảnh, kí hiệu, màu sắc sẽ giúp cho việc ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả, giờ học trở nên thú vị hơn, không còn khô khan nữa..
- Rõ ràng, với những đặc điểm này thì bản đồ tư duy là một sự lựa chọn phù hợp cho việc dạy học bài ôn tập Tiếng Việt 6..
- Nghiên cứu và ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học.
- Với hơn 50 năm có mặt trên thế giới cùng với những lợi thế mang lại, bản đồ tư duy đã và đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, phát huy tầm ảnh hưởng nhiều hoạt động thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau..
- Việc đề xuất và phát triển ý tưởng bản đồ tư duy của Tony Buzan được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu đã xuất bản.
- Với cuốn “Bản đồ tư duy trong công việc” (Mindmaps at work), tác giả giúp bạn đọc khám phá.
- bằng việc trình bày những phương pháp mới để giải quyết vấn đề, nắm bắt sức mạnh của sự thay đổi, cách thức hoạt động nhóm hiệu quả, bí quyết thuyết trình thành công,… Thông qua những ví dụ sinh động về những điển hình đã áp dụng thành công bản đồ tư duy trong công việc của mình như Con Edison – nhà cung cấp khí đốt và điện cho thành phố New York, hãng máy tính Apple,… Tony Buzan khẳng định khả năng ứng dụng đa lĩnh vực của ý tưởng này.
- Ứng dụng bản đồ tư duy trong công việc giảng dạy như thế nào hầu như chưa được đề cập..
- Ở công trình “Đón nhận thay đổi” (Embracing change), Tony Buzan nêu ra bảy bộ công cụ mà theo ông, cần thiết phải sử dụng để tự bản thân mỗi người có sự chuyển biến, thấy mình mạnh mẽ như thế nào, ảnh hưởng cá nhân tới người khác lớn đến đâu, phải dùng trí tuệ ra sao để đạt tới hiệu năng cao nhất… Bản đồ tư duy là một trong bảy bộ công cụ hữu ích này.
- “Tự nhận thức: Cách thay đổi thế giới của bạn”, Buzan đề cập đến việc ông đã “khai thác khả năng lập sơ đồ tư duy như một công cụ học tập, hỗ trợ trí nhớ trong lúc cố gắng ghi chép sao cho hiệu quả vào những năm tháng còn là sinh viên” [16, tr.
- Từ trải nghiệm phi thường này, sơ đồ tư duy được phát triển thành một bộ công cụ mang đến tầm nhìn mới và thành công.
- Xét một cách cụ thể hơn, ở đây Buzan đã hệ thống lại cách tạo tập một bản đồ tư duy thông thường như sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, từ khoá.
- Đồng thời, do mục đích chính của cuốn sách là hướng đến sự thay đổi nên tác giả cũng nêu lên vấn đề việc việc áp dụng bản đồ tư duy trong thay đổi nhà cửa, kinh doanh, các mối quan hệ, thời gian rỗi hay việc làm