« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập chương Sự điện li ( Hóa học 11 - chương trình nâng cao )


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP.
- CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI (HÓA HỌC 11- CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO).
- LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC.
- CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC).
- Cơ sở lí luận về tư duy .
- Khái niệm tư duy.
- Những phẩm chất của tư duy.
- Những hình thức cơ bản của tư duy.
- Rèn luyện các thao tác tư duy trong dạy học môn hóa học ở trường.
- trung học phổ thông.
- Phát triển tư duy hóa học.
- Cơ sở lí luận về năng lực tư duy.
- Khả năng và năng lực.
- Khái niệm năng lực tư duy.
- Những điều kiện ảnh hưởng đến năng lực tư duy.
- Những đặc trưng và yếu tố cơ bản của năng lực tư duy.
- Những yếu tố cơ bản của năng lực tư duy.
- Những đặc trưng cần chú ý của năng lực tư duy.
- Bài tập hóa học.
- Khái niệm bài tập hóa học.
- Tác dụng của bài tập hóa học.
- Phân loại bài tập hóa học.
- Những yêu cầu lí luận dạy học cơ bản đối với bài tập.
- Quan hệ giữa bài tập hóa học với việc phát triển năng lực tư duy.
- Thực trạng sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực tư duy ở.
- Những biện pháp phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua bài.
- tập Hóa học chương Sự điện li - Hóa học 11 nâng cao.
- Rèn năng lực quan sát.
- Rèn các thao tác tư duy.
- Rèn năng lực tư duy độc lập.
- Rèn năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo.
- CHƯƠNG 2.HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI - HÓA HỌC 11 NÂNG CAO.
- Một số phương pháp giải bài tập hóa học chương Sự điện ly - Hóa học 11 nâng cao.
- Phương pháp sử dụng phương trình ion.
- Các phương pháp bảo toàn (điện tích, electron, nguyên tố, khối lượng.
- Phương pháp đường chéo.
- Sử dụng công thức giải nhanh tính pH.
- Hệ thống bài tập tự luyện không có lời giải.
- Bài tập sử dụng phương pháp đường chéo.
- Bài tập sử dụng phương trình ion.
- Bài tập sử dụng các phương pháp bảo toàn.
- Bài tập sử dụng công thức giải nhanh tính pH.
- Bài tập có yếu tố thực tế.
- Bài tập có yếu tố thí nghiệm thực hành.
- CHƯƠNG 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
- Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.
- Đối tượng thực nghiệm sư phạm.
- Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm.
- Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm.
- Tiến hành thực nghiệm.
- Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Phân tích định tính kết quả thực nghiệm.
- Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm.
- Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay trên thế giới, kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội.
- Kiến thức thì thật mênh mông, sau một chặng đường học tập có thể nhiều kiến thức bị quên đi, cái còn lại lâu dài trong mỗi chúng ta là phương pháp luận: phương pháp tư duy, phương pháp học tập, phương pháp ứng xử, phương pháp giải quyết vấn đề.
- Như vậy, dạy học là cho người học có chiếc chìa khóa để mở các cánh cửa tri thức, cho họ cái “cần câu” chứ không chỉ là một “con cá” để họ có thể sống và tự học suốt đời.
- Trong xã hội tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển thông minh và sáng tạo.
- Muốn có được điều này, ngay từ bây giờ nhà trường phổ thông phải trang bị đầy đủ cho học sinh (HS) hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và năng lực tư duy sáng tạo..
- Thế nhưng, các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh không cao, đặc biệt việc phát huy tính tích cực của HS, năng lực tư duy (NLTD), năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học không được chú ý rèn luyện đúng mức.
- Từ thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS NLTD sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề..
- Trong dạy học hóa học (HH.
- có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực nhận thức của HS bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác nhau..
- Trong đó, việc giải bài tập hóa học (BTHH) với tư cách là một phương pháp dạy học, có tác dụng rất tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát triển HS.
- Bài tập có vai trò quan trọng và hiệu quả sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành phương pháp chung của việc tự học hợp lí, trong việc rèn luyện kĩ năng tự lực sáng tạo, phát triển tư duy.
- Song phương pháp này chưa thực sự được chú trọng đúng mức, làm giảm vai trò và tác dụng của việc sử dụng bài tập để phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS trong quá trình dạy học HH..
- pháp dạy học, vừa là phương tiện dạy học hiệu quả.
- Vì thế người giáo viên (GV) cần nghiên cứu BTHH trên cơ sở tư duy của HS, áp dụng hệ thống bài tập (HTBT) trong dạy học hóa học một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lý nhằm phát triển tối đa khả năng tư duy của HS..
- Trên các cơ sở đã nêu ở trên tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập hóa học chương Sự điện li (Hóa học 11 - chương trình nâng cao)” và áp dụng vào quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT) Kiến An - Hải Phòng..
- Mục đích nghiên cứu.
- Xác định những nội dung có tính phương pháp luận và xây dựng HTBT HH chương Sự điện li (Hóa học 11- chương trình nâng cao) cần khai thác để phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS thông qua quá trình tìm kiếm lời giải nhằm nâng cao chất lượng dạy học HH, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học HH ở trường phổ thông hiện nay..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu hoạt động nhận thức và tư duy của HS trong quá trình giải BTHH, từ đó hướng dẫn HS xây dựng tiến trình luận giải, làm cơ sở cho việc tìm kiếm lời giải một cách có hiệu quả..
- Xây dựng HTBT có nội dung thuận lợi cho việc rèn tư duy.
- Thông qua bài tập đó HS có thể vận dụng để phát triển năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề..
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của những nội dung mang tính phương pháp luận và HTBT đã xây dựng để phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS thông qua quá trình tìm kiếm lời giải.
- Đối chiếu kết quả thực nghiệm sư phạm với kết quả điều tra ban đầu, rút ra kết luận về khả năng ứng dụng những nội dung và biện pháp đã nêu ra vào quá trình dạy học HH..
- Quá trình dạy học HH ở trường THPT Việt Nam.