« Home « Kết quả tìm kiếm

BẢN SẮC VĂN HOÁ VÀ SỰ TƯƠNG TÁC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ GIỮA CÁC DÂN TỘC VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- BẢN SẮC VĂN HOÁ VÀ SỰ TƯƠNG TÁC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ GIỮA CÁC DÂN TỘC VÙNG TRUNG DU.
- Với hơn 30 dân tộc cư trú đan xen, trung du miền núi Bắc Bộ là một vùng văn hoá ‑ tộc người vừa đa dạng vừa thống nhất theo không gian và thời gian.
- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng của mình, đồng thời tiếp biến bản sắc văn hoá của các dân tộc anh em cùng cư trú trong một địa bàn lãnh thổ.
- Trong quá trình tương tác đó đã hình thành các không gian lãnh thổ đặc thù theo đai cao, đó là các vùng rẻo cao, rẻo giữa, rẻo thấp.
- tương ứng là các đặc trưng văn hoá núi cao (Hmông, Dao), văn hoá thung lũng (Tày, Thái), văn hoá trung du và vùng gò đồi (người Kinh)..
- Bản sắc văn hoá và sự tương tác không gian lãnh thổ giữa các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đây là một vùng địa lí dân tộc học độc đáo, với hơn 30 dân tộc cư trú xen kẽ lâu đời.
- một số dân tộc có dân số đông ở vùng Đông Bắc (Tày, Nùng.
- Vùng trung du và vùng gò đồi là nơi cư trú chủ yếu của người Kinh.
- Dân tộc Kinh có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt trình độ tinh xảo,.
- Đến với vùng văn hoá thung lũng, nơi cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Sán Dìu.
- Đồng bào thường sinh sống thành các bản dựa theo các địa hình sườn núi có nguồn nước và đất bằng, dọc theo thung lũng sông suối.
- Sức sáng tạo trong điều kiện cư trú thung lũng vốn đã làm nên các giá trị văn hoá của cư dân cùng với những điệu xoè, điệu khắp hay các làn điệu then truyền thống.
- Ngược lên phía Bắc để đến với cư dân vùng núi cao, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hmông, Dao, Pà Thẻn, Khơ Mú, Hà Nhì.....
- Các dân tộc này thường sống ở các làng bản có độ cao trên 500m, phân bố rải rác với các tụ cư dăm ba nóc nhà chênh vênh trên sườn dốc địa hình núi đất hoặc núi đá, nhất thiết phải có nguồn nước.
- Cư dân vùng này sống chủ yếu bằng nghề canh tác nương rẫy, hái lượm, săn bắn.
- Văn hoá chợ phiên đã khái quát được phần nào cuộc sống của cư dân nơi đây..
- Trong cộng đồng các dân tộc ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, các dân tộc cùng ngữ hệ và cư trú trên những địa bàn tương đối giống nhau đều có nhiều điểm tương đồng về tập quán sản xuất nông nghiệp.
- Người Kinh cư trú trên những địa bàn có điều kiện phát triển sản xuất.
- Các thành phần cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp được sắp xếp hợp lý theo đường bình độ hoặc kế tiếp nhau theo thời vụ với các hệ canh tác nông lâm kết hợp, các mô hình (VAC, RVAC.
- Địa bàn cư trú của họ trở thành vùng sản xuất hàng hoá..
- Một số dân tộc sống ở vùng trung du thường ở nhà trệt, rải rác trên các gò đồi, xen kẽ những cánh đồng tương đối bằng phẳng.
- Mỗi dân tộc, mỗi tiểu vùng đều có hệ canh tác đặc trưng, biểu thị sự thích ứng và thích nghi của mỗi dân tộc với điều kiện sống để tồn tại và phát triển..
- Xét sự tương tác theo không gian đai cao, miền núi phía Bắc Việt Nam chia thành 3 tiểu vùng cư trú, canh tác khác nhau theo bậc địa hình.
- Đó là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Hmông, Dao.
- Đồng bào vừa trồng ruộng nước, vừa canh tác trên những sườn dốc có khi tới 45 o và đa dạng hoá phương thức sử dụng đất bằng cách trồng lúa nước ở những nơi đất thấp ven sông suối, thung lũng và trồng cây lương thực trên nương rẫy.
- Địa bàn này chủ yếu là nơi dân tộc Kinh cư trú.
- Phương thức canh tác tập trung vào lúa nước.
- của khu vực miền núi, đồng bào các dân tộc đã có những phương thức canh tác khác nhau, nền kinh tế dựa vào trồng trọt là chủ yếu..
- Xét sự tương tác theo đai ngang (tức là sự tương tác giữa các nhóm dân tộc sinh sống trong cùng một độ cao nhất định), đối với đồng bào dân tộc Hmông, tập quán sinh sống trên các vùng núi cao, cuộc sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, trong đó canh tác trên đất dốc là phương thức sản xuất chính.
- Do vậy, việc triển khai thành công mô hình canh tác trên đất nương rẫy theo hướng bền vững kết hợp nông, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc đã thực sự góp phần cải thiện đời sống đồng bào, ngăn chặn tình trạng du canh du cư đốt rừng làm nương rẫy.
- đặc biệt là hướng dẫn đồng bào biết cách làm ăn, sản xuất trên mảnh đất quê hương.
- Cùng với địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Hmông còn có người Dao.
- Làng bản của người Dao thường nhỏ và tách biệt nhau.
- Trong sự tương tác của nhóm dân tộc sinh sống ở vùng thung lũng, dân tộc Tày và dân tộc Nùng là điển hình.
- Nó vừa phản ánh vừa là hệ quả sự tác động của cảnh quan địa lí tự nhiên và sự diễn biến lịch sử của các loại hình kinh tế, văn hoá của cư dân..
- Dân tộc Nùng sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang.
- Đồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi thờ tổ tiên là chính.
- Đồng bào ở nhà sàn làm bằng gỗ tốt, lợp ngói máng hoặc lợp tranh.
- Đồng bào Nùng mặc quần áo chàm..
- Còn đối với dân tộc cư trú ở rẻo thấp chủ yếu là người Kinh thì nghề trồng lúa nước là nghề chủ yếu.
- Làng xã là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn.
- Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng xã trở thành một tiểu xã hội trồng lúa nước..
- Đây là địa bàn chịu ảnh hưởng của quá trình tiếp biến văn hoá “nhạy cảm” nhất..
- Có thể nói, giá trị nhất trong sự tương tác giữa hai dân tộc Hmông – Dao là hoạt động sản xuất theo phương thức canh tác nương rẫy và chăn nuôi đại gia súc, biết kết hợp mô hình trồng ngô trên hốc đá với mô hình canh tác trên đất dốc, sử dụng tài nguyên rừng.
- Còn đối với hai dân tộc Tày, Nùng, cư trú ở vùng thung lũng thì đó là kĩ thuật, làm ruộng nước, làm nương bãi để trồng lúa, ngô, khoai lang, khoai sọ, sắn, đậu, lạc, chè, vừng, ngô trồng xen với đỗ.
- Và đối với đồng bào Kinh cốt lõi nhất vẫn là nghề thâm canh lúa nước đã trở thành nền văn minh với tên gọi “văn minh lúa nước”.
- Lễ hội của người Kinh là môi trường cộng cảm, văn hoá cộng mệnh về mặt tâm linh.
- Tính cộng đồng trong sự tương tác giữa các nhóm dân tộc rất chặt chẽ..
- Xét sự tương tác theo không gian đông – tây, tây bắc ‑ đông nam, Tây Bắc.
- ‑ vùng văn hoá ba con sông ‑ vùng văn hóa hoa ban là địa bàn cư trú của các dân tộc Thái, Hmông, La Ha, Xinh Mun, Khơ Mú.
- Ngược dòng lịch sử, chỉ cần chạm đến đầu Công Nguyên là đã bắt gặp cái cơ tầng văn hoá của miền đất này.
- Người Thái ở mức độ phát triển cao hơn, đã thiên di đến vùng đất này, bắt đầu quá trình hỗn dung và tiếp biến văn hoá, tạo nên sắc thái vùng văn hoá Tây Bắc thông qua văn hoá Thái là chủ thể.
- Biểu hiện văn hoá vật thể của người Thái là văn hoá nông nghiệp thung lũng.
- Văn hoá nông nghiệp Thái nổi tiếng với hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong bốn từ “Mương – Phai – Lai ‑ Lịn”, đúng ra là “Phai – Mương – Lai ‑ Lịn”.
- Khác với Tây Bắc, không gian văn hoá vùng Đông Bắc với đặc trưng môi trường tự nhiên là địa hình có cấu trúc các dãy núi hình cánh cung, chụm lại ở Tam Đảo mở ra ở phía Bắc và phần hướng lồi quay ra biển..
- Cư dân chủ yếu của vùng là người Tày và người Nùng.
- Thời đại Vua Hùng, liên minh giữa người Âu Việt ‑ tổ tiên của người Tày với người Việt ‑ những cư dân Lạc Việt là có thực.
- Thời nước Âu Lạc, liên minh ấy càng bền chặt gắn bó với sự phát triển của nhà nước Đại Việt.
- Trong diễn trình lịch sử, chủ yếu là cư dân Tày – Nùng, cùng gắn bó với các dân tộc vùng xuôi.
- Về văn hoá ẩm thực, tuỳ theo địa phương, tuỳ theo từng dân tộc mà cách thức chế biến và khẩu vị có sắc thái riêng.
- Sự tương tác giữa các nhóm dân tộc theo không gian đai cao, đai ngang và không gian đông ‑ tây trong trồng trọt, chăn nuôi, quản lý rừng và tài nguyên cộng đồng, dinh dưỡng và sức khoẻ con người, tổ chức cộng đồng và truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu.
- vững chắc cho các dân tộc trong lề lối ứng xử với môi trường tự nhiên và sinh hoạt hàng ngày.
- Tài nguyên môi trường là điều kiện cốt lõi đảm bảo sự phát triển bền vững của các quốc gia – dân tộc, là cơ sở vật chất khách quan tác động tới các dân tộc sinh tụ và phát triển trong môi trường đó.
- Mỗi dân tộc tuỳ theo trình độ phát triển, tập quán sản xuất và văn hoá mà tác động khác nhau tới môi trường và cũng sử dụng tài nguyên theo cách riêng của mình..
- Theo thời gian, kiến thức đó được biến cải ngày càng hoàn thiện hơn, thích ứng với môi trường và xã hội.
- Cần phải phối hợp những ưu điểm của kiến thức bản địa với mặt mạnh của khoa học kĩ thuật hiện đại để đạt được hiệu quả cao, bền vững và phù hợp về văn hoá của cộng đồng các dân tộc thiểu số rất đa dạng và phức tạp ở khu vực miền núi.
- Trong quá trình hội nhập hiện nay, sự mở rộng giao lưu văn hoá giữa các tộc người để tăng cường sự hiểu biết, nâng cao ý thức tự giác bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hoá của các dân tộc.
- Lãnh thổ như một điều kiện vật chất cơ bản để hình thành các cộng đồng dân tộc..
- Để giao dịch được, con người phải sống gần nhau, thậm chí các nhóm người khác nhau về ngôn ngữ, về xuất xứ nếu sinh sống cùng nhau trong một vùng lãnh thổ, họ sẽ tạo thành một cộng đồng dân tộc thống nhất..
- Trong thời đại của sự giao thoa giữa các nền văn hoá, quá trình tương tác và tiếp biến văn hoá giữa các nhóm dân tộc cũng diễn ra mạnh mẽ..
- Khi xem xét chúng ở mức độ nhóm thì quá trình này bao gồm quá trình hoà nhập văn hoá và quá trình xã hội hoá, góp phần tăng cường tính độc đáo của dân tộc mình.
- Các cấp độ truyền văn hoá như sau: Truyền văn hoá theo chiều dọc: Trong đó có việc học văn hoá chung nhờ cha mẹ (là quá trình trong đó các giá trị văn hoá, kỹ năng và niềm tin được truyền từ bố mẹ sang con cái)… và quá trình xã hội hoá riêng biệt hoặc nhóm thân thuộc nhất, là quá trình cá nhân hoà nhập vào xã hội hoặc vào nhóm của họ thông qua việc học các chuẩn mực và giá trị của từng nhóm xã hội..
- Truyền văn hoá theo chiều ngang: Đó là quá trình học văn hoá chung và quá trình tiếp biến văn hoá chung thông qua những người cùng tuổi (trẻ em.
- lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và truyền thống văn hoá trong quá trình giao tiếp với bạn cùng lứa).
- Truyền chéo: Thông qua những người lớn khác, bao gồm của nhóm mình (học văn hoá chung.
- xã hội hoá riêng biệt) và của nhóm khác (tiếp biến văn hoá chung.
- tái hoà nhập xã hội riêng biệt)..
- Thường đây là cấp độ truyền văn hoá gián tiếp (cá nhân được dạy dỗ trong các tổ chức xã hội hoá chuyên biệt như trường phổ thông, đại học….
- Tiếp biến văn hóa là dòng chảy tự nhiên của lịch sử loài người từ hàng ngàn đời nay, bất chấp các rào cản về kinh tế, xã hội và ngôn ngữ..
- Hay nói một cách khác là bản thân văn hóa cũng luôn có nhu cầu giao lưu, trao đổi, hội nhập và xu hướng tự làm mới mình, nhưng không bao giờ được đánh mất bản sắc riêng, nhất là trong thời đại mà quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đang diễn ra một cách tất yếu và mau lẹ không thể nào cưỡng lại được.
- Một dân tộc nếu đánh mất bản sắc văn hóa của mình cũng có nghĩa là đánh mất tất cả..
- Văn hóa của các dân tộc bao giờ cũng có cách tiếp biến riêng của nó, vừa nghiêm ngặt vừa cởi mở, vừa tự nhiên lại vừa mang tính áp đặt, nếu ai cố tình không hiểu điều đó có nghĩa là người đó đứng ngoài sân chơi chung của các thực thể văn hóa.
- Như vậy, chúng ta có thể thấy sự tiếp biến văn hóa bao giờ cũng đi theo đường vòng và diễn ra hết sức chậm chạp..
- Nếu ví vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như một “ngôi nhà chung” với “mái nhà” là đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m, thì trong “ngôi nhà” ấy có một nền văn hoá dân gian đa dạng, đặc sắc.
- Tầng 1 của ngôi nhà (vùng thấp) là địa bàn cư trú chính của dân tộc Kinh.
- (vùng thung lũng) là nơi cộng cư chính của các dân tộc Thái, Lào, Lự, Kháng.
- với g ương mặt tiêu biểu là dân tộc Thái.
- Trong khi đó tầng 3 của ngôi nhà (vùng cao) là nơi cư trú lâu đời của các dân tộc Hmông, Dao, La Hủ, Hà Nhì, Si La.
- với gương mặt văn hoá đại diện là dân tộc Hmông.
- Thật không hề đơn giản chút nào khi nói về văn hoá của cả một vùng rộng lớn, với mấy chục tộc người vừa đa dạng vừa thống nhất..
- Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản: dân tộc, hiện đại, nhân văn là nhiệm vụ rất quan trọng trong công cuộc đổi mới..
- Một trong những nội dung trọng tâm của nền văn hoá ấy là xây dựng con người Việt Nam XHCN.
- Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế ‑ xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”..
- [1] Lê Trọng Cúc (Chủ biên), (2001), Vùng núi phía Bắc Việt Nam: Một số vấn đề về môi trường và kinh tế xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- [2] Thân Thị Huyền, (2008), Mối quan hệ giữa giảm nghèo và rừng qua thực tế cuộc sống của đồng bào các dân tộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài đoạt giải khuyến khích SVNCKH toàn quốc năm 2008, CBHD: TS..
- [3] Dương Quỳnh Phương, (2007), Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất và rừng ở tỉnh Thái Nguyên ‑ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Hà Nội..
- [4] Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững ‑ Viện KHXH Việt Nam &.
- Trường Đại học TN&XH (2007), Những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững vùng Đông Bắc, Hội thảo khoa học quốc gia, Thái Nguyên..
- [5] Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam (2001), Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.