« Home « Kết quả tìm kiếm

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÙNG ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC


Tóm tắt Xem thử

- QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÙNG ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ.
- DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.
- Các dân tộc thiểu số vùng miền núi Duyên hải Nam Trung bộ ngoài người Hoa và các DTTS phía Bắc như Tày, Nùng, Thái mới di cư vào trong thời gian gần đây, về cơ bản bao gồm 31 tộc người với gần 600 nghìn người (tính đến năm 2002).
- ở Khánh Hoà có người Raglai, người Cơ ho, người Êđê với dân số trên 41 nghìn người.
- ở Ninh Thuận có người Chăm, người Raglai, người Cơ ho với dân số trên 107 nghìn người [9.
- Trong những năm gần đây, vùng núi các dân tộc thiểu số Duyên hải Nam Trung bộ đang trong quá trình CNH, HĐH cùng với cả nước.
- quá trình đó về cơ bản diễn ra theo những xu hướng sau đây:.
- Đây là một hướng phát triển ở vùng miền núi các dân tộc thiểu số Duyên hải Nam Trung bộ vì ở đây có một tiềm năng thế mạnh là người dân có khả năng sản xuất ra những nông sản như sắn, ngô, mía, dứa, chuối, mít.
- rừng sản xuất nông nghiệp rộng lớn và nguồn lực thủ công dồi dào nên từ xưa đến nay những mặt hàng nông sản trên thường được người dân sản xuất rất nhiều nhưng việc tiêu thụ rất hạn chế, chủ yếu là các thương nhân người Việt lên tận các bản làng của đồng bào thu mua lâm sản chuyển về vùng đồng bằng, đô thị để bán.
- Trong những năm gần đây một số vùng miền núi đã xuất hiện các nhà máy qui mô vừa và nhỏ thu mua của đồng bằng để chế biến những hàng hóa có giá trị kinh tế cao, như nhà máy chế biến bột sắn ở Quảng Trị, Thừa Thiên‑Huế.
- Đây được coi là một hướng phát triển tích cực của quá trình CNH, HĐH bởi người dân được định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi để cung cấp các mặt hàng cho các hiệp hội doanh nghiệp rồi từ đó xây dựng các khu chế xuất chế biến các mặt hàng nông sản tạo nên môi trường việc làm cho người dân tại chỗ.
- Xu hướng CNH, HĐH này góp phần giúp cho người dân tìm được thị trường tiêu thụ, thông qua đó họ dần chuyển đối lối canh tác tự cung tự cấp sang hình thức sản xuất kinh tế hàng hóa.
- Như vậy có nghĩa là họ tìm ra được những cây trồng vật nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường và có giá trị hàng hóa cao, điều đó đã giúp cho họ chuyển đổi cách nghĩ cách làm trong hoạt động kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo cuộc sống của mình..
- Như vậy hướng phát triển CNH, HĐH của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây là dựa vào doanh nghiệp thương mại và các nhà máy chế xuất qui mô vừa và nhỏ theo hình thức doanh nghiệp tư nhân là chính..
- ‑ Phát triển kinh tế hàng hoá được coi là một hướng đi quan trọng của quá trình CNH, HĐH ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hiện nay do đường giao thông đi lại dễ dàng, việc thu mua các nông lâm thuỷ sản gặp nhiều thuận lợi (do mạng lưới chợ và hoạt động buôn bán được mở rộng lên tận buôn làng xa xôi nhờ sự tác động của các dự án, chương trình xã hội và các chính sách trợ giúp vốn.
- nên đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã dần biết cách mua bán các sản phẩm nông nghiệp của mình làm ra, và như vậy là họ đã có tích luỹ hàng hóa.
- Nhờ vậy mà đời sống kinh tế của người dân được nâng cao.
- Họ không chỉ dựa vào các nông sản sản xuất được để chế biến các món ăn hàng ngày mà đã biết bán các loại nông sản để mua về thực phẩm cá thịt cải thiện một phần đời sống, nâng cao dinh dưỡng cho bữa ăn.
- Vì vậy kinh tế hàng hóa được coi là một hướng đột phá và là nền tảng bước đầu của quá trình CNH, HĐH vùng miền núi..
- Đây được coi là một xu hướng phát triển CNH, HĐH miền núi Nam Trung bộ ở nước ta.
- Bởi KHKT là động lực của CNH, HĐH, không thể phát triển CNH, HĐH nếu như người dân vẫn ở trong tình trạng sản xuất lạc hậu, dựa vào những tri thức dân gian là chính, xa lạ với tri thức KHKT.
- Trong những năm qua, nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện ở vùng đồng bào các DTTS nơi đây, như chương trình định canh định cư được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX để phát triển nông nghiệp miền núi.
- Hơn 30 năm qua, công tác định canh định cư ở vùng miền núi Nam Trung bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
- đã từng bước định canh định cư, xây dựng làng quê ổn định dựa trên kinh tế nương rẫy, chăn nuôi và bước đầu làm quen với kinh tế ruộng nước.
- Định canh định cư đã giúp cho người dân thâm canh, đa canh và đa dạng hoá ngành nghề, mở rộng kinh tế hàng hoá.
- Nhờ vậy, người dân được tiếp xúc với những tri thức KHKT.
- Chương trình định canh định cư còn chú trọng phát triển kinh tế vườn nhà, vườn rừng, kinh tế trang trại và đã bắt đầu xuất hiện nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi, biết làm giàu, biết vươn lên trong đời sống.
- Bên cạnh đó, các chương trình xoá đói giảm nghèo đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn, được cán bộ khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn cụ thể kỹ thuật canh tác, cách thức chọn cây trồng vật nuôi.
- Vì vậy, những hộ nghèo đã từng bước được tiếp cận với các nguồn vốn chính sách xã hội và được hướng dẫn cách sử dụng phân bón, kỹ thuật canh tác các loại cây nông sản có giá trị hàng hoá..
- Như vậy người dân đã dần được tiếp xúc với những tri thức KHKT..
- Từ năm 1998, Chính phủ thực hiện Chương trình 135 ‑ chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi.
- Thực chất, đây là chương trình xoá đói giảm nghèo dành riêng cho đồng bào các DTTS.
- Một trong những nội dung của chương trình này là hỗ trợ vốn, hỗ trợ cây trồng vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và hướng cho người dân phát triển kinh tế hàng hoá nhằm xoá đói giảm nghèo.
- Hệ quả tích cực của các dự án nêu trên là những tri thức KHKT ngày càng được du nhập sâu rộng trong đời sống người dân vùng đồng bào các DTTS nơi đây.
- Bên cạnh đó, sự phát triển cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm và sự mở rộng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống vô tuyến truyền hình, loa phóng thanh,.
- sự cư trú xen cài của người Việt giữa các nông lâm trường với các bản làng dân tộc, giúp cho người dân bản địa ngày càng có điều kiện tiếp xúc sâu rộng với các tri thức KHKT trong sản xuất, trong cuộc sống hàng ngày..
- ‑ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế mở rộng nhiều ngành nghề, trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều loại con có giá trị hàng hoá cao.
- Đây được coi là một hướng quan trọng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá vùng đồng bào các DTTS Nam Trung bộ.
- Nếu như trước đây, người dân chỉ quen với hình thức độc canh cây lương thực (lúa nương, lúa rẫy, các loại cây lương thực khác ngô, khoai, sắn.
- và cũng chỉ quen với nền kinh tế tự cung tự cấp, thì hiện nay, với sự tác động của nền kinh tế thị trường, với vai trò của các tổ chức đoàn thể, với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, người dân đã chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.
- Bên cạnh nông nghiệp nương rẫy, họ đã chú trọng kinh tế lúa nước, kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
- Ở nhiều vùng đồng bào DTTS không chỉ dựa vào việc khai thác các sản vật của tự nhiên mà còn tham gia vào các hoạt động nông lâm nghiệp như bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng từ các nông lâm trường.
- Một số vùng còn chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công, biến sản phẩm của các ngành nghề này thành những mặt hàng mang giá trị hàng hoá như nghề dệt của người Tà ôi.
- Một số vùng còn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị hàng hoá như sâm Ngọc Linh, quế Trà Bồng, Trà Mi, cà phê, cao su ở Quảng Trị, Thừa Thiên‑Huế, Quảng Nam, hay chuyên canh các rẫy chuối, rẫy dứa, các loại đậu, mè.
- tạo nên những loại hàng hoá đa dạng cung cấp cho thị trường.
- Ngoài ra, đồng bào còn chú trọng phát triển chăn nuôi khiến cho các loại vật nuôi ngày càng gia tăng ở vùng đồng bào các dân tộc như trâu, bò đặc biệt là giống bò lai sin, bò lấy sữa, dê.
- Nhiều nơi người dân đã phát triển kinh tế vườn‑ao‑chuồng (VAC), vừa chú trọng các loại vườn nhà vườn rừng để trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp, kết hợp với chăn nuôi, gia súc gia cầm và đào ao nuôi cá nên đã xuất hiện nhiều gương làm giàu trên quê hương mình.
- Sự chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá ngành nghề đã tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá, tăng sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
- và đặc biệt, nhờ đó mạng lưới buôn bán ở các chợ vùng cao ngày càng được mở rộng..
- ‑ Phát triển các hoạt động du lịch theo hướng du lịch văn hoá tộc người, văn hoá sinh thái.
- Đây cũng được coi là một hướng quan trọng trong CNH, HĐH vùng đồng bào các DTTS Nam Trung bộ.
- Đặc biệt, vùng núi Nam Trung bộ tồn tại hơn 30 tộc người khác nhau, mỗi tộc người có những sắc thái văn hoá riêng đã hình thành nên những bản làng văn hoá của các tộc người thiểu số.
- Đó chính là những sản phẩm danh thắng và văn hoá sinh thái tộc người phục vụ đắc lực cho ngành công nghiệp không khói, là những điểm đến của các tour du lịch sinh thái, du lịch văn hoá tộc người đã được khai thác rất có hiệu quả trong những năm gần đây.
- Tác động của ngành công nghiệp không khói này đến vùng đồng bào các DTTS là tạo nên môi trường việc làm tại chỗ cho người dân.
- và người dân có thể tham gia trao đổi các loại hàng hoá nông sản, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đặc trưng của dân tộc mình.
- Tác động của hoạt động du lịch đã thúc đẩy đời sống kinh tế của người dân địa phương, làm cho cơ sở hạ tầng ở đây được chú trọng đầu tư, môi trường văn hoá xã hội được củng cố phát triển..
- ‑ Nâng cao đời sống người dân về cả đời sống kinh tế và văn hoá xã hội..
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá lấy mục tiêu là phát triển kinh tế xã hội..
- Vì vậy, hệ quả tất yếu của quá trình này là chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS được nâng lên.
- Bộ mặt của các bản làng nơi đây biến đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội được mở rộng, đời sống kinh tế của người dân được nâng cao.
- Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân ngày càng phát triển, hoạt động y tế, giáo dục được cải thiện đáng kể, đời sống văn hoá của người dân ngày càng được nâng cao theo xu hướng tiếp nhận và hội nhập văn hoá khu vực, văn hoá thế giới, văn hoá hiện đại trên cơ sở giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
- Những phong tục tập quán, luật tục, tri thức dân gian, không gian văn hoá cồng chiêng được giữ gìn bên cạnh sự tiếp.
- nhận những phương tiện thông tin hiện đại ngày càng phổ biến như loa, đài, tivi.
- Đây được coi là một xu hướng phát triển CNH, HĐH theo quan điểm toàn diện, bền vững và sâu rộng của Đảng ta..
- ‑ Tăng cường các nguồn lực thế mạnh của vùng miền đi liền với bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Đây được coi là một trong những nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH vùng miền núi theo quan điểm của Đảng..
- Nếu như ở phương Tây CNH, HĐH thông thường và phổ biến là chỉ chú trọng đến xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển KHKT để tạo ra những sản phẩm ngày càng tinh vi hiện đại, còn vấn đề môi trường không được chú trọng nên đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm, huỷ hoại môi trường sống, làm cho sự phát triển ngày càng rơi vào tình trạng không bền vững, tạo nên nguy cơ mang tính toàn cầu – nguy cơ ô nhiễm môi trường, thì CNH và HĐH theo quan điểm của Đảng ta là vừa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và vừa chú trọng bảo vệ môi trường, xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
- Trong thời gian qua, bên cạnh việc tăng cường mở rộng kinh tế hàng hoá, biến đổi cây trồng vật nuôi, quá trình CNH, HĐH nơi đây còn chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, chú trọng việc khoanh nuôi rừng và bảo vệ rừng.
- Vì vậy hệ thống các nông lâm trường với việc kết hợp các hộ gia đình nhận chăm sóc rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng đã được mở rộng..
- Việc đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, mở rộng kinh tế hàng hoá đã giúp cho người dân giảm áp lực lương thực tại chỗ, cũng là điều kiện để rừng được bảo vệ, được giữ gìn.
- Bởi vậy CNH, HĐH vùng miền núi các DTTS Nam Trung bộ hiện nay không làm tổn hại đến môi trường mà còn có tác dụng tái tạo, bảo vệ nguồn lợi từ tự nhiên..
- Hiện nay, quá trình CNH, HĐH vùng đồng bào các DTTS Nam Trung bộ đang diễn ra với nhiều cơ hội và không ít những thách thức;.
- những cơ hội và thách thức đó là:.
- Về cơ hội:.
- ‑ Đây là một vùng có tiềm năng về thiên nhiên “rừng vàng”.
- Đất đai ở đây phì nhiêu rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp toàn diện với nhiều cây trồng vật nuôi.
- Có những vùng rừng núi tồn tại đặc sản là các loại cây trồng quý hiếm có giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, quế Trà Mi, Trà Bồng....
- ‑ Về cơ sở hạ tầng, trong những năm gần đây có những đổi mới đáng kể, nhất là sau khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng.
- các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ y tế, phát triển giáo dục, các cơ sở văn hóa như nhà cộng đồng, nhà văn hóa được xây dựng đến các thôn bản..
- ‑ Nguồn nhân lực của vùng dân cư nơi đây khá phong phú, nhất là các nguồn nhân lực trẻ.
- Người trong độ tuổi lao động từ thanh niên cho đến trung niên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có số lượng đông đảo.
- ‑ Môi trường văn hóa xã hội của các cộng đồng dân cư nơi đây yên bình trong cuộc sống thôn quê vùng rừng núi.
- Các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu dường như rất ít xảy ra ở các cộng đồng dân cư, dân tộc thiểu số nơi đây..
- Về thách thức:.
- ‑ Về văn hóa xã hội, tình làng nghĩa xóm trong quan hệ cộng đồng là ưu điểm của đồng bào nơi đây.
- những hạn chế như sự dựa dẫm, ỷ lại, đồng bào không năng động để tạo ra những biến đổi và những cách làm mới.
- thậm chí lối sống dựa vào rừng núi tự do hoang dã cũng hạn chế đến khả năng vươn lên làm giàu, tiếp cận một lối sống mới, kỷ luật lao động mới trong quá trình CNH, HĐH..
- Theo số liệu của Ban Dân tộc các tỉnh độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số, độ tuổi dưới lao động chiếm khoảng 30% dân số, còn lại hơn 15% số người trên độ tuổi lao động, nhưng nguồn nhân lực ở đây chủ yếu là lao động thủ công, lao động bằng sức lực cơ bắp, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế.
- Điều nay gây nên những cản trở không nhỏ đến cơ hội tiếp nhận việc làm từ môi trường CNH, HĐH..
- Như vậy, CNH và HĐH ở vùng núi các DTTS Duyên hải Nam Trung bộ đang diễn ra với nhiều xu hướng khác nhau.
- trong những xu hướng đó tồn tại nhiều cơ hội và không ít những thách thức.
- Điều cần chú ý là những cơ hội và thách thức không tồn tại độc lập, không tách rời nhau, mà trái lại, chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau.
- Vì vậy, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH vùng miền núi nơi đây phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ hội và thách thức đề tìm ra các giải pháp phát nhằm triển bền vững xã hội theo con đường CNH, HĐH..
- [1] Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 74..
- [5] Nguyễn Văn Mạnh (2008), Biến đổi văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các dân tộc thiểu số Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, đề tài khoa học cấp tỉnh..
- [6] Ban dân tộc và miền núi tỉnh Bình Định (2000), Văn hoá các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định, Nxb.
- [7] Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam (2005), Tìm hiểu con người miền núi Quảng Nam, Quảng Nam..
- Văn hoá dân tộc, Hà Nội..
- [11] Nguyễn Văn Mạnh (2002), Văn hoá làng và làng văn hoá ở Quảng Ngãi, Nxb