« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG.
- BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM.
- 9 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.
- Khái niệm tài nguyên rừng và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam.
- Khái niệm tài nguyên rừng.
- Tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam.
- Khái niệm các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng và ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Khái niệm các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng.
- Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm về lĩnh vực tài nguyên rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về bảo vệ tài nguyên rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay.
- Giai đoạn từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985Error! Bookmark not defined..
- Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG.
- Bảo vệ tài nguyên rừng bằng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng.
- Tình hình điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng.
- Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng.
- Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng.
- Những giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam.
- Tăng cường điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội xâm phạm đến tài nguyên rừng.
- Bảng 2.1: Thống kê địa bàn xảy ra vi phạm pháp luật xâm hại đến nguồn tài nguyên rừng.
- Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tài nguyên rừng có vai trò cân bằng hệ sinh thái, ổn định và điều hòa khí hậu, giúp sự sống trên trái đất được duy trì bền vững.
- Không những thế, tài nguyên rừng còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
- Vì vậy, bảo vệ tài nguyên rừng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và tất cả các quốc gia trên thế giới, nhằm bảo vệ tài nguyên rừng đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do hành vi trái pháp luật của con người gây ra..
- Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam đang là vấn đề cấp bách, bởi tài nguyên rừng ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng, đặc biệt là rừng tự nhiên.
- Như vậy, nếu chúng ta không chung tay vào cuộc, không kịp thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu, thì trong tương lai không xa tài nguyên rừng của nước ta sẽ cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu và tác động xấu đến sự phát triển bền vũng của nền kinh tế quốc gia..
- Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước ta là phải có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên rừng, trong đó biện pháp hình sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
- Vì vậy, quy định của pháp luật hình sự phải được rõ ràng, chặt chẽ, phải có hệ thống các chế tài nghiêm khắc và đủ mạnh để răn đe giáo dục đối với các chủ thể xâm hại đến tài nguyên rừng.
- Đây là một trong những giải pháp đồng thời là hướng đi thiết thực nhằm ngăn chặn và tiến đến đẩy lùi hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng..
- Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang chuyển mình trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc gia đang có chiều hướng gia tăng.
- Giá trị kinh tế ngày càng cao và nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ tài nguyên rừng ngày càng lớn, dẫn đến tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng..
- Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng và vai trò quan trọng của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ tài nguyên rừng.
- Trong những năm qua các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp xử lý nghiêm minh những kẻ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở nước ta ngày càng tốt hơn..
- Tuy nhiên, như đã viện dẫn nêu trên, chế tài trong một số quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa thực sự đủ mạnh để răn đe trấn áp, một số hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng phát sinh trong thực tiễn chưa được pháp luật hình sự quy định riêng thành tội phạm độc lập.
- Mặt khác, hiện nay quy định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực tài nguyên rừng còn thiếu đồng bộ và nhiều điểm bất cập.
- Vì vậy, các chủ thể có hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng vẫn chưa được.
- xử lý nghiêm minh và triệt để, dẫn đến tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên đang ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng và có nguy cơ bị thu hẹp trên bản đồ lâm nghiệp..
- Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn về công tác áp dụng pháp luật hình sự để bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
- Do đó, với mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp bảo vệ tài nguyên rừng, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển bền vững, học viên đã chọn đề tài: “Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học..
- Trước thực trạng tài nguyên rừng của nước ta trong những năm gần đây đang bị tàn phá nghiêm trọng, không những gây tác động xấu đến môi trường sinh thái mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
- Trước tình hình đó, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương biện pháp để khắc phục và cũng đã có một số tác giả trong nước có sự đầu tư nghiên cứu ở nhiều góc độ phương diện khác nhau, nhằm tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên rừng.
- công trình “Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012..
- Hà Công Tuấn, “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh.
- vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” năm 2002.
- Vũ Thị Huyền, “Tội vi phạm qui định về khai thác và bảo vệ rừng trong luật hình sự Việt Nam” năm 2010, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, do PGS.TS.
- Như vậy, từ việc nghiên cứu, đánh giá các công trình nghiên cứu như đã nêu trên, học viên nhận thấy trong những năm gần đây ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng.
- nhất định, cũng như đặt ra vấn đề chung nhất trong quản lý môi trường, quản lý tài nguyên rừng và các giải pháp chung dưới góc độ pháp lý - xã hội về bảo vệ rừng và xử lý vi phạm..
- Tổng quan lại, chưa có luận văn thạc sĩ luật học nào đi sâu vào việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam, phân tích cấu thành tội phạm và thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng, từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam.
- Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa mang tính lý luận, vừa có tính thực tiễn..
- Trên cơ sở ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự sống của loài người và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia và trước thực trạng tài nguyên rừng đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng trong những năm gần đây.
- Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của sự cần thiết quy định các tội phạm liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam.
- Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng, góp phần quan trọng để bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia phát triển toàn diện và bền vững..
- 1) Làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với môi trường sống và sự tác động của nó đối với nền kinh tế đất nước;.
- 2) Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay (2014);.
- 3) Nghiên cứu thực trạng và các quy định của pháp luật hình sự hiện nay về bảo vệ tài nguyên rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam trên cơ sở làm rõ những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng;.
- 4) Tổng hợp kết quả nghiên cứu, cũng như đánh giá những yếu tố làm cho tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp, hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước;.
- 5) Đề xuất và luận chứng giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự..
- Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng.
- Nghiên cứu thực trạng đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng ở Việt Nam bằng pháp luật hình sự, đồng thời nghiên cứu diễn biến tình hình vi phạm pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng trong những năm gần đây (2008-2013) trên phạm vi toàn quốc.
- Qua đó tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng ở nước ta đang ngày càng bị tàn phá hủy hoại.
- Đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự trong lĩnh vực tài nguyên rừng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước..
- Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền và chính sách pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng..
- Nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng về một số tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng.
- Qua đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm đến tài nguyên rừng và đang ngày càng diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của nền kinh tế đất nước..
- Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về bảo vệ tài nguyên rừng [Điều 175, 176, 189, 190, 240 Bộ luật hình sự].
- Thực tiễn áp dụng, những thuận lợi, những khó khăn vướng mắc, bất cập trong công tác áp dụng các điều luật nêu trên để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng, từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng của Bộ luật hình sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực này ở nước ta hiện nay, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc gia..
- Đặc biệt, kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, đồng thời cung cấp cho các cán bộ làm công tác thực tiễn ở địa phương cơ sở lý luận và những kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng, góp phần nâng hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam..
- Chương 2: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử..
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp năng cao hiệu quả việc bảo về tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam..
- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.
- Tài nguyên rừng không những có giá trị cao về kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và cân bằng hệ sinh thái đối với môi trường sống trên trái đất, đồng thời có tác động quan trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
- Do đó, để hiểu rõ đặc điểm và khái niệm tài nguyên rừng, trước tiên cần phải hiểu tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên môi trường)..
- Theo nghĩa rộng, tài nguyên môi trường bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho đời sống và sự phát triển của mình.
- Trong khoa học môi trường, tài nguyên thiên nhiên được chia thành ba loại sau đây:.
- Tài nguyên tái tạo:.
- Tài nguyên tái tạo là loại tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự tự nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, phát triển và chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin đó nữa..
- Theo S.E.Jorgensen (1981) Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý, sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan..
- Tài nguyên thiên nhiên tái tạo được có thể kể ra như: Tài nguyên sinh học, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng mặt trời, tài nguyên nước, tài nguyên gió....
- Tài nguyên không tái tạo:.
- Là loại tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn và sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng.
- các thông tin di truyền, các gen quí, hiếm bị mai một không giữ lại được là những nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được..
- -Tài nguyên vĩnh cửu:.
- Là loại tài nguyên tồn tại vĩnh cửu trong tự nhiên, không phụ thuộc vào sự tác động của con người.
- Tài nguyên vĩnh cửu có liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp đến năng lượng mặt trời.
- Có thể xem năng lượng mặt trời là nguồn tài nguyên vô tận, chúng ta có thể phân ra:.
- Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên còn được phân loại như: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển [35]..
- Còn theo tác giả Nguyễn Thanh Huyền, thì “Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng (gọi chung là quần xã sinh vật) [14].
- Tóm lại, dưới góc độ khoa học, theo người viết thì, tài nguyên rừng thực chất là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và thuộc loại tài nguyên tái tạo được, nhưng nếu con người sử dụng không khoa học và không hợp hợp lý, thì tài nguyên rừng có thể bị hủy hoại hoặc suy thoái không thể tái tạo lại..
- Như vậy, từ khái niệm đã nêu có thể chỉ ra các đặc điểm của tài nguyên rừng như sau:.
- Một là, tài nguyên rừng là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên;.
- Hai là, tài nguyên rừng thuộc loại tài nguyên có thể tái tạo được, nhưng nếu sử dụng không khoa học và không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị hủy hoại hoặc suy thoái không thể tái tạo lại;.
- Ba là, thông qua hoạt động kinh tế của con người, tài nguyên rừng được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
- Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự phát triển bền vững của nền.
- Văn bản pháp luật.
- Quốc hội nước CHXHCNVN (2008), Bộ luật hình sự Việt Nam 6.
- Quốc hội nước CHXHCNVN (2000), Bộ luật hình sự Việt Nam.
- Cục kiểm lâm Việt Nam năm (2008-2013), Tổng hợp số liệu thống kê về số vụ xâm hại đến tài nguyên rừng, cháy rừng và số vụ bị truy tố, xét xử..
- Nguyễn Thanh Huyền (2012), Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.