« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiên phong đào tạo về nhân quyền


Tóm tắt Xem thử

- 38 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội Số 294 - 2015 39 ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI.
- Trong truyền thống dân tộc, nhân quyền và nhân đạo là một nét đẹp đặc trưng cho văn hóa Việt Nam.
- Theo đường lối của Đảng, nhân quyền được xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực.
- Phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thì vấn đề giáo dục nhân quyền nói chung và giảng dạy luật nhân quyền trong các trường đại học là một yêu cầu khách quan, không thể thiếu.
- năm 2013 đã dành chương 2 đối với việc đảm bảo các quyền con người, quyền công dân và đã được ghi nhận trong Luật nhân quyền quốc tế.
- PGS.TS Chu Hồng Thanh – NGUT, giảng viên Khoa Luật, ĐHQGHN - cho rằng, "Việc chậm trễ trong giảng dạy Luật nhân quyền quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học không chỉ gây ra những khiếm khuyết trong nâng cao mặt bằng dân trí và bồi dưỡng nhân lực mà còn là một trong những nguyên nhân của tình trạng quan liêu, tham nhũng trong bộ máy.
- bị động đối phó hoặc có nhiều lúng túng trong cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng về nhân quyền cả ở trong nước và quốc tế trên bước đường hội nhập và giao lưu quốc tế"..
- Đứng trước nhu cầu cấp thiết của xã hội, với sứ mệnh tiên phong của ĐHQGHN đổi mới giáo dục đào tạo, năm 2007, Khoa Luật đã chính thức đưa nhân quyền vào giảng dạy cho sinh viên với 3 tín chỉ.
- Từ năm 2012 đến nay, môn học nhân quyền trở thành môn học bắt buộc với 4 tín chỉ đối với đào tạo cử nhân của Khoa.
- Đến nay, Khoa đã đào tạo được 2 khóa thạc sĩ Luật học chuyên ngành thí điểm về nhân quyền, đây là bước đột phá mới trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
- Có thể khẳng định, qua thực hiện chương trình trong 8 khóa đào tạo cử nhân, 2 khóa thạc sĩ nhân quyền đã tốt nghiệp có thể thấy rằng ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở giáo dục đại học nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và thực hiện giảng dạy một cách hệ.
- Thực hiện chủ trương của ĐHQGHN về xây dựng những chuyên ngành đào tạo sau đại học mới để đáp ứng nhu cầu xã hội, những năm qua, Khoa Luật đã xây dựng Đề án mở mã đào tạo thí điểm sau đại học bậc thạc sĩ pháp luật về quyền con người.
- Đến nay chương trình được tổ chức thực hiện thành công và tiếp tục chính thức hóa đào tạo, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước..
- thống về luật nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế như Khoa Luật ĐHQGHN..
- Việc giảng dạy chương trình này không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi chương trình, nội dung, đối tượng, học thuật và phương pháp khoa học mà còn là bước khởi đầu đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn thực hiện đường lối đổi mới đất nước, trong đó quyền con người là mục tiêu và động lực của sự nghiệp đổi mới..
- Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao những thành công của Khoa Luật trong việc xây dựng và triển khai chương trình này.
- Thành công đó đã góp phần đẩy mạnh tính tiên phong trong đào tạo các lĩnh vực học thuật mới của ĐHQGHN, góp phần vào sự phát.
- Phó Giám đốc khẳng định, Khoa Luật triển khai đào tạo, nghiên cứu về pháp luật quyền con người đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của ĐHQGHN trước sự nghiệp chung của đất nước..
- Chương trình thạc sĩ thí điểm pháp luật quyền con người được xây dựng nhằm mục tiên đào tạo chuyên gia về quyền con người - một lĩnh vực mới nhưng rất cấp thiết ở Việt Nam - nên đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân..
- Một số học viên đã thực hiện được việc gắn kết giữa học tập với nghiên cứu khoa học ngay trong quá trình đào tạo và đã có một số bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Sản phẩm đầu ra cũng như đội ngũ giảng viên của Khoa Luật đã và đang có những đóng góp nổi bật trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thực thi pháp luật về quyền con người ở Việt Nam.
- Nhiều người trong số họ là chuyên gia hàng đầu về quyền con.
- 40 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội Số 294 - 2015 41 người ở nước ta - những người được.
- các cơ quan nhà nước quan tâm và lắng nghe khi xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật về quyền con người, kể cả trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa qua để ban hành hiến pháp năm 2013.
- Đánh giá về chương trình đào tạo này tại Khoa Luật, ông Lê Tuấn Anh – Phó Trưởng phòng Thường trực về Nhân quyền của Chính phủ - cho biết, với tư cách là cơ quan đầu mối, tham mưu cho Chính phủ - hiểu rất rõ sự cần thiết, tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục, đào.
- tạo về nhân quyền.
- Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực và chương trình đào tạo về nhân quyền của Khoa Luật.
- Trong những năm qua, nhiều giảng viên, học viên của chương trình này đã và đang hợp tác với chúng tôi, trong đó có những người trở thành chuyên gia nòng cốt, người cộng tác thân thiết của văn phòng và tạp chí.
- các vấn đề pháp lí quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người.
- Những kết quả này cho thấy hướng đi đúng đắn của Khoa Luật và ĐHQGHN trong việc phát triển các chương trình đào tạo về nhân quyền.
- Chúng tôi hi vọng Khoa Luật tiếp tục thúc đẩy và mở rộng các chương trình giáo dục nhân quyền..
- “Chương trình đào tạo nhân quyền là chương trình đào tạo thí điểm nhưng có.
- Các tân thạc sĩ luật về quyền con người sẽ là những hạt giống, là những người có vai trò quan trọng trong việc nhân rộng ở các cấp học.
- Họ sẽ là các chuyên gia đầu tiên, nòng cốt trong các cơ quan nghiên cứu, cơ quan pháp luật về lĩnh vực này.
- Hơn thế nữa, chúng ta nhận thấy cái nhìn của thế giới đối với Việt Nam về vấn đề nhân quyền đã thay đổi từ khi chúng ta có chương trình này”..
- Vũ Minh Giang cũng cho rằng với tư cách học thuật, ngành học, pháp luật về quyền con người mang tính liên ngành rất cao, chúng ta cần phải tăng tính liên ngành của quyền con người với các lĩnh vực khác như văn hóa, lịch sử,… Có thể nói, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về nhân quyền ở bậc thạc sĩ mang tính chất liên ngành, đa ngành và cũng xuất phát từ tính đa diện của vấn đề quyền con người, ngoài kiến thức luật học cơ bản, còn tích hợp kiến thức của một số ngành khoa học xã hội khác mà liên quan chặt chẽ đến nhân quyền như triết học, chính trị học, xã hội học, sử học, tâm lí học… Có lẽ để đáp ứng được tính chất đó của chương trình không nơi nào khác có điều kiện thuận lợi, tốt nhất như ở Khoa Luật, ĐHQGHN, bởi ĐHQGHN là nôi đào tạo chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực.
- Bên cạnh đó, Khoa có đội ngũ giảng viên, nhà khoa học tâm huyết với sự nghiệp đào tạo luật học nói chung, đào tạo luật về quyền con người nói riêng.
- Khoa đã huy động được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức chuyên sâu về nhân quyền, có quá trình nghiên cứu lâu dài về nhân quyền ở nước ngoài và Việt Nam, trong đó có không ít các chuyên gia hàng đầu về nhân quyền của Nauy, Thụy Điển, Úc, Nhật Bản, Thái Lan,….
- Khoa Luật hiện sở hữu một cơ sở học liệu phong phú bậc nhất về quyền con người ở Việt Nam, bao gồm một thư viện riêng với khoảng 2000 danh mục tài liệu và một trang web phục vụ cho chương trình thạc sĩ nhân quyền.
- Học liệu bao gồm tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền và một số sách chuyên khảo quan trọng về vấn đề này đã được dịch và biên soạn để phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên..
- Như vậy, thực tế khẳng định, Khoa Luật tổ chức thành công giảng dạy,.
- kiểm tra đánh giá các môn học ở bậc cử nhân và thạc sĩ nhân quyền theo các quy định chung của Bộ Giáo dục &.
- Đào tạo và ĐHQGHN.
- Chương trình đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, quá trình đào tạo được đánh giá cao từ phía người học và nhà sử dụng lao động.
- Qua 2 khóa thí điểm, Khoa đã đào tạo được nguồn cán bộ, chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về nhân quyền cho nhiều cơ quan, tổ chức, cơ sở học thuật trong cả nước..
- Năm học 2015 – 2016, Khoa Luật tuyển sinh thí điểm khóa 3 và xây dựng đề án trình ĐHQGHN và các cơ quan Nhà nước phê chuẩn chính thức hóa chương trình thạc sĩ này.
- Đây là chương trình được quy hoạch ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế của ĐHQGHN giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030.
- cũng trong năm học 2015 Khoa sẽ xây dựng chương trình đào tạo nhân quyền bậc tiến sĩ.
- PGS.TS Tô Văn Hòa – Chủ nhiệm Khoa Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội - bày tỏ: “Chúng tôi mong đợi Khoa Luật một lần nữa đi tiên phong trong việc mở chương trình đào tạo tiến sĩ luật Nhân quyền đầu tiên ở Việt Nam..
- Những thành công của Khoa không chỉ đóng góp cho xã hội, mà còn là nguồn động viên, cổ vũ cũng như là tiền đề cho các trường luật khác ở Việt Nam phát triển và mở rộng các chương trình đào tạo nhân quyền của mình”.
- Còn theo Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn chỉ đạo: “Khoa Luật cần tiếp tục duy trì và phát triển chương trình đào tạo nhân quyền.
- bên cạnh đó nên điều chỉnh chương trình để hoàn thiện hơn nữa và phát triển đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này để tạo kế sâu rễ bền gốc, phát triển, mở rộng.
- Ngay từ bây giờ, Khoa cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xây dựng kế hoạch đào tạo bậc tiến sĩ trong thời gian tới”.