« Home « Kết quả tìm kiếm

Học phí và cơ hội tiếp cận đại học


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG VỀ CÔNG BẰNG TRONG CƠ HỘI TIẾP CẬN ĐH Ở VIỆT NAM.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận ĐH của người dân, như khả năng học tập, nguồn thông tin, động cơ theo học, nền tảng văn hóa của gia đình và trình độ giáo dục của cha mẹ trong đó có quan niệm về giới, đặc điểm vùng miền, môi trường xã hội, và khả năng tài chính.
- Để đánh giá mức độ công bằng trong cơ hội tiếp cận ĐH, có nhiều chỉ số khác nhau chẳng hạn tỉ lệ sinh viên nữ trên tổng số (GPI), tỉ lệ sinh viên ở mỗi nhóm thu nhập khác nhau, có hoàn cảnh kinh tế- xã hội khác nhau trên dân số (EEI), v.v.
- Theo kết quả tổng điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2012 thì hiện đang có mức khác biệt rất cao trong khả năng tiếp cận ĐH giữa các nhóm thu nhập khác nhau ở Việt Nam: Số người có bằng đại học trong độ tuổi 25-34 chỉ chiếm 0,4%.
- trong nhóm thu nhập thấp nhất, trái lại, con số này ở nhóm thu nhập cao nhất là 20,1%..
- Nếu tính số sinh viên hiện nay,.
- Quan điểm của Nhóm Đối thoại Giáo dục cho rằng chủ trương giữ học phí thấp để người nghèo có thể theo học là một cách tiếp cận sai lầm vì học phí thấp làm cho các trường không có đủ nguồn thu để cấp học bổng cho sinh viên nghèo.
- đồng thời đa số nguồn lực của trường phải dựa vào ngân sách nhà nước.
- Vì vậy, chỉ sinh viên từ gia đình khá giả mới đi học đại học được và chi phí đào tạo các sinh viên này lại được nhà nước bao cấp là chủ yếu.
- Phạm Phụ đã nói, giữ học phí thấp là lấy tiền của người nghèo để nuôi người giàu..
- Quan trọng hơn, xét cụ thể theo các nhóm thu nhập khác nhau ở Việt Nam, thì ở ngũ phân vị thu nhập thấp nhất khả năng này hầu như bằng không.
- Với nhóm thu nhập trung bình thấp chỉ số này là 31,61.
- và với nhóm thu nhập cao nhất là 60,66.
- Đó chính là lí do nhóm Đối thoại Giáo dục cho rằng hiện nay phần lớn sinh viên không thuộc những gia đình nằm trong tầng lớp thu nhập thấp.
- Và vì số tiền ngân sách nhà nước cấp cho các trường ĐH công lấy từ tiền thuế của người dân, trong đó có người nghèo, nên GS.
- Phạm Phụ đã nói rằng đó là “lấy tiền của người nghèo để nuôi người giàu”..
- Thống kê trên đây chỉ cho chúng ta thấy mối tương quan giữa thu nhập và trình độ học vấn, nhưng không nói lên quan hệ nhân quả.
- Nói cách khác, mặc dù tỉ lệ người giàu có bằng đại học cao hơn, nhưng phần lớn người học ĐH hiện nay vẫn là từ những gia đình không giàu, thậm chí theo quan sát của nhiều người, hầu hết sinh viên trong các trường ĐH ở Việt Nam là từ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình, chỉ một.
- thiểu số là từ gia đình khá giả.
- Một tài liệu của UNESCO tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011 cho biết, 51% tổng số sinh viên hiện nay là từ nhóm 20% dân số giàu nhất.
- Với nhóm này, thì con cái đã đi học ở nước ngoài, hoặc ít ra là những trường tư học phí rất cao trong nước..
- Do đó việc tăng học phí, nếu diễn ra, sẽ ảnh hưởng lớn đến rất nhiều sinh viên (và rộng ra là rất nhiều gia đình).
- Nếu chúng ta tính đến một thực tế là, càng nghèo, thì người dân càng tha thiết cho con vào ĐH để mong thoát khỏi cuộc sống lầm than, thì sẽ thấy không ít gia đình đã phải bán nhà cửa, ruộng vườn, vay mượn để con cái theo đuổi việc học..
- Vì vậy chúng tôi cho rằng nhận định sau đây của VED cần được xem xét thận trọng hơn: “Thứ nhất, học phí thấp làm cho các trường không có đủ nguồn thu để cấp học bổng cho sinh viên nghèo..
- Thứ hai, học phí thấp dẫn đến đa số nguồn lực của trường phải dựa vào ngân sách nhà nước.
- Vì hai lí do này, chỉ sinh viên từ gia đình khá giả mới đi học đại học được”.
- Có một thực tế là khả năng chi trả của người dân rất có giới hạn.
- Về mặt tài chính, có hai lí do trực tiếp dẫn đến hiện trạng khả năng theo đuổi ĐH rất thấp trong nhóm thu nhập thấp.
- Một là chi phí theo học ĐH trường công hiện chiếm 96,89% tổng thu nhập của một gia đình thu nhập thấp (dưới 5 triệu đồng/tháng), còn nếu học trường tư thì chiếm đến 122,12%.
- Trong lúc đó, với gia đình thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng thì chi phí học trường công chỉ chiếm 23,51%.
- học phí, thì học phí trường công chiếm 16,77% tổng thu nhập của gia đình thu nhập thấp, trường tư chiếm 40,70%..
- Rõ ràng khả năng chi trả là một rào cản đáng kể.
- Tuy nhiên, lí do thứ hai mới thật là quan trọng và đáng chú ý: tương quan giữa chi phí và lợi ích.
- Hiển nhiên là đối với mọi gia đình, chi phí theo học đại học là một khoản đầu tư cho tương lai.
- Vậy khoản đầu tư này mang lại lợi ích gì so với chi phí sẽ phải bỏ ra? Tổng cục Thống kê có một báo cáo phân tích mối tương quan giữa thu nhập và học vấn dựa trên số liệu điều tra năm 2009, tuy nhiên báo cáo này không cho biết cụ thể tỉ lệ hoàn vốn của học vấn ĐH.
- Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Phạm Lê Thông năm 2011 về ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với thu nhập, dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008 đã cho biết rằng tầm quan trọng của học vấn đối với thu nhập ngày càng được khẳng định trong kinh tế thị trường, nhưng so với các nước phát triển thì suất sinh lợi ở Việt Nam thấp hơn nhiều.
- Vấn đề tài chính cho GDĐH là một thách thức lớn, vì nó phải nhằm vào hai mục tiêu có vẻ như khó đạt được đồng thời: một là bảo đảm nguồn chi cho nhu cầu không ngừng tăng của các trường để có thể đem lại một dịch vụ có chất lượng, cũng như duy trì các hoạt động nghiên cứu có thể không mang đến lợi ích kinh tế tức thời.
- và hai là, bảo đảm công bằng về cơ hội cho người dân để tầng lớp thu nhập thấp có thể thay đổi.
- Ở các nước, có ba chiến lược chính đối với học phí ĐH: (i) học phí cao, mức hỗ trợ cao cho sinh viên.
- (ii) học phí trung bình, hỗ trợ trung bình.
- (iii) học phí thấp, mức hỗ trợ thấp.
- Thêm nữa, có rất ít ngân hàng mặn mà với tín dụng sinh viên do thời gian thu hồi thì dài mà khả năng không thu được cũng rất cao, trừ khi họ có được sự bảo lãnh của nhà nước.
- Nếu ngân sách nhà nước phải bù quá nhiều cho khoản không thu hồi được thì thực chất cũng chẳng khác nào bao cấp, nhưng điều này lại kích thích thái độ thiếu trách nhiệm của người học..
- Cách thứ ba, học phí thấp và hỗ trợ sinh viên thấp giúp làm tăng cơ hội vào ĐH, tăng số người được học ĐH..
- Tất nhiên nguồn thu của các trường sẽ giảm, nghĩa là hoặc ngân sách công phải tài trợ trực tiếp cho các trường, hoặc các trường phải tìm được những nguồn thu khác từ hiến tặng và dịch vụ phục vụ cộng đồng.
- Đây là cách Việt Nam đang làm, và “những nguồn thu khác” của các trường trong những năm qua chủ yếu là đào tạo tại chức, từ xa, một hình thức hủy hoại các tiêu chuẩn học thuật trong thực tế và làm cho bằng cấp trở nên mất giá như ngày nay.
- Mặt khác, khoản thu học phí thấp đang được bù đắp bằng ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho các trường, có nghĩa là nhà nước đang gián tiếp tài trợ cho 51% sinh viên trong nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất bằng tiền thuế của toàn dân trong đó có người nghèo.
- Điều này làm cho gánh nặng ngân sách tăng lên, nghĩa là phải tăng thuế, và những khoản tài trợ trực tiếp cho sinh viên thuộc nhóm thu nhập thấp phải giảm đi..
- cách cân bằng giữa nhu cầu của các trường, khả năng tài trợ của ngân sách địa phương, và khả năng chi trả của người dân, để ba bên cùng chia sẻ gánh nặng, thay vì trút gánh nặng từ bên này sang bên khác..
- Trong trường hợp Việt Nam, có ba điểm cụ thể cần tính đến khi xác định chính sách học phí: một là khả năng của ngân sách và hiệu quả sử dụng nguồn tài chính công.
- hai là khả năng chi trả của người dân và hiện trạng trong vấn đề bình đẳng cơ hội.
- và ba là bức tranh thực tế về chất lượng đào tạo của các trường, về tình trạng thất nghiệp, về sự tham gia cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục quốc tế cũng như của nguồn nhân lực từ các nước trong khu vực khi hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN..
- Ngân sách nhà nước tài trợ trực tiếp cho các trường hiện nay khó lòng tăng vì vậy cần tập trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách công thông qua xây dựng một cơ chế đánh giá chất lượng hoạt động của các trường thay vì chỉ dựa trên đầu vào..
- Học phí sẽ phải tăng để đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận được, kèm theo mức hỗ trợ tương ứng bao gồm miễn giảm học phí, tín dụng và học bổng, nhưng điều cần lưu ý là chính sách học bổng phải được xây dựng một cách linh hoạt và khôn ngoan, bao gồm học bổng dựa trên thành tích lẫn học bổng theo nhu cầu cần được hỗ trợ.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí, từng phần hoặc toàn bộ, cho những ngành học cần thiết cho sự phát triển bền vững của quốc gia nhưng thị trường không có động lực để đáp ứng nhằm khuyến khích người học và cân bằng nhu cầu về nguồn lực.
- Cùng với cơ chế này là chính sách bắt buộc tất cả các trường công cũng như tư dành ra một tỉ lệ nhất định trong tổng thu học phí để làm học bổng bao gồm nhiều loại khác nhau phù hợp với những đối tượng khác nhau..
- Khuyến nghị thứ hai là chính sách tăng học phí phải gắn chặt với quá trình.
- tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường và công khai thông tin về mọi hoạt động của nhà trường, bao gồm những kế hoạch cải cách quản trị để mọi quyết định của nhà trường bao hàm được tiếng nói của các bên liên quan khác nhau.
- Làm sao các trường có thể thuyết phục được xã hội, nếu họ không có đủ năng lực biện minh cho những quyết định, hành động và kết quả công việc của mình?.
- trong việc xác định mức học phí tùy theo năng lực và uy tín của từng trường.
- Liệu nhà nước có nên quy định mức trần học phí ở trường công hay không, là một câu hỏi khó trả lời, vì cả những lí lẽ ủng hộ lẫn phản bác đều mạnh mẽ..
- Ở Mỹ, có tiểu bang thì nhà nước nắm lấy thẩm quyền này, có tiểu bang thì không.
- Những người ủng hộ giao cho các trường tự quyết mức học phí cho rằng khó lòng có một mức học phí chung cho các trường với địa bàn khác nhau, cơ sở vật chất và đội ngũ khác nhau, sứ mạng và trọng tâm hoạt động.
- khác nhau.
- hay chung cho các ngành với những chi phí đào tạo thực tế rất khác nhau.
- Những người phản đối cho rằng điều này sẽ biến các trường công thành ra không khác với trường tư, khiến học phí tăng cao đến mức làm giảm số người đi học và xói mòn sứ mạng phục vụ lợi ích công của nhà trường, cụ thể là đem lại cơ hội giáo dục bậc cao với chi phí thấp nhất có thể.
- Chúng tôi cho rằng việc giao tự chủ xác định mức học phí cho nhà trường cần gắn chặt với một cơ chế hữu hiệu về trách nhiệm giải trình và công khai thông tin về nhà trường, như.
- Nhà nước cần đặt các trường công cũng như tư vào một bối cảnh cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh về uy tín, mà còn về chất lượng và giá cả, vì đó là động lực để cải thiện hiệu quả..
- Tất cả những việc nhà nước cần làm là đặt ra luật chơi để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và công bằng.