« Home « Kết quả tìm kiếm

Dự báo giá chứng khoán bằng phương pháp chuỗi thời gian


Tóm tắt Xem thử

- DỰ BÁO GIÁ CHỨNG KHOÁN.
- BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUỖI THỜI GIAN.
- Tuân thủ nguyên tắc này, khi tham gia thị trường chứng khoán, điều đầu tiên nhà đầu tư quan tâm chính là nên đầu tư vào loại chứng khoán nào để có lãi và có khả năng đem về nhiều lợi nhuận nhất? Để trả lời câu hỏi này, qua nhiều kênh thông tin khác nhau, nhà đầu tư lần lượt tìm hiểu để tự trả lời các câu hỏi:.
- Trên thị trường, những loại chứng khoán nào đang được quan tâm nhất?.
- phát hành các loại chứng khoán đó ra sao?.
- Các loại chứng khoán họ đang quan tâm có xu thế và mức độ biến động giá như thế nào?.
- Giá của các loại chứng khoán đó có được thị trường định giá đúng?....
- Dựa trên những thông tin thu thập được, nhà đầu tư luôn mong muốn có thể dự báo một cách đáng tin cậy giá của các loại chứng khoán họ đang quan tâm trong những phiên giao dịch tiếp theo để kịp thời đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại nhiều lợi nhuận nhất hoặc giảm tối đa mức thua lỗ..
- Có rất nhiều phương pháp để dự báo giá chứng khoán, tuy nhiên, để có thể đưa ra được những dự báo tốt, đáng tin cậy lại không phải là một công việc dễ dàng..
- Hiện nay, có ba phương pháp chủ yếu thường được sử dụng để dự báo xu thế và mức giá chứng khoán trong tương lai đó là:.
- Phương pháp chuyên gia : Dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia theo dõi và phân tích các nhân tố tác động đến sự biến động giá của thị trường để đưa ra sự phán đoán xu thế, thậm chí cả dự đoán giá các loại chứng khoán..
- Phương pháp phân tích hồi quy : Dựa trên việc phân tích mối quan hệ tiềm.
- ẩn giữa giá các loại chứng khoán trên thị trường với các yếu tố ngoại sinh và các yếu tố khác như lượng xuất nhập khẩu, giá dầu mỏ, tình hình an ninh ở khu vực....
- Phương pháp chuỗi thời gian: Đây là phương pháp dự báo dựa trên việc phân tích các số liệu thống kê trong quá khứ với giả thiết rằng các nguyên nhân tác động tới sự biến động giá chứng khoán thể hiện trên chính sự biến động của giá chứng khoán, và sự tác động đó có độ trễ hoặc có tính "dừng".
- theo thời gian..
- Luận văn này tập trung nghiên cứu việc ứng dụng phương pháp chuỗi thời gian mà cụ thể là phương pháp xấp xỉ tuyến tính chuỗi thời gian dừng và phương pháp sử dụng mô hình ARIM A trong công tác dự báo giá chứng khoán, đây là phương pháp dự báo độc đáo, khách quan và phù hợp, cho ta những nhận định ban đầu tương đối chính xác về xu thế và mức giá trong tương lai của các loại chứng khoán ta đang quan tâm trước khi có các bước phân tích chuyên sâu hơn để ra quyết định.
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về giá chứng khoán và chuỗi thời gian..
- Chương 2: Tính dừng của chuỗi thời gian và dự báo chuỗi thời gian dừng..
- Chương 3: Dự báo chuỗi thời gian với mô hình ARIMA và ứng dụng..
- Cụ thể, Chương 1 lần lượt giới thiệu một số vấn đề cơ bản về giá chứng khoán và chuỗi thời gian bao gồm các khái niệm cơ bản về giá chứng khoán, mô hình toán học cho giá chứng khoán, bài toán dự báo giá chứng khoán, khái niệm chuỗi thời gian và dự báo chuỗi thời gian.
- Đây là những vấn đề nền tảng cho việc ứng dụng phương pháp chuỗi thời gian dự báo giá chứng khoán sẽ được nghiên cứu ở những chương sau.
- Tiếp đó, Chương 2 tập trung làm rõ thế nào là tính dừng của chuỗi thời gian, làm thế nào để kiểm định một chuỗi thời gian cho trước là có tính dừng hay không, từ đó giới thiệu phương pháp xấp xỉ tuyến tính dự báo các giá trị tương lai của một chuỗi thời gian dừng dựa trên các số liệu đã quan sát được.
- Cuối cùng, Chương 3 giới thiệu mô hình chuỗi thời gian ARIM A , hay còn gọi là mô hình chuỗi thời gian "Tự hồi quy tích hợp trung bình trượt", đây là một trong những mô hình chuỗi thời gian được sử dụng nhiều nhất để giải các bài toán dự báo các chỉ tiêu kinh tế-tài chính, từ đó, ứng dụng mô hình này trong bài toán dự báo giá chứng khoán..
- nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý của các thầy cô, bạn bè và nhiều chuyên gia về tài chính để sau này khi tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực Toán học Tài chính nói chung, và lĩnh vực Chứng khoán nói riêng tác giả có thể có những cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về những vấn đề mà mình đã trình bày..
- Trần Hùng Thao người thầy đã hết lòng tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tác giả trong suốt thời gian qua.
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về giá chứng khoán và chuỗi thời gian 1.
- 1 Giá thị trường và giá trị nội tại của chứng khoán.
- 2 Mô hình toán học của giá chứng khoán.
- 2.1 Giá chứng khoán là một quá trình ngẫu nhiên.
- 2.2 Quá trình giá chứng khoán.
- 2.3 Quỹ đạo giá chứng khoán.
- 3 Bài toán dự báo giá chứng khoán.
- 4 Một số vấn đề cơ bản về chuỗi thời gian.
- 4.1 Khái niệm chuỗi thời gian.
- 4.2 Dự báo chuỗi thời gian.
- 4.3 Một vài mô hình chuỗi thời gian đơn giản.
- Chương 2: Tính dừng của chuỗi thời gian và dự báo chuỗi thời gian dừng 12 1 Tính dừng của chuỗi thời gian.
- 2 Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian.
- 2.3 Chuỗi thời gian giá đóng cửa của mã chứng khoán HAG có phải là chuỗi dừng.
- 3 Dự báo chuỗi thời gian dừng.
- 3.2 Dự báo tuyến tính tốt nhất cho chuỗi thời gian dừng.
- 3.3 Các phương pháp tính toán dự báo tuyến tính tốt nhất.
- 3.4 Dự báo giá đóng cửa của mã chứng khoán HAG.
- 4 Dự báo chuỗi thời gian dừng có vô số quan sát trong quá khứ.
- 4.2 Một số tính chất của dự báo P M n X n+h.
- 5 Chuỗi thời gian có xu thế dừng và sai phân dừng.
- 5.2 Khái niệm chuỗi thời gian có xu thế dừng và sai phân dừng 48 5.3 Tầm quan trọng của chuỗi thời gian có xu thế dừng và sai phân dừng.
- Chương 3: Dự báo chuỗi thời gian với mô hình ARIMA và ứng dụng 51 1 Mô hình chuỗi thời gian ARIM A.
- 1.1 Chuỗi thời gian tự hồi quy AR(p.
- 1.2 Chuỗi thời gian trung bình trượt M A(q.
- 1.3 Chuỗi thời gian tự hồi quy trung bình trượt ARM A(p, q.
- 56 1.4 Chuỗi thời gian tự hồi quy tích hợp trung bình trượt ARIM A(p, d, q.
- 2 Dự báo chuỗi thời gian ARM A(p, q.
- 2.1 Dự báo sau một bước.
- 2.2 Dự báo sau h bước, với h >.
- 3 Xây dựng mô hình ARIM A(p, d, q) từ chuỗi thời gian quan sát được 63 3.1 Nhận dạng mô hình.
- 3.2 Ước lượng các hệ số của mô hình.
- 4 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình.
- 5 Ứng dụng dự báo giá chứng khoán.
- 5.1 Nhận dạng mô hình ARIM A cho giá chứng khoán HAG .
- 76 5.2 Ước lượng các tham số của mô hình.
- 5.3 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình.
- 5.4 Dự báo giá.
- Một số vấn đề cơ bản về giá chứng khoán và chuỗi thời gian.
- Chương này sẽ lần lượt giới thiệu một số vấn đề cơ bản về giá chứng khoán và chuỗi thời gian bao gồm các khái niệm cơ bản về giá chứng khoán, mô hình toán học cho giá chứng khoán, bài toán dự báo giá chứng khoán, khái niệm chuỗi thời gian và dự báo chuỗi thời gian.
- Đây là những vấn đề nền tảng cho việc ứng dụng phương pháp chuỗi thời gian dự báo giá chứng khoán sẽ được nghiên cứu ở những chương sau..
- Giá thị trường và giá trị nội tại của chứng khoán.
- Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
- Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:.
- b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;.
- Giá, giá thị trường hay thị giá (market value) của một loại chứng khoán là giá của loại chứng khoán đó khi nó được giao dịch trên thị trường chứng khoán..
- Giá thị trường của chứng khoán được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường, do đó nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỳ vọng của giới đầu tư, các thông tin kinh tế vĩ mô, số lượng chứng khoán lưu hành, các thông tin nội.
- 1 Luật số 62/2010/QH12 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán do Quốc hội khóa XII ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2010..
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về giá chứng khoán và chuỗi thời gian.
- Giá trị, giá trị nội tại (intrinsic value), giá trị thực (true value) hay giá trị kinh tế (economic value) của một chứng khoán là giá trị bên trong, nội tại của chứng khoán đó, nó không phụ thuộc vào các yếu tố thị trường bên ngoài.
- Nói một cách khác, thị trường định giá chứng khoán như thế nào là quyền của thị trường, nhưng bản thân chứng khoán sẽ luôn cung cấp cho người sỡ hữu một giá trị nhất định, giá trị đó không gì khác hơn chính là những dòng tiền mà người làm chủ chứng khoán sẽ được nhận trong dài hạn.
- Chiết khấu những dòng tiền này về hiện tại sẽ cho ta giá trị nội tại của chứng khoán..
- Trong khi giá thị trường của chứng khoán là do thị trường quyết định dựa trên quan hệ cung - cầu trên thị trường và nó luôn biến động từng ngày (chỉ cần một thông tin bất lợi cho một loại chứng khoán cũng có thể tạo nên một cú sốc trên thị trường khiến cho giá của chứng khoán đó sụt giảm một cách đáng kể) thì giá trị nội tại của chứng khoán tồn tại một cách khách quan, không ai có thể áp đặt, kể cả người sở hữu nó.
- Cơ sở khách quan của giá trị nội tại là toàn bộ giá trị tài sản hữu hình và vô hình đang phát huy tác dụng ở chủ thể phát hành chứng khoán.
- Do đó, giá trị nội tại còn phản ánh tiềm lực của chủ thể phát hành và là cơ sở kinh tế của thị giá.
- Giá trị nội tại thường bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:.
- Kết quả hoạt động, kinh doanh của chủ thể phát hành: Nếu hoạt động, kinh doanh có lãi, một phần lãi được tái đầu tư, tài sản hữu hình sẽ tăng, giá trị nội tại sẽ tăng theo.
- Ngược lại, nếu thua lỗ, tài sản hữu hình giảm, giá trị nội tại giảm theo.
- Có thể nói "thị giá là những gì chúng ta bỏ ra và giá trị là những gì chúng ta nhận lại".
- Nếu nắm giữ một chứng khoán trong ngắn hạn thì giá trị của chứng khoán mà ta nhận được chính là thị giá của chứng khoán đó, còn trong trường hợp ta nắm giữ chứng khoán trong dài hạn, giá trị của chứng khoán mà ta nhận.
- [4] Nguyễn Quang Dong, Phân tích chuỗi thời gian trong tài chính, Nxb..
- [5] Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa, Nguyễn Sơn, Nguyễn Đức Hiền, Trần Đăng Khâm, Giáo trình Thị trường chứng khoán, In lần thứ hai, Nxb