« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng GIS trong quản lý CSDL giáo dục quận Hoàng Mai – Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Ứng dụng GIS trong quản lý CSDL giáo dục quận Hoàng Mai – Hà Nội.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý Mã số .
- Hệ thống hoá về cơ sở khoa học của chuẩn cơ sở dữ liệu (CSDL), bước đầu xây dựng mô hình CSDL GIS cho ngành giáo dục đào tạo (GD-ĐT) cấp quận (huyện) phù hợp với chuẩn CSDL quốc gia.
- Ứng dụng phần mềm GIS và CSDL đã xây dựng trong quản lý ngành giáo dục quận Hoàng Mai..
- Quản lý giáo dục.
- Ứng dụng GIS.
- Ứng dụng công nghệ thông tin.
- Cơ sở dữ liệu..
- Trong những năm qua, thế giới đã được chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin.
- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của con người.
- Hệ thông tin địa lý (Geographical Information System - GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin được hình thành vào những năm 1960 bởi các nhà khoa học Canada..
- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, công nghệ GIS nói riêng đã và đang đạt được những thành tựu hết sức to lớn, được thế giới biết đến như một công cụ đắc lực không thể thiếu trong việc nghiên cứu, quản lý và trợ giúp đưa ra những quyết định đúng đắn..
- Thực tế trong 30 năm gần đây GIS đã phát triển rất mạnh mẽ về lý thuyết, kỹ nghệ và tổ chức..
- Công nghệ GIS đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực khoa học, các ngành kinh tế quốc dân,.
- Đặc biệt công nghệ GIS đã và đang được áp dụng trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường..
- Ở nước ta, GIS cũng đã được ứng dụng khá sớm, từ cuối những năm 80 và đang dần khẳng định vai trò của mình trong hầu hết các ngành.
- Cùng với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong thực thi nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội, những đòi hỏi về cung cấp thông tin địa lý cũng ngày một lớn.
- Nhiều hệ thống GIS đã được xây dựng và khai thác từ trung ương đến các địa phương tỉnh, huyện.
- Theo Bộ Kế hoạch đầu tư, ngân sách nhà nước dành cho những hoạt động liên quan đến thông tin địa lý hàng năm là từ 400 đến 600 tỷ đồng..
- Sự phát triển này là đúng quy luật, sự quan tâm mà nhà nước, lãnh đạo các Bộ ngành và địa phương dành cho hoạt động về thông tin địa lý là hoàn toàn đúng đắn..
- Giáo dục đào tạo hiện là một trong những ngành có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước.
- Giáo dục là nền tảng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước..
- Xác định vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước coi phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến tới hội nhập quốc tế.
- Để thực hiện được nhiệm vụ lớn lao này, ngành giáo dục cần phải được đầu tư phát triển một cách xứng đáng.
- Muốn vậy việc quản lý trong ngành giáo dục phải được hỗ trợ tối đa, bằng những công nghệ mới để có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong chất lượng đào tạo, giảng dạy..
- Trong những năm vừa qua, Nhà nước ta đã xúc tiến các dự án lớn về công nghệ thông tin nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực.
- Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin thành lập vào cuối những năm 90 bị giải tán vào năm 2000.
- Nỗ lực mới của Chính phủ thực hiện Dự án 112 xây dựng “Chính phủ điện tử” cũng bị xoá bỏ sau 5 năm thực hiện vì không đạt được mục tiêu đề ra, chậm về tiến độ, yếu về hiệu quả và lãng phí đầu tư.
- Một trong những nguyên nhân của việc thất bại là do chưa có sự đồng bộ và hoàn chỉnh trong việc ứng dụng phần mềm quản lý, trong tư duy và quan niệm về hệ thống cơ sở dữ liệu..
- Với những lý do trên đây, luận văn tốt nghiệp được lựa chọn với đề tài: “Ứng dụng GIS trong quản lý CSDL giáo dục quận Hoàng Mai – Hà Nội”.
- Hệ thống hoá về cơ sở khoa học của chuẩn CSDL, bước đầu xây dựng mô hình CSDL GIS cho ngành GD-ĐT cấp quận (huyện) phù hợp với chuẩn CSDL quốc gia..
- Phạm vi về nội dung khoa học: quy mô thực hiện sẽ chỉ giới hạn trong việc xây dựng hệ thống CSDL GIS ngành giáo dục cấp quận (huyện), đồng thời ứng dụng phần mềm ArcGIS trong quản lý và khai thác sử dụng..
- Phương pháp nghiên cứu.
- 4.1 Phương pháp điều tra- khảo sát thực địa:.
- Tiến hành điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập các tài liệu, sử dụng phương pháp xử lý tư liệu thứ cấp để góp phần xây dựng các lớp thông tin.
- Đây được xem là phương pháp cơ bản và đầu tiên trong xây dựng cơ sở dữ liệu..
- 4.2 Phương pháp GIS:.
- Là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài, từ việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, trình bày, hỏi đáp đến truy xuất dữ liệu.
- ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI).
- Do vậy ArcGIS được thiết kế là một bộ tích hợp các sản phẩm mềm với mục tiêu xây dựng một hệ thống thông tin địa lý hoàn chỉnh.
- Hệ thống này cóthể thực hiện các chức năng về GIS trên máy trạm, máy chủ.
- ArcGIS là một hệ thống đa chức năng với khả năng biên tập, phân tích dữ liệu GIS với hiệu suất cao cho các mô hình quản lý và mô hình dữ liệu hiện đại và cao cấp.
- Sử dụng các phầnmềm tương thích nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích tổng hợp dữ liệu theo các nguyên tắc tổ hợp không gian địa lí.
- Xây dựng các trường dữ liệu trong phần mềm ArcGIS, hoàn chỉnh dữ liệu trong bộ phần mềm ARC/INFO (ArcCatalog - ArcMap)..
- Thông tin GD-ĐT được biểu đạt dưới dạng bản đồ chuyên đề là một công cụ cần thiết cho công tác quản lý giáo dục một cách hiệu quả.
- Bản đồ có thể được coi như là phương tiện thông tin giữa các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo và những người làm công tác qui hoạch..
- Phương pháp được lựa chọn để xây dựng cơ sở dữ liệu GIS là theo kiểu kết nối trực tiếp giữa một đơn vị thông tin đồ họa với thật nhiều thông tin khác nhau trong cơ sở dữ liệu,.
- phương pháp này thường được sử dụng để nắm bắt thông tinnhanh trên từng vùng lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho cả các nhà quản lý và người sử dụng..
- Xây dựng CSDL GIS ngành GD-ĐT cấp quận (huyện).
- Ứng dụng phần mềm ArcGIS trong quản lý ngành giáo dục quận Hoàng Mai.
- 1.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Dự án chuẩn hoá hệ thống thông tin địa lý cơ sở quốc gia, Kèm theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội..
- Cục đo đạc bản đồ – Bộ Tài nguyên và môi trường, Quy chuẩn danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia.
- Nguyễn Ngọc Thạch (2003), Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý, Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Thạch, Báo cáo xây dựng CSDL GIS phục vụ quản lý thuỷ sản, Dự án SUMMA, Bộ NN&PTNT