« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh lên sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm trong hố lượng tử có kể đến hiệu ứng giam cầm của phonon


Tóm tắt Xem thử

- Ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh lên sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm trong hố lượng tử có kể đến hiệu ứng giam cầm của.
- Vật lý.
- Vật lý toán.
- Điện từ.
- Hố lượng tử.
- Hiệu ứng giam cầm.
- Ngày nay, việc nghiên cứu và khám phá các tính chất của các hệ thấp chiều như: hố lượng tử, siêu mạng pha tạp, siêu mạng hợp phần, hố lượng tử, chấm lượng tử ngày càng được chú trọng.
- Sự giam cầm điện tử và phonon trong các hệ thấp chiều làm tăng độ linh động của điện tử và dẫn đến những các phản ứng khác biệt đối với các tác nhân bên ngoài (sóng điện từ, từ trường.
- Việc chuyển từ hệ bán dẫn khối sang các hệ bán dẫn thấp chiều đã làm thay đổi hầu hết các tính chất của điện tử.
- Ở bán dẫn khối, các điện tử có thể chuyển động trong toàn mạng tinh thể, nhưng ở các hệ thấp chiều chuyển động của điện tử sẽ bị giới hạn.
- Tuỳ thuộc vào cấu trúc bán dẫn cụ thể mà chuyển động tự do của các hạt tải (điện tử, lỗ trống.
- Việc chuyển từ hệ vật liệu có cấu trúc ba chiều sang hệ vật liệu có cấu trúc thấp chiều đã làm thay đổi đáng kể cả về mặt định tính cũng như định lượng các tính chất vật lý của vật liệu như: tính chất quang, tính chất động (tán xạ.
- điện tử-phonon, tán xạ điện tử - tạp chất, tán xạ bề mặt, v.v.
- Nghiên cứu cấu trúc cũng như các hiện tượng vật lý trong hệ bán dẫn thấp chiều cho thấy, cấu trúc thấp chiều đã làm thay đổi đáng kể nhiều đặc tính của vật liệu và làm xuất hiện nhiều đặc tính mới ưu việt hơn mà các hệ điện tử chuẩn ba chiều không có..
- Trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết, các công trình về sự ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh lên sóng điện từ yếu trong bán dẫn khối đã được nghiên cứu khá nhiều.
- Thời gian gần đây, cũng đã có những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng sóng điện từ mạnh lên hấp thụ sóng điện tử yếu từ bởi điện tử giam cầm trong các bán dẫn thấp chiều.
- Tuy nhiên, đối với hố lượng tử, sự ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh lên hấp thụ sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm có kể đến hiệu ứng gian cầm phonon vẫn còn là một vấn đề mở, chưa được giải quyết..
- Do đó, trong luận văn này, tôi chọn vấn đề nghiên cứu của mình là “Ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh lên hấp thụ sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm trong hố lượng tử có kể đến hiệu ứng giam cầm của phonon (trường hợp tán xạ điện tử - phonon âm)”..
- Phương pháp nghiên cứu..
- Đối với bài toán ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh lên hấp thụ sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm trong hố lượng tử có kể đến hiệu ứng giam cầm của phonon (trường hợp tán xạ điện tử - phonon âm), chúng tôi sử dụng phương pháp phương trình động lượng tử cho điện tử để giải quyết.
- Đây là phương pháp được sử dụng nhiều khi nghiên cứu các hệ thấp chiều và cho hiệu quả cao.
- Từ Hamilton của hệ điện tử - phonon âm trong biểu diễn lượng tử hóa lần hai, ta xây dựng phương trình động lượng tử cho điện tử và phonon giam cầm trong hố lượng tử, sau đó áp dụng phương trình động lượng tử để tính mật độ dòng hạt tải, cuối cùng suy ra biểu thức giải tích của hệ số hấp thụ..
- Mục đích, đối tượng nghiên cứu..
- Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh lên hấp thụ sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm trong hố lượng tử có kể đến hiệu ứng giam cầm của phonon (trường hợp tán xạ điện tử - phonon âm)..
- Tính toán số các kết quả lý thuyết cho hố lượng tử GaAs/ GaAsAl.
- Đối tượng: hố lượng tử..
- Chương 1: Tổng quan về hố lượng tử và bài toán hấp thụ sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm trong bán dẫn khối khi có mặt sóng điện từ mạnh..
- Chương 2: Phương trình động lượng tử và biểu thức giải tích của hệ số hấp thụ sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm trong hố lượng tử dưới ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh có kể đến hiệu ứng giam cầm của phonon..
- Chương 3: Tính toán số và biện luận kết quả cho hố lượng tử GaAs/ GaAsAl..
- Nguyễn Quang Báu, Bùi Đằng Đoan, Nguyễn Văn Hùng (2004), Vật lý thống kê, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Nguyễn Quang Báu (2007), Vật lý bán dẫn thấp chiều, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội..
- Trần Công Phong (1998), Cấu trúc và tính chất quang trong hố lượng tủ và siêu mạng, Luận án tiến sĩ Vật Lý, ĐHKHTN, ĐHQGHN..
- Nguyễn Vũ Nhân (2002), Các hiệu ứng động gây bởi trường sóng điện từ trong bán dẫn và plasma, Luận án tiến sĩ Vật lý, ĐHKHTN, ĐHQGHN..
- Nguyễn Vũ Nhân, Nguyễn Quang Báu (1999) Tạp chí nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự, số 29.6-1999..
- Nguyễn Vũ Nhân, Nguyễn Quang Báu, Vũ Thanh Tâm (1998) Tạp chí nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự, số 24.3-1998.
- Lê Tuấn (biên dịch), (2002), Hố lượng tử-Vật lý và điện tử học các hệ hai chiều , Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật quân sự..
- Đinh Quốc Vương (2007), Các hiệu ứng động và âm – điện tử trong các hệ điện tử thấp chiều, Luận án tiến sĩ Vật Lý, ĐHKHTN, ĐHQGHN.