« Home « Kết quả tìm kiếm

THÀNH KHAU THƯỚC VÀ TƯỚNG QUAN BẾ KHẮC THIỆU CHỐNG GIẶC MINH XÂM LƯỢC


Tóm tắt Xem thử

- THÀNH KHAU THƯỚC VÀ TƯỚNG QUAN BẾ KHẮC THIỆU CHỐNG GIẶC MINH XÂM LƯỢC.
- THÀNH KHAU THƯỚC.
- Khau Thước thuộc phạm vi đất Cối Khê – Phúc Tăng, châu Thạch Lâm (cũ) nay là xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng..
- Từ xa xưa, Khau Thước và cả vùng đồi đất Phúc Tăng – Cối Khê – Yên Ninh là rừng cây cổ thụ bạt ngàn, chim chóc bay nhảy hót véo von, là thế giới của chim muông..
- Đặc biệt, rừng Khau Thước có rất nhiều chim khách quần tụ và làm tổ, cho nên người đời gọi tên núi ấy là Khau Thước (Núi chim khách)..
- Núi Khau Thước nằm sát bờ sông Bằng Giang.
- phía Tây Khau Thước là ngọn núi Khau Khiêu.
- Nằm giữa hai xã Yên Ninh và Phúc Tăng cò là dãy đồi (núi đất) nối liền với Khau Thước và kéo dài lên phía Tây Bắc giáp bờ sông Cốc Lại.
- Ở giữa vùng đồi núi này có khe suối, ruộng bậc thang, tên là Nà Khuổi, xưa kia đã có cuộc kịch chiến giữa quân Bế Khắc Thiệu và quân nhà Minh tại đây..
- Ngày nay các tên cũ Khau Phước, Khau Thước không còn, người ta quen gọi là núi Khắc Thiệu (đọc chệch là núi Các Thiệu).
- Chiến lũy một phía chạy dài từ thành Khắc Thiệu xuống đèo Bình ở đông nam thông về Na Lữ.
- Trên mặt núi được san bằng phẳng, dài 400 mét, rộng 80 mét, tương truyền nơi đây là nhà cửa đồn trú kiên cố, nơi ở của nghĩa quân..
- Mô Khắc Thiêu (còn gọi là gò Bình) có một đoạn thành đất, hiện còn có di tích khá cao ở phía đông nam Dưới gò này là một thành nhỏ, tương truyền là nơi Bế Khắc Thiệu đứng chỉ huy quân sĩ..
- Ngoài ra về phía bản Mã Quan ngày nay (xưa kia làng mạc chưa đông đúc) còn có bãi đất rộng Mã Quan là nơi chăn ngựa và có bến tắm ngựa của nghĩa quân ở ven bờ sông Bằng..
- TƯỚNG QUÂN BẾ KHẮC THIỆU.
- Bế Khắc Thiệu quê ở xã Phù Đúng, tổng Phù Đúng, châu Thạch Lâm (nay là vùng Vỏ Ngàn – Nà Trá – Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng)..
- Tằng tổ của Bế Khắc Thiệu đi chu du lên miền ngược Cao Bằng, theo con đường giao thông cổ xưa qua Thái Nguyên, rồi Lạng Sơn, lọt lên thị tứ Áng Mò thuộc xã Bắc Khê, tổng Xuân Tính, châu Thạch Lâm, đất Cao Bằng (thường gọi là châu Quảng Nguyên).
- Chàng tự nguyện ở lại Cao Bằng.
- Trong dòng họ Bế ấy có một chi phát triển lên Phù Đúng.
- Đất lành chim đậu, họ Bế dừng lại ở Nà Trá – Vỏ Ngàn… Bế Khắc Thiệu được sinh ra và lớn lên ở đây..
- Từ cụ tằng tổ ở Bắc Khê đến hậu duệ Bế Khắc Thiệu đã năm sáu đời.
- Bế Khắc Thiệu nhà giàu, lại làm hào trưởng, hay cứu giúp người nghèo khó, nổi tiếng làm việc thiện, hậu đãi khách qua đường, ai cũng mến.
- Bế Khắc Thiệu hay ngao du, kết bạn.
- Ông về chơi Phúc Tăng, gặp người hào trưởng giỏi võ nghệ, có tài bắn cung trăm phát trăm trúng, là Nông Đắc Thái ở làng Nà Giưởng, tổng Nhượng Bạn.
- Bế Khắc Thiệu cùng Nông Đắc Thái phân ngôi thứ.
- Theo gợi ý của Thái, thành lũy có thể xây ở đỉnh núi Khau Thước.
- Sau trận thắng tháng 9/1407 (Đinh Hợi) ở Bắc Khê ấy, Bế Khắc Thiệu cùng phó tướng trở về Nhượng Bạn chiêu mộ quân binh, xây thành đắp lũy, luyện tập quân sĩ trên núi Khau Thước vì tính rằng quân Minh xâm lược ch¾c ch¾n sÏ đem quân đến chiếm đất Quảng Nguyên.
- Mặt khác, nghĩa quân còn cử người về các làng xóm vùng xung quanh Khau Thước tích cùc x©y dựng các làng chiến đấu gọi là “Dẻ”, xung quanh có lũy dầy, tường đất, cổng làng ken đầy cây gai kiên cố.
- Ai biết “hút quanh” ăn, chúng cho là con nhà nghèo, ai không biết ăn “húp quanh”, chúng biết là con nhà giàu, sẽ cho tay sai đi tìm bố mẹ ®Ó đem bạc ®Õn chuộc.
- Bế Khắc Thiệu chiêu mộ nghĩa quân.
- Nghĩa quân ngày đêm xây thành đắp lũy, san đồi trên đỉnh núi Khau Thước..
- Để gây thanh thế, nghĩa quân dựng một ngọn cờ đại nghĩa ở giữa có một chữ Bế..
- Tương truyền Thiệu không xưng vương xưng bá, vì Thiệu chỉ là nghĩa quân chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ nhân dân làng bản..
- Nghĩa quân đóng ở thành đủ mạnh, có thể chống được quân địch khi chúng bao vây và tấn công.
- Thủ lĩnh giữ thành là t­ớng quân Bế Khắc Thiệu.
- Còn đại bộ phận nghĩa quân do phó tướng Nông Đắc Thái cai quản.
- Các đơn vị nghĩa quân về với dân cùng sản xuất nông nghiệp, vừa làm cho dân yên tâm lao động sản xuất, vừa giải quyết được lương thảo hàng ngày.
- Nông Đắc Thái cưỡi ngựa đi hết làng này sang làng khác quản quân lính..
- Trong khi đó, nghĩa quân bố trí phục kích đón chúng, tùy tình hình tương quan lực lượng để chiến đấu.
- Nhiều đơn vị nghĩa quân đã phục kích chiến đấu ngoan cường, quân cướp đã phải chạy trốn về Sở..
- Trước đây, Bế Khắc Thiệu đã từng được tin các nơi nổi dậy chống quân xâm lược, được trực tiếp đón thủ lĩnh khởi nghĩa Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn lên trao đổi tình hình và kinh nghiệm cũng như truyền cho nhau ý chí chiến đấu.
- Đến năm Giáp Thìn 1424, một cánh quân của Lê Lợi lên hoạt động ở phủ Lạng Sơn (trong đó có Quảng Nguyên – tức Cao Bằng) đã được mời lên thành Khau Thước đàm đạo.
- Cánh quân này rất khâm phục và tin tưởng thủ lĩnh Bế Khắc Thiệu đang chiến đấu bảo vệ miền phên dậu của Tổ quốc..
- Lúc này quân nhà Minh có lập được một vệ quân (50.000 quân) đóng ở thành Na Lữ và nhiều nơi.
- Đại diện đi từ thành Na Lữ lên thành Khau Thước xin hòa đàm.
- Bế Khắc Thiệu từ chối và nói: “Con đường tốt nhất lúc này của cả quân Minh các anh là rút về nước”.
- Bế Khắc Thiệu mang quân đánh vào Sở (có hơn 1.000 quân) đóng ở Đống Lân (Vu Thủy).
- Số sống sót chạy vệ thành Na Lữ - ở sát nách phía đông nam thành Khau Thước.
- Thừa thắng, hôm sau Nông Đắc Thái cầm quân đánh vào đồn Mục Mã (có một Sở, hơn 1.000 quân).
- Chúng đã biết tài chỉ huy và sù chiến đấu ngoan cường của Thái cùng khí thế dũng mãnh của nghĩa quân nên mở cổng thành chạy trốn sang bên kia biên giới khi nghĩa quân chưa tới.
- Quân Minh có một vệ ở Na Lữ giữ thành là chính, không dám ra đánh dù nhiều lần quân Thái đến khiêu chiến.
- Thành Khau Thước ở ngay sát nách thành Na Lữ, ở về phía Tây Bắc.
- Mặt Khau Thước giáp Na Lữ dốc cao, mặt đông nam Khau Thước giáp sông, nếu hành quân, giặc Minh chỉ có thể đi hàng một, bất lợi cho chúng, mà lợi cho ta phục kích.
- Chúng vẫn rắp tâm đánh úp ta lấy thành Khau Thước..
- Rồi tõ Nà Khuôn chúng theo khe lũng nhỏ Nà Khuổi từ phía Bắc kéo xuống phía Nam đánh úp vào phía sau thành Khau Thước..
- Khi chúng lọt hết vào trận địa phục kích, phó tướng Nông Đắc Thái phát lệnh.
- Tướng Trình Dương rất sợ tay cung của Nông Đắc Thái nên mặc áo giáp, đeo mặt nạ chỉ để hở hai con mắt.
- Nhưng có ngờ đâu, Trình Dương đúng lúc xuất hiện người ngựa đã đối mặt Nông Đắc Thái.
- Quân địch chết như rạ, số sống sót chạy trốn.
- Cùng lúc ấy quân Bế Khắc Thiệu đánh vào thành Na Lữ.
- Tin các nơi đưa về, quân địch ở các đồn đều chạy trốn hết.
- Bế Khắc Thiệu về lỵ sở xưng làm châu mục.
- Nông Đắc Thái quản việc quân.
- 1431 (Tân Hợi) Lê Lợi thân chinh cầm quân lên bắt Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái đem về kinh đ« xử tử vì nghe nịnh thần.
- Nhưng trong tâm thức nhân dân Cao Bằng truyền đời vẫn coi hai vị Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái là anh hùng dân tộc, nhà yêu nước thương dân.