« Home « Kết quả tìm kiếm

NGƯỜI THÁI MƯỜNG MÌN CHỐNG QUÂN MINH THẾ KỈ XV


Tóm tắt Xem thử

- NGƯỜI THÁI MƯỜNG MÌN CHỐNG QUÂN MINH THẾ KỈ XV.
- Thời kì quân Minh xâm chiếm, nước ta rất cực khổ, nhân dân cả nước rất căm ghét chúng, với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam nói chung trong đó có dân tộc Thái ở Mường Mìn có hai ông là “Tiều Lành tức Phạm Lành” ở bản Chiềng Mìn, nay là xã “Mường Mìn” (Ông Tiều Quế tức Phạm Quế) ở bản Nhài.
- Mường Mìn xưa nay là xã Sơn Điện đã đứng lên tập hợp nhân dân vùng Mường Mìn thành lập một đội quân phối hợp với nghĩa quân “Lam Sơn” do Lê Lợi đứng đầu đánh giặc cứu nước, đội quân người Thái do hai ông chỉ huy đã tiến về phía tây bắc sông Mã cùng với đội quân của huyện Quan Hoá ngày xưa đóng đồn trấn ải ở “Quán Đế sông Mã” thuộc bản Đỏ, xã Phú Lệ nay là xã Phú Thanh huyện Quan Hoá, giáp ranh với huyện Mai Châu - Hoà Bình: để chặn đường tiến quân của giặc Minh xuống Quan Hoá - Thanh Hoá..
- Nói về tinh thần yêu nước thời đó có thơ khen rằng: Đất Mường Mìn trên núi dưới sông, núi non trùng điệp anh hùng từ xưa, thời Lê có ông Tiều Lành và ông Tiều Quế, cầm quân giúp nước đánh đuổi giặc Minh..
- Tiếng tăm và công lao của những người hi sinh thời đó vẫn còn vang vọng đến ngày nay và được nhà vua ghi nhận công lao đó, nay ở nhà di tích lịch sử nhà Lê ở Lam Sơn - Thanh Hoá còn dòng chữ ghi “Tướng Phạm Lành trấn ải phía tây chết ở chỗ nào chưa được xác minh làm rõ” vậy tướng (Phạm Lành) có phải là Tiều Lành tức Phạm Lành ở Mường Mìn - Quan Sơn hay không thì chưa được các nhà sử học xác minh,.
- Ngày nay ông đã được tôn thờ thành thần ở Mường Mìn..
- Linh hồn của các ông còn được các ông mo thờ đưa lên làm thần (Mường Rùa) tức thần núi Pha Rùa để trông nom cai quản bản mường, ngoài việc lập đền thờ để cúng ra, người Thái vùng Quan Hoá, Quan Sơn nói chung và Mường Mìn - Sơn Điện nói riêng con cháu nhà nào cúng ma nóc nhà tiếng Thái gọi là “Phí đăng kha” tức ma ông làm cố kỉnh ở trên trời xuống ăn cỗ với con cháu.
- Những việc làm đó của con cháu vùng Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Mìn như rước linh hồn về làm thần ở quê nhà và cúng mời về ăn cỗ với con cháu họ hàng từ đời này đến đời khác cho đến ngày nay là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam xưa nay.