« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ KHU VỰC HỌC MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ KHU VỰC HỌC MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG.
- Khi các nghiên cứu chuyên ngành đạt được những thành tựu đáng kể trong chuyên sâu khoa học thì nó cũng bộc lộ những khó khăn và hạn chế trong việc nhìn nhận và đánh giá sự vật, hiện tượng với tư cách là một tổng thể.
- Sự phát triển của khu vực học với tư cách là một khoa học liên ngành không những không ảnh hưởng tới sự phát triển của các khoa học chuyên ngành mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khoa học chuyên ngành, nâng cao nhận thức toàn diện về đối tượng tiếp cận..
- Khu vực học được chính thức hình thành vào khoảng những năm 40 của thế kỷ XX..
- Khu vực học ra đời đầu tiên ở Mỹ, nhưng chỉ phát triển mạnh ở một số trường đại học, trong khi đó ở Nhật Bản, ngành học này ra đời muộn hơn nhưng phát triển khá rộng trên phạm vi của quốc gia.
- Có thể nói, Khu vực học đã và đang phát triển mạnh ở một số nước trên thế giới, nhưng là lĩnh vực khá mới ở Việt Nam..
- Ở nước ta, xu hướng nghiên cứu liên ngành đã được một số nhà khoa học, cụ thể như Bộ môn lịch sử Cổ - Trung đại Việt Nam thuộc khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đặt ra từ những năm 60 thế kỷ XX khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu làng xã hay các khu di tích chiến trận xưa.
- Nhưng lý luận và phương pháp khu vực học thực sự được biết đến từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX.
- Khái niệm khu vực học lần đầu tiên được xác lập và triển khai nghiên cứu ở Việt Nam chính thức là vào năm 1989, áp dụng trong nghiên cứu đô thị cổ Hội An.
- Các kết quả nghiên cứu Hội An theo hướng khu vực học đã tạo nên thành công của hội thảo quốc tế về Hội An tổ chức vào tháng 3 năm 1990 tại Đà Nẵng..
- Trong gần hai thập niên qua, nghiên cứu theo hướng khu vực học đã và đang phát triển ngày càng mạnh ở Việt Nam, không chỉ trong các ngành khoa học xã hội mà cả trên.
- Việc áp dụng phương pháp liên ngành, đặt đối tượng nghiên cứu trong tương quan khu vực, vùng, tiểu vùng văn hóa của nó, nghiên cứu đối tượng trong cấu trúc tổng thể đã mang lại một số thành tựu đáng kể..
- Tuy nhiên, tham luận này chỉ giới hạn điểm lại một số nghiên cứu về Việt Nam từ góc độ khu vực học và của chính các học giả Việt Nam.
- Chúng tôi xin nhấn mạnh, nghiên cứu Việt Nam từ góc độ khu vực học vì Việt Nam học ở Việt Nam: quá trình hình thành và phát triển là nội dung báo cáo của GS.
- Nguyễn Quang Ngọc, còn những kết quả nghiên cứu Việt Nam học trên thế giới nói chung đã được tổng kết trong đề tài Tình hình Việt Nam học trên thế giới của GS.
- Sau thành công của hội thảo quốc tế tháng 3 năm 1990, Hội An tiếp tục được nghiên cứu theo định hướng khu vực học với sự hợp tác chặt chẽ Việt Nam - Nhật Bản trong nhiều năm liền.
- Sự kiện này đồng thời cũng là ghi nhận những thành quả của quá trình nhiều năm liền nghiên cứu liên ngành về Hội An theo hướng khu vực học.
- Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc tiếp tục bảo tồn và tôn tạo phố cổ Hội An..
- Bên cạnh nghiên cứu Hội An có thể kể tới một số chương trình nghiên cứu lớn mang tính liên ngành, khu vực học đã được triển khai có hiệu quả ở Việt Nam, như nghiên cứu về Đường Lâm, Bách Cốc hay Cổ Loa..
- Theo định hướng nghiên cứu khu vực học, sau nghiên cứu về phố cổ Hội An, từ năm 2000, một chương trình điều tra về nhà ở dân gian ở cả ba vùng Bắc, Trung và Nam Việt Nam đã được thực hiện.
- Trên cơ sở kết quả điều tra tổng thể, làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Tây) được lựa chọn là điểm nghiên cứu sâu theo định hướng khu vực học..
- Tiếp đó, một kế hoạch nghiên cứu liên ngành lịch sử, khảo cổ, văn hóa, xã hội học, kiến trúc đã triển khai nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ về lịch sử, văn hóa vật chất (bao gồm cả ăn, mặc, ở, đi lại), kiến trúc nhà ở, đình, đền, chùa, miếu.
- Kết quả nghiên cứu tổng hợp này là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá và công nhận Đường Lâm là làng cổ đầu tiên của Việt Nam vào tháng 5 - 2006 vừa qua.
- Các kết quả nghiên cứu liên ngành không chỉ giúp cho việc định hướng bảo tồn lâu dài làng cổ Đường Lâm, mà còn là tiền đề thuận lợi cho việc nghiên cứu và bảo tồn các làng cổ khác của Việt Nam..
- Nói đến nghiên cứu làng xã Việt Nam bằng phương pháp tiếp cận liên ngành và khu vực học không thể không kể tới nghiên cứu Bách Cốc.
- Chương trình nghiên cứu Bách Cốc do Hội nghiên cứu làng xã Việt Nam của Nhật Bản triển khai nghiên cứu cùng với sự hợp tác từ phía Việt.
- Nam là Trung tâm hợp tác Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hóa, nay là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Hợp tác nghiên cứu Bách Cốc đã kéo dài hơn 10 năm liền, với sự tham gia của rất nhiều học giả đa lĩnh vực của cả Nhật Bản và Việt Nam.
- Chương trình này được đánh giá là một chương trình nghiên cứu cấp quốc tế về tính qui mô và đa dạng.
- Các kết quả chính của 10 năm đầu nghiên cứu Bách Cốc (1993-2002) đã được trình bày tại Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hoạt động của nông dân Việt Nam, mối quan hệ tương tác giữa văn hóa và tự nhiên".
- năm 2002 tại Hà Lan và tại hội thảo về “Nghiên cứu làng xã Việt Nam” tại Nam Định và Hà Nội năm 2003.
- Ngoài ra, các tư liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được phân tích, xử lý và và sẽ lần lượt công bố.
- là một phần kết quả nghiên cứu của chương trình đã được xuất bản bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật vào tháng 7 năm 2006 [8]..
- Cùng với quá trình nghiên cứu Bách Cốc - một làng cổ của Nam Định, một chương trình nghiên cứu khác mang tính khu vực học trên bình diện toàn tỉnh Nam Định cũng được triển khai.
- Vì vậy, ngay từ đầu, ban biên soạn đã định hướng cần tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo hướng liên ngành, khu vực học.
- Nếu các chương trình nghiên cứu kể trên được triển khai trong khoảng gần 20 chục năm trở lại đây thì nghiên cứu liên ngành về Cổ Loa đã phôi thai từ trước đó hàng chục.
- Khi đó, xuất phát từ những đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu thực địa, các nhà khoa học nhận thấy nhu cầu tổ chức nghiên cứu liên ngành để có được những hiểu biết toàn diện về Cổ Loa.
- Bước đầu, Cổ Loa đã được nhìn nhận, nghiên cứu trong một tổng thể không gian văn hóa - lịch sử, với sự kết hợp giữa các chuyên ngành lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học, địa lý học và đặc biệt là khảo cổ học..
- Trong những yêu cầu nghiên cứu và tổng kết lịch sử Thăng Long - Hà Nội thì nghiên cứu Cổ Loa lại được đặt ra với những yêu cầu cao hơn.
- Với định hướng nghiên cứu Cổ Loa theo phương pháp khu vực học, nhóm tác giả đề tài "Địa chí Cổ Loa".
- đã biết kế thừa kết quả của những người đi trước, và đặc biệt ứng dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành ở trình độ cao hơn cùng sự trợ giúp của công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trong nghiên cứu Cổ Loa.
- chính là tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên ngành, khu vực học về Cổ Loa, được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, đang chỉnh sửa chuẩn bị xuất bản, góp phần thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
- Tháng 7 năm 1998, lần đầu tiên một hội thảo quốc tế về Việt Nam học được tổ chức tại Hà Nội.
- Nhưng quan trọng hơn, hội thảo này được định hướng và triển khai theo hướng nghiên cứu khu vực học, đã thu được những thành công rực rỡ.
- Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ hai (7-2004) là sự tiếp nối của hội thảo lần thứ nhất, vẫn theo định hướng nghiên cứu khu vực học, tập trung vào chủ đề lớn Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại.
- Đặc biệt, cuộc hội thảo lần thứ hai đã dành riêng một tiểu ban Nghiên cứu khu vực để các nhà Việt Nam học trong và ngoài nước có điều kiện trình bày, trao đổi chuyên sâu về những nghiên cứu mang tính lý thuyết hay ứng dụng phương pháp khu vực học [9]..
- Bên cạnh hội thảo quốc tế hay các chương trình nghiên cứu lớn, dài hạn, trong những năm gần đây, một số dự án nghiên cứu nhỏ hơn, của một hoặc một nhóm các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc ứng dụng phương pháp liên ngành, khu vực học..
- Nghiên cứu về lịch sử tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học đã đặt Việt Nam trong bối cảnh khu vực địa lý Đông Nam Á, với những đặc điểm chung và riêng về địa lý, văn hóa....
- từ đó thấy được những tác động của khu vực địa lý tới văn hóa và ngôn ngữ.
- Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của trào lưu nghiên cứu liên ngành, các nhà ngôn ngữ học đã kết hợp nghiên cứu ngôn ngữ trong những mối quan hệ đa diện, phong phú và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
- Một số bộ môn mới như ngôn ngữ dân tộc học, ngôn ngữ học địa lý, ngôn ngữ học tâm lý đã ra đời nhằm nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ mang tính xã hội, tính tâm lý, tính dân tộc.
- Cùng với sự phát triển của khu vực học, nghiên cứu ngôn ngữ với các chuyên ngành của nó và đặc biệt với sự kết hợp liên ngành đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng một bức tranh tổng thể về một khu vực hoàn chỉnh với tất cả các yếu tố cấu thành [4]..
- Bên cạnh ngôn ngữ, nghiên cứu văn hóa cũng đã được định hướng theo vùng và phân vùng văn hóa từ khá sớm.
- Trong nghiên cứu về cách phân loại cũng như phân vùng nói chung, Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra các cấp bậc từ rộng đến hẹp, từ chung tới riêng, làm sao các cấp bậc đó bao chứa và phản ảnh được các sắc thái phong phú và đa dạng của tính thống nhất và khác biệt của văn hóa vùng.
- Theo đó, tác giả đưa ra phác thảo phân vùng văn hóa của mình: Việt Nam có thể chia thành 7 vùng văn hóa, trong mỗi vùng lại chia thành các tiểu vùng, đó là:.
- Vùng văn hóa Việt Bắc.
-  Tiểu vùng văn hóa Tây Bắc.
-  Tiểu vùng văn hóa miền núi bắc Trung Bộ.
- Vùng văn hóa duyên hải bắc Trung Bộ.
-  Tiểu vùng văn hóa xứ Thanh.
-  Tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ.
-  Tiểu vùng văn hóa Bình Trị Thiên.
- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.
-  Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn.
-  Tiểu vùng văn hóa bắc Tây Nguyên.
-  Tiểu vùng văn hóa trung Tây Nguyên.
-  Tiểu vùng văn hóa nam Tây Nguyên 7.
- Vùng văn hóa Nam Bộ.
-  Tiểu vùng văn hóa sông Đồng Nai.
-  Tiểu vùng văn hóa Sài Gòn - Gia Định [6]..
- Nghiên cứu cụ thể về khu vực miền Trung Việt Nam thời tiền sơ sử, Lâm Mỹ Dung đã đưa ra xu hướng tiếp cận đối tượng theo tiến hóa sinh thái và tiến hoá lịch sử.
- nhìn nhận khu vực theo quan điểm về nối tiếp và phát triển liên tục.
- Theo tác giả, có thể xác lập chuỗi diễn tiến văn hóa tiền - sơ sử miền Trung theo ba khu vực:.
-  Khu vực trung tâm của trung Trung Bộ.
-  Khu vực nam Trung bộ.
- với những đặc điểm riêng của từng khu vực.
- Chúng tôi cũng muốn trình bày một nghiên cứu cụ thể khi áp dụng phương pháp liên ngành đã mang lại những kết quả như thế nào? Đó là nghiên cứu địa bạ Bình Định..
- Bình Định là một tỉnh thuộc trung Trung Bộ Việt Nam.
- Lựa chọn nghiên cứu địa bạ Bình Định, tác giả đề tài muốn tìm hiểu không chỉ cơ cấu các loại hình ruộng đất, biến đổi về các loại sở hữu ruộng đất đó giữa hai thời điểm có địa bạ mà quan trọng hơn, đánh giá việc thực hiện chính sách quân điền năm 1839..
- Đặc biệt, kết quả của các đợt khảo sát thực địa không chỉ cung cấp các số liệu về tình hình phân bố và sử dụng ruộng đất của các thôn/ấp Bình Định hiện nay mà còn góp phần giải thích nhiều thông tin khó hiểu trong địa bạ, hay góp phần lý giải cho những giả thuyết nghiên cứu của tác giả.
- Theo hướng nghiên cứu đó, chúng tôi coi phong trào Tây Sơn là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi về chế độ sở hữu ruộng đất ở Bình Định, tạo nên tình trạng sở hữu ruộng đất còn được bảo tồn đến đầu thời Nguyễn, và phản ánh trong địa bạ Gia Long (1815).
- đã được nhiều sử gia, nhất là những người chuyên nghiên cứu về vấn đề ruộng đất, lịch sử kinh tế Việt Nam nhận định là có cơ sở khoa học, có sức thuyết phục khi đánh giá về biến đổi sở hữu ruộng đất ở Bình Định trước và sau khi thực hiện chính sách quân điền năm 1839, và quan trọng hơn là tìm ra những nguyên nhân trực tiếp cũng như sâu xa khiến vua Minh Mệnh đã chọn Bình Định chứ không phải một nơi nào khác để thực thi chính sách ruộng đất này [5]..
- Trong khoa học tự nhiên có nhiều ngành nghiên cứu vùng/ phân vùng không gian lãnh thổ như địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái...tiếp cận liên ngành cũng là phương pháp được áp dụng rộng rãi.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi nghiên cứu các khu vực nếu chỉ liên ngành trong khoa học tự nhiên thì sẽ dẫn tới đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp mang tính giải quyết tình huống, thiếu tính khả thi và hiệu quả chưa cao.
- Vì vậy, nghiên cứu khu vực trong phát triển bền vững là chủ đề mang tính thời đại.
- Khu vực khi đó, với chủ thể là con người cùng các đặc trưng về văn hóa, kinh tế, xã hội, cần được tiếp cận theo hướng hệ thống và bằng phương pháp liên ngành.
- Đó chính là khu vực học.
- Cần lưu ý rằng khu vực học mang tính liên ngành cao, lấy chủ thể là con người với các đặc trưng về văn hóa, kinh tế, xã hội theo cách tiếp cận tổng hợp và lịch sử.
- Khu vực học không trùng với bất cứ một ngành học nào.
- Khu vực học tổng hợp các kết quả của nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhưng ở dạng khái quát và từ đó rút ra những đặc trưng riêng cho khu vực..
- Tựu trung lại, có thể nhận thấy, với sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, với sự hợp tác chặt chẽ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, những nghiên cứu Việt Nam rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
- Các nghiên cứu nói chung đều đã vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, tuy nhiên đa phần mới chỉ dừng lại ở mức độ theo định hướng nghiên cứu khu vực học.
- Do đó, một nhu cầu có tính cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay là bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc cơ sở lý thuyết về khu vực học của thế giới và vận dụng một cách hợp lý trong các nghiên cứu ở Việt Nam, chúng ta còn cần xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, hệ đại học và sau đại học về khu vực học..
- [1] Trần Trí Dõi: Những đặc điểm chính về địa lý vùng Đông Nam Á liên quan đến việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Nghiên cứu và đào tạo về Khu vực học, Hà Nội, 1.2005.
- [2] Lâm Mỹ Dung: Một số vấn đề về phương pháp luận và hướng tiếp cận tiền, sơ sử miền trung Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Nghiên cứu và đào tạo về khu vực học, Hà Nội, 1.2005.
- [3] Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Địa chí Nam Định, NXB Chính trị quốc gia, H.2003 [4] Nguyễn Thị Việt Thanh: Nghiên cứu ngôn ngữ trong khu vực học, Báo cáo tại Hội thảo.
- khoa học Nghiên cứu và đào tạo về khu vực học, Hà Nội, 1.2005.
- [8] Hội nghiên cứu làng xã Việt Nam, Nhật Bản - Việt Nam: Thông tin Bách Cốc, số đặc biệt, 7.2006.
- [9] Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội: Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại.
- Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về Việt Nam học, thành phố Hồ Chí Minh, 14-16.7.2004.