« Home « Kết quả tìm kiếm

CHỨC PHỦ QUỲ CHÂU THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC


Tóm tắt Xem thử

- CHỨC PHỦ QUỲ CHÂU THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC.
- huyện Quỳ Châu- Nghệ An.
- Trần Trí Dõi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng giáo sư M.Ferlus, Trường cao học Khoa học xã hội Paris Pháp, ông đã giới thiệu một văn bản photocopie bằng chữ Thái Quỳ Châu mà ông mang từ Paris sang.
- Sau khi nghiên cứu, tôi cùng cụ Lang Văn O và thầy giáo Lang Gia Tôn là những người đọc thạo chữ Thái Quỳ Châu đã ghi lại..
- Ngoài bìa có ghi 14 chữ Hán, các trang ghi bằng chữ Thái Quỳ Châu.
- Nguyên Phủ Quỳ Châu từ tổ tiên lưu truyền lại, trong phủ chia làm ba huyện:.
- Thuỷ Hà, Quế Phong và Nghĩa Đàn..
- Tổng Quang Phong có 3 xã: Quang Phong, Băng Tun và Phủ Thánh..
- Tổng Quang Liên có 3 xã: Quang Liên, Kim Diêm và Hiệp Cát.
- Huyện Nghĩa Đàn có 9 tổng gồm: Sơn Ham, Phạc Lộ, Hà Thưu, Nghĩa Hưng, Nhiêu Hạp, Lâm La, Đàn Lâm, Thạch Khê và Cứ Lâm..
- Nguyên hai huyện Thuỷ Hà và Quế Phong có 9 tổng từ xưa đến nay luôn phải nộp thuế quế lên Vua..
- Hàm Nghi nguyên niên phủ Quỳ Châu bị giặc Xá đốt phá, dân chạy loạn vất vả suốt hai năm.
- Đồng Khánh nguyên niên có ông phủ Cố (tức Sầm Văn Hào) làm tri huyện hai huyện Thuỷ và Quế đã chiêu được hai trăm lính Thái dẹp giặc.
- Sau đó dân hai huyện đều trở về quê cũ.
- Tỉnh mới cử ông quan ở hai huyện ấy làm tri phủ Phủ Quỳ.
- Năm Thành Thái thứ 10, nhà vua cho tiến hành thống kê: Phủ có mấy tổng, mấy xã..
- Năm Thành Thái thứ 11, nhà vua ban phát thông báo cho dân, mỗi bản một tờ.
- Năm Thành Thái thứ 12, nhà vua bãi bỏ thông báo cũ rồi ra thông báo mới, mỗi hộ dân phải nộp sưu thuế mỗi năm một đồng bạc và cứ thế kéo đến năm thứ 15..
- Năm Thành Thái thứ 16, nhà vua đã tăng thêm thuế, mỗi hộ dân phải nộp 2 đồng 2 hào bạc trắng và 4 hào tiền công ích.
- Hai huyện Thủy Hà và Quế Phong vẫn theo tục cổ truyền thờ đền Chín Gian.
- 1 Đền đó thờ thần Mẹ, phải cử một người đàn ông (chảu hua) trong họ Lo căm (Sầm, Cầm, Lo Căm) làm chủ đền và hai nam giới phục dịch để lo việc cúng lễ.
- Ba ông ấy không được mặc quần dài, chỉ mặc áo Thái thân dài đến mắt cá chân.
- Khi không làm chủ đền nữa thì ba ông mới được phép mặc quần dài.
- Khi làm chủ đền phải kiêng, mùa hè nóng nực không được quạt, ngứa ngáy trong người không được gãi..
- Khi gần đến ngày cúng, ông chủ đền thông báo cho khắp chín tổng trong phủ quyên góp tiền bạc mua trâu.
- Ngoài ra mỗi tổng phải nộp thêm 30 thúng gạo và số tơ vải cần thiết nộp cho ông chủ đền.
- đang xướng lời cúng thì người con gái ấy túc trực không được đi ra khỏi đền.
- với người con gái đó lui về ở nhà ông chủ đền.
- Mọi người đàn ông đến dự lễ trong những ngày cúng đều phải ăn vận giống kiểu ông chủ đền.
- Ai không mặc y phục theo quy định thì ông chủ đền có quyền bắt họ theo.
- Ai không theo ông chủ đền có quyền đuổi ra khỏi đền Chín Gian..
- Trong những ngày lễ, vợ ông chủ đền không được ra khỏi nhà mình.
- Gian ngoài nhà ông chủ đền đốt một bếp lửa, ai đến nhà không được dẫm vào bếp đó.
- Kết thúc việc thờ cúng ở đền Chín Gian, mọi người tề tựu ở nhà ông chủ đền.
- Người ta đánh chiêng trống không đủ chín hồi thì bị ông chủ đền phạt rượu..
- Những người uống rượu phải uống đủ chín chầu, dù say cũng không được nhờ người khác uống đỡ..
- Ông chủ đền được một phần thịt.
- Mọi người khi đem thịt tới nhà ở bản nào thì bản đó phải theo tục kiêng không được giã gạo trong ba ngày..
- Ngày 19 đến 21 tháng 7 toàn bản kiêng không được làm việc lao động.
- Từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 18 tháng 8 kiêng không được đánh trống và dùng rìu chặt cây.
- Năm Thành Thái thứ 18 Phủ Quỳ được chia thành hai huyện: Nghĩa Đàn và Quỳ Châu.
- Trước đây phủ Quỳ có ba huyện: Thi, Quế, Nghĩa.
- Bây giờ huyện Nghĩa Đàn có tri huyện riêng trực thuộc tỉnh, trước có 9 tổng: Nghĩa Hưng, Lâm La, Hà Thưu, Thạch Khê, Nhiêu Hạp, Cứ Lâm, Đàn Lâm, Phạc Lộ và Sơn Ham.
- Nay cắt 2 tổng Sơn Ham và Phạc Lộ nhập vào huyện Quỳ Châu.
- Vậy huyện Nghĩa Đàn còn 7 tổng kể cả chợ Hiếu..
- Quỳ Châu có 11 tổng gồm: Sơn Ham, Phạc Lộ, Tạo Khê, Đồng Lạc, Tiền Nham, Quang Phong, Quý Dương, Hữu Đạo, Thanh Hiên, Quang Liên và Viên Tập.
- Trước đây phủ Quỳ Châu có dấu khắc bằng gỗ nhưng đến đời Duy Tân thứ 5 thì được đổi dấu đồng..
- Lỵ sở của Quỳ Châu chuyển lên Bản Pòn (nay thuộc xã Châu Hạnh huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An).
- Huyện Nghĩa Đàn vẫn đóng lỵ sở ở chỗ cũ, bên cạnh có một đồn do quan Đại lý người Pháp chỉ huy.
- Viên quan Đại lý ấy trông coi cả hai huyện Quỳ Châu và Nghĩa Đàn..
- Các quan chức ở phủ Quỳ Châu được lần lượt bố trí theo thời gian như sau:.
- Đầu tiên tri phủ là người Kinh, năm Hàm Nghi nguyên niên trong phủ có giặc Xá thời đó ông Sầm Văn Hào đang cai quản hai huyện: Thuỷ, Quế.
- Ông được nhà vua cấp súng đạn.
- Ông chiêu mộ binh lính đánh tan giặc Xá và được nhà vua phong làm tri phủ Quỳ Châu.
- Nhà vua lại cho người Kinh làm tri phủ.
- Văn Vân thay làm tri phủ.
- Triều đình lại cử ông Hoàng thay làm tri phủ.
- Hai năm sau bị dân kiện, nhà vua cách chức ông.
- Lúc đó có Sầm Văn La đương làm tri huyện huyện Thuỷ Vân đem bạc đút cho quan một người Pháp.
- Viên quan một này đã xin với tỉnh cử Sầm Văn La được làm tri phủ.
- Năm sau ông La không được quan Đại lý ưng nên đã thưa với tỉnh.
- Triều đình lại cử ông Sầm Văn Vân tái chức tri phủ, trông coi ba huyện.
- Ông Trương Văn Nhiêu làm tri huyện huyện Nghĩa Đàn.
- Ông Sầm Văn La làm tri huyện huyện Thuỷ Vân.
- Ông Sầm Văn Mốc làm tri huyện huyện Quế Phong.
- Ba ông tri huyện ấy lập mưu kiện ông tri phủ Vân lên tỉnh.
- Tỉnh bắt giam ông phủ Vân ba năm và cử ông Vũ Văn Bợp người Kinh lên làm tri phủ phủ Quỳ Châu.
- Một năm sau thì chia phủ Quỳ thành hai huyện: Quỳ Châu và Nghĩa Đàn..
- Huyện Quỳ Châu do ông Sầm Văn La làm tri huyện.
- Bốn năm sau có sự kiện ông Sầm Văn Phòng tìm được một cây quế to trong rừng đem bán cho quan Đại lý người Pháp giá 2500 đồng bạc Đông Dương xong quan Đại lý không có bạc trả cho ông Phòng mà dùng quyền tâu lên quan tỉnh xin cho ông Sầm Văn Phòng làm tri huyện thay ông Sầm Văn La.