« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân


Tóm tắt Xem thử

- NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN.
- Chuyên ngành: Văn học Việt Nam.
- Hà Nội - 2014.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21.
- Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
- Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN.
- Khái lược về Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất với phương thức trần thuật chủ quan hóa Error! Bookmark not defined..
- Người kể chuyện ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan – chủ quan hóa.
- Người kể chuyện trong truyện ngắn của Kim Lân.
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất với phương thức trần thuật chủ quan hóa trong truyện ngắn Kim Lân.
- Người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện ngắn Kim Lân.
- Người kể chuyện ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan hóa Error!.
- Người kể chuyện ngôi thứ ba theo phương thức trần thuật chủ quan hóa Error! Bookmark not defined..
- Những truyện ngắn mang dấu ấn tự truyện của Kim Lân với sự đồng hành của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN.
- Khái lược về kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự.
- Các hình thức kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân.
- Dạng kết cấu trần thuật theo trình tự thời gian trong truyện ngắn Kim Lân.
- Dạng kết cấu gấp khúc thời gian trần thuật.
- Dạng kết cấu trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật Error! Bookmark not defined..
- Dạng kết cấu trần thuật trùng phức mạch truyện.
- NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG.
- TRUYỆN NGẮN KIM LÂN.
- Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân.
- Khái lược về ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm tự sự.
- Sự thâm nhập của ngôn ngữ đời sống vào trần thuật.
- Giọng điệu trần thuật.
- Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự.
- Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân Error! Bookmark not defined..
- Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1920, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- thích nghệ thuật tuồng nên ông đã lấy tên nhân vật tuồng Kim Lân trở thành bút danh của mình từ những năm bốn mươi của thế kỉ trước.
- Kim Lân có một đời sống riêng thua thiệt, ông là con của người vợ thứ ba trong một gia đình bình thường, bị mọi người trong gia đình rẻ rúm.
- Do điều kiện khó khăn, Kim Lân chỉ học hết bậc Tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, thợ sơn mài, khắc tranh bình phong vừa viết văn..
- Kim Lân đến với văn học xuất phát từ lòng say mê, ham thích.
- Kim Lân bắt đầu sự nghiệp bằng truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật năm 1942, một tác phẩm mang tính tự truyện.
- Ở giai đoạn sáng tác này, ý thức trách nhiệm của nhà văn đối với Kim Lân còn mơ hồ nên những tác phẩm của ông thường viết về bản thân và cái mình thích.
- Tuy nhiên, với tấm lòng của người “vốn là con đẻ của đồng ruộng”, Kim Lân đã hướng ngòi bút vào khung cảnh làng quê với cuộc sống và số phận của người nông dân nghèo khổ, lam lũ, từ đó toát lên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc..
- Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với cuộc sống và xã hội, ông tiếp tục viết về làng quê Việt Nam, tiếp tục viết về những cảnh đời khốn khó, tội nghiệp, nhưng hơn hết là sự đổi đời của người nông dân nhờ cách mạng.
- Kim Lân đã sáng tạo ra những tác phầm có giá trị như Làng, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Vợ nhặt,… với những thay đổi tình cảm, nhận thức, sự đổi đời của người nông dân trong cải cách ruộng đất và tham gia hoạt động cách mạng..
- Truyện ngắn là một thể loại thuộc phương thức tự sự.
- Cách kể chuyện trong truyện ngắn khác so với tiểu thuyết bởi tính cô đọng, súc tích của đặc trưng thể loại.
- Dung lượng ngắn là một thế mạnh đồng thời cũng đòi hỏi những sáng tạo của nhà văn, nhất là sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật đảm bảo cho sự hấp dẫn và tác động mạnh mẽ của truyện ngắn.
- Vì vậy, tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn qua tác phẩm của những nhà văn thành công là hướng đi có nhiều ý nghĩa..
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và là cây bút viết truyện ngắn vững vàng.
- Trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân viết không nhiều nhưng ở giai đoạn nào ông cũng có tác phẩm hay.
- Như lời nhận xét độc đáo, sắc sảo về truyện ngắn Kim Lân của nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Những truyện ngắn Kim Lân thì quả là đặc sắc, tinh vi, ranh mãnh, dồn nén và cả đáo để nữa” [34, tr.645].
- Chính vì vậy, truyện ngắn của Kim Lân luôn hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
- Tuy nhiên, vấn đề nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân đòi hỏi được xem xét trên tinh thần khoa học và toàn diện hơn để hiểu rõ tài năng và đóng góp của nhà văn trong tiến trình hiện đại hóa văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt..
- Kim Lân là nhà văn gần gũi, quen thuộc với công chúng trong nhiều thập kỉ qua.
- Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Kim Lân chưa nhiều..
- Hơn nữa các công trình nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân đã được công bố cũng chỉ ở mức độ riêng lẻ, chưa tập trung và hệ thống.
- Đánh giá về phong cách nghệ thuật và giá trị chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Kim Lân.
- Nhà văn Nguyên Hồng đã rất chính xác khi đánh giá về phương diện nội dung và mối quan hệ giữa tác phẩm và hiện thực trong văn chương Kim Lân: “Từ giữa những năm 1943 – 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân.
- tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy… Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách hợm hãi, trái lại nó có cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình…” [16, tr.10].
- Đây có thể xem là ý kiến rất đáng chú ý khi tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Kim Lân về nội dung tư tưởng và giọng điệu tác phẩm..
- Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khóa, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức đọa đầy.
- Thực vậy, ở những tác phẩm đầu tay, Kim Lân dường như chưa ý thức phản ánh một vấn đề gì có ý nghĩa hiện thực sâu sắc cả nhưng chất hiện thực cứ toát ra một cách tự nhiên từ những hình tượng nhân vật của ông, vì đó thường là những con người của quê hương ông, ruột thịt với ông, từ cuộc sống lam lũ bần cùng, họ đã trực tiếp bước vào những sáng tác của ông..
- Năm 1991, Trần Ninh Hồ đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về truyện ngắn của Kim Lân: “Tuy tầm vóc, vị trí của mỗi nhà văn một khác, nhwng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người rất khó diễn đạt thành lời ấy.
- Năm mươi năm, một nửa thế kỉ cầm bút mà chỉ vẻn vẹn có chừng ngót chục truyện ngắn thì quả là ít ỏi.
- đar động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn là: truyện ngắn.” [36, tr.106-107]..
- Năm 1996 trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên có trích dẫn ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, Lữ Quốc Văn và Nguyễn Đăng Mạnh: “Hình như những mẫu người ddầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách đàng hoàng chững chạc” [34, tr.16].
- “Kim Lân là một nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam” [34, tr.18-19].
- Ở ba ý kiến trên, các nhà nghiên cứu đã rất tinh tế khái quát đặc điểm về nội dung trong truyện ngắn của Kim Lân..
- “Tuy nhiên nếu có dịp đọc lại các tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu là truyện ngắn, ta sẽ thấy ông không phải chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa đuôi thẹo, ông còn là đại diện văn học sáng giá của những lớp người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu riêng thú, chọi gà, thả chim, đấu võ, đánh vật…” [32, tr.16]..
- Cùng thống nhất với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu Hoài Việt đưa ra nhận xét về hai đề tài chính trong truyện ngắn của Kim Lân: “Chính cái vốn sống phong phú của ông đã dẫn ông tới với hai đề tài chủ yếu trong nghiệp văn của ông:.
- Hoài Anh (2003), “Kim Lân nhà tiểu thuyết phong tục, sở trường về miêu tả trạng thái nhân thế”, Tạp chí Văn (số 13), Hội Văn nghệ Tp.
- Lại Nguyên Ân (1986), “Văn xuôi Kim Lân”, Tạp chí Văn học (số 6), Viện Văn học - Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam..
- Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học (số 9)..
- Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hóa – vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Tp.
- M.B.Khrapchenco (2002), Những lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội..
- Đặng Thị Huy Lam (2005), Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh..
- Kim Lân (1942), “Cô Vịa”, Trung Bắc chủ nhật (số 135) (in lại trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân của Đặng Thị Huy Lam (2005), Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh..
- Kim Lân (1982), Nguyên Hồng – một nhà văn, Tạp chí Văn học (số 3)..
- Kim Lân (2012), Kim Lân tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Trí thức, Hà Nội 26.
- Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Văn hóa Viện Văn học, Hà Nội.
- Phương Lựu (chủ biên) (2001), Lý luận Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Hồ Quý Nghĩa (2004), Sức sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Giáo dục và thời đại (số 49)..
- Bảo Nguyên (1997), “Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân”, Tạp chí Ngữ học trẻ, Nxb Hội Ngữ học Việt Nam..
- Lữ Huy Nguyên (1997), “Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc”, Văn nghệ (số 5+6), Hội Văn học Việt Nam.
- Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn) (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội..
- G.N.Pospelov (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội,.
- Vũ Dương Quỹ (tuyển chọn và biên soạn) (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Trần Đình Sử (1993), Dẫn luận thi pháp văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận về truyện ngắn, Nxb Văn học..
- Bùi Việt Thắng (2002), Văn học Việt Nam 1945 – 1954 (Văn tuyển), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Phạm Ngọc Thưởng (2004), “Nghệ thuật xây dựng đối thoại trong truyện ngắn.
- “Vợ nhặt” của Kim Lân”, Tuyển tập mười năm Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Phạm Văn Tửu (1996), “Một phương diện của truyện ngắn”, Tạp chí Văn học (số 2)..
- Hòa Vang (2004), “Kim Lân – những ấn tượng”, Văn học và tuổi trẻ (số 7), Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Hoài Việt (1999), Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.