« Home « Kết quả tìm kiếm

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai


Tóm tắt Xem thử

- CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BẢO CHÂN VÀ NGUYỄN PHAN QUẾ MAI.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21.
- CHƯƠNG 1: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ CỦA NGUYỄN BẢO CHÂN, NGUYỄN PHAN QUẾ MAI.
- Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình.
- Cái tôi.
- Cái tôi trữ tình.
- Sự biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ.
- Hành trình sáng tạo thơ của Nguyễn Bảo Chân, Nguyễn Phan Quế Mai.
- Nguyễn Bảo Chân.
- Nguyễn Phan Quế Mai.
- CHƯƠNG 2: CÁC SẮC THÁI THẨM MỸ CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BẢO CHÂN VÀ NGUYỄN PHAN QUẾ MAI.
- Các sắc thái thẩm mỹ trong thơ Nguyễn Bảo Chân.
- Cái tôi trữ tình mang nỗi buồn, cô đơn.
- Cái tôi trữ tình với khao khát bình dị.
- Các sắc thái thẩm mỹ trong thơ Nguyễn Phan Quế Mai.
- Cái tôi trữ tình triết lý về cuộc đời, về chiến tranh.
- CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BẢO CHÂN VÀ NGUYỄN PHAN QUẾ MAI.
- Những chiếc gai và giấc mơ trong thơ Nguyễn Bảo Chân.
- Gió và Ngôi sao hình quang gánh trong thơ Nguyễn Phan Quế Mai.
- Những năm gần đây, trên thi đàn thơ ca Việt Nam xuất hiện hàng loạt các cây viết trẻ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Bảo Chân, Thanh Xuân, Dạ Thảo Phương, Trương Quế Chi, Nguyễn Phan Quế Mai,… Họ là những người đã và đang có những đóng góp tích cực vào diện mạo thơ Việt Nam nói chung.
- Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai chính là hai trong số các nhà thơ trẻ hiện nay đã đạt được thành công nhất định như vậy..
- Nguyễn Bảo Chân với tập thơ đầu tay Dòng sông cháy đã nhận được giải thưởng văn học của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, còn Nguyễn Phan Quế Mai lại gây ấn tượng với cú đúp giải thưởng thơ vào năm 2010: Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội cho tập thơ thứ 2 của chị mang tên Cởi gió và giải nhất cuộc thi “Thơ viết về Hà Nội” do Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
- Bên cạnh đó, các sáng tác của Bảo Chân và Quế Mai đã được công chúng đón nhận với việc tái bản lại những tập thơ đã xuất bản..
- Mặc dù tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai là hai đại diện của thơ trẻ đương đại hôm nay luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển của thơ Việt Nam.
- Họ đã mang đến vườn thơ một cái tôi trữ tình riêng của chính mình..
- Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống cái tôi trữ tình trong thơ của hai tác giả trẻ này.
- Chính vì thế mà tôi lựa chọn đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai” làm đối tượng nghiên cứu.
- Qua việc nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ của hai tác giả nữ trên, chúng tôi muốn khai thác các sắc thái thẩm mĩ cũng như các phương thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai.
- Văn học Việt Nam có sự chuyển động không ngừng, trong đó thơ trẻ giữ một vị trí quan trọng.
- Các nhà thơ trẻ có nhiều cố gắng không ngừng nghỉ và những đóng góp tích cực vào phẩm chất mới cho thơ Việt Nam hiện đại..
- Trong đó đáng lưu ý là sự xuất hiện của Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai.
- Những nghiên cứu, bài viết về Nguyễn Bảo Chân.
- Nguyễn Bảo Chân là một nhà thơ trẻ với số lượng tập thơ còn hạn chế (3 tập thơ).
- Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý khi đọc thơ của Nguyễn Bảo Chân đã nhận xét rằng: “Thơ Nguyễn Bảo Chân phản chiếu cái tôi đầy nữ tính với nỗi buồn, sự cô đơn, những khát khao rất bình dị của người phụ nữ”.
- Với nhà văn, dịch giả Trịnh Y Thư, ông dành cho Nguyễn Bảo Chân sự đánh giá cao với “phẩm chất của một nhà thơ đích thực”: “Thơ Nguyễn Bảo Chân có thể nhẹ băng như tuyết và nỗi buồn trong ngôn từ của chị trào dâng không kìm nén.
- Trên Tạp chí Sông Hương, số 146, tháng 4/2001 khi trích đăng một số bài thơ của Nguyễn Bảo Chân có nhận xét Nguyễn Bảo Chân “là một cây bút trẻ luôn có ý thức làm mới thơ”.
- Chính sự táo bạo, đòi hỏi cao trong lao động nghệ thuật của Nguyễn Bảo Chân nhận được sự đồng hưởng “Nguyễn Bảo Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca.
- Với ngôn ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay”.
- Báo Nhân dân từng trích đăng một số sáng tác của Nguyễn Bảo Chân đã có lời tựa sâu sắc về nghệ thuật thơ Nguyễn Bảo Chân: “Thơ chị nhiều cung bậc.
- Đã đi từ kinh điển đến sự thay đổi táo bạo bắt nhịp với những trào lưu thơ hiện đại trên thế giới, Nguyễn Bảo Chân có nhiều bài thơ với nhiều câu thơ hàm súc, giàu tính liên tưởng giữa quá khứ với thực tại, giữa sự cụ thể của vật thể với tính biểu tượng của sự thể hay vật thể, mà vẫn chứa đựng chiều kích sâu lắng của một tâm hồn đa cảm lại sâu sắc lý tính, trí tuệ.
- Xin được dẫn một vài bài viết, bài nghiên cứu của các nhà phê bình, nhà thơ về thơ Nguyễn Bảo Chân:.
- Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân: Học cách bình thản (Báo An Ninh Thế Giới Cuối Tháng, 2011).
- Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân: “Khi chiều nương khu vườn vắng lá”.
- Steven J.Fowler phỏng vấn Nguyễn Bảo Chân trên Poetry Parnassus (2012.
- Thơ Nguyễn Bảo Chân (Báo Nhân dân, tháng 3, 2013.
- Những nghiên cứu, bài viết về Nguyễn Phan Quế Mai.
- Giống như Nguyễn Bảo Chân, Nguyễn Phan Quế Mai là một hiện tượng thơ trẻ với số lượng tập thơ không nhiều.
- Năm 2008, Nguyễn Phan Quế Mai xuất hiện với tập thơ đầu tay Trái Cấm, nhưng phải đến cú đúp giải thưởng thơ năm 2010 cho tập thơ Cởi gió, độc giả mới biết đến chị nhiều hơn..
- Mỗi tác giả, mỗi nhà phê bình khi đọc về thơ của Quế Mai lại có những cảm nhận riêng..
- Nhà thơ Vũ Quần Phương khi nhận xét về thơ Quế Mai tại cuộc thi.
- Nguyễn Phan Quế Mai hàm súc bằng thủ pháp bớt chữ, chuyển đổi ngữ pháp.
- Nhà thơ Bằng Việt – Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam khi đọc thơ Nguyễn Phan Quế Mai cũng đánh giá cao thơ chị: “Nguyễn Phan Quế Mai là nhà thơ có tư duy thơ sắc sảo, có cảm xúc thơ tươi tắn và hồn nhiên, cộng với ý thức thường xuyên trau dồi khả năng hiểu biết và đời sống xã hội qua quá trình công tác (cả ở trong nước và nước ngoài) nên tạo được cho mình một bản sắc thơ đầy cá tính và có nhiều cách tân trong cách thể hiện, trong sự ôm trùm các khía cạnh phong phú của hiện thực đời sống xã hội và con người”.[52, tr.82].
- Trên khía cạnh là một nhà thơ nữ, Nguyễn Phan Quế Mai nhận được ghi nhận tích cực với những đóng góp cho thơ nữ trẻ..
- Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhận xét: "Nguyễn Phan Quế Mai, một nhà thơ nữ đằm thắm và tinh tế, điều mà khá lâu rồi mới gặp trong thơ nữ trẻ..
- Chúng ta hy vọng Quế Mai sẽ đi xa hơn trên con đường thi ca mà chị đã cảm nhận bằng cả tâm hồn".[52, tr.100].
- Nhà nghiên cứu phê bình văn học, tiến sĩ Chu Văn Sơn thì cho rằng:“Thơ Quế Mai thể hiện một nữ tính mãnh liệt mà trong lành, một tấm.
- Trên phương diện nghệ thuật, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng:“Thơ Nguyễn Phan Quế Mai đầy ắp hình ảnh, màu sắc và liên tưởng bất ngờ.
- Còn với nhà thơ Lê Minh Quốc, ông đánh giá cao thơ Nguyễn Phan Quế Mai ở con người từng trải làm thơ: “Có những câu thơ viết từ sự trải nghiệm, lý trí.
- Đó là phẩm chất của thơ Nguyễn Phan Quế Mai.
- Không chỉ nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình trong nước, thơ Nguyễn Phan Quế Mai còn được Giáo sư Bruce Weigl - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Thơ của Giải thưởng Sách Quốc gia Mỹ cũng có nhận xét khi đọc thơ chị: “Thơ của Nguyễn Phan Quế Mai là những áng thơ chỉ cho chúng ta biết cách sống hết mình với cuộc sống này, chỉ cho chúng ta cách tái xác nhận thứ thơ ca thẳng thắn và nhạy bén để biến những giờ thời khắc tăm tối nhất thành những bài học vĩnh cửu sâu sắc về sự phức tạp của lịch sử, thời gian và tình yêu”.[53, tr.14].
- Thơ của Nguyễn Phan Quế Mai không hàn lâm khoa học, mà được sự đón nhận nhiệt tình từ công chúng yêu thơ.
- Hoàng Hải Anh (2010), Nguyễn Phan Quế Mai “Cởi gió ra và bay lên trên ý nghĩa”, Báo VietnamNet.
- Vũ TuấnAnh (1997), Nửa thế kỷ thơ ca Việt Nam 1945 -1995, NXB Khoa học Xã hội..
- Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000, NXB Khoa học Xã hội..
- Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, tái bản lần I, NXB Văn học..
- Nguyễn Bảo Chân (1994), Dòng sông cháy, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 9.
- Nguyễn Bảo Chân (1999), Chân trần qua vệt rét, Nhà xuất bản Thanh Niên 10.
- Nguyễn Bảo Chân (2010), Những chiếc gai trong mơ – Thorns in dreams, NXB Thế giới.
- Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam – tìm tòi và cách tân, NXB Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nguyễn Đình Chính (2005), Nói về thơ Việt Nam hiện đại, Phụ bản Thơ, báoVăn nghệ, số 19+20..
- Đoàn Dự, Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân: “Khi chiều nương khu vườn vắng lá, http://phongdiep.net (23/4/2014).
- Nguyễn Đăng Điệp (2003), Thơ ca Việt Nam sau 1975–từ một góc nhìn….
- Phụ bản Thơ, báo Văn nghệ..
- Phong Điệp (2009), Nguyễn Phan Quế Mai – Tìm một lối đi riêng, http://thotre.com (10/9).
- LýĐợi (2003),Tâm tính thơ trẻ Việt Nam những năm đầu thế kỉ 2? Phụ bản Thơ, báo Văn nghệ, số 4.
- Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, tái bản lần 2, NXB Giáo Dục.
- Đới Thị Hồng (2013), Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng, Luận văn thạc sĩ văn học, ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- HoàngHưng (1994), Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác, Báo Lao động xuân Giáp Tuất.
- Trần Hoàng Thiên Kim (2011), Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân: Học cách bình thản, Báo Công an nhân dân.
- Trần Thiện Khanh (2010), Nguyễn Phan Quế Mai từ Trái cấm đến Cởi gió, Báo Tiền phong cuối tuần.
- Phong Lê, Vỹ Văn Sỹ, Lưu Khánh Thơ, Bích Thu (2003), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động.
- Nguyễn Phan Quế Mai (2008), Trái Cấm, Nhà xuất bản Văn Nghệ.
- Nguyễn Phan Quế Mai (2010), Cởi gió, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, tái bản lần thứ nhất.
- Nguyễn Phan Quế Mai (2011), Những ngôi sao hình quang gánh, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn.
- Nguyễn Hữu Hồng Minh (2002),Thơ Việt Nam từ góc nhìn của một thế hệ, Tạp chí Tia Sáng, số 1.
- Dương Kiều Minh (2010), Nguyễn Phan Quế Mai – cảm nghiệm đời sống hiện đại trong hứng khởi bay, Tạp chí Văn nghệ Thủ đô.
- Phạm Xuân Nguyên (2010), Lắng nghe Nguyễn Phan Quế Mai, Báo Tuổi Trẻ Cuối tuần.
- Thành Nghị (2004), Khi khát vọng cá nhân của cái tôi trữ tình được đánh.
- Thơ Nguyễn Bảo Chân, Báo Nhân dân, 2013.
- Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại–văn học Việt Nam giao lưu gặp gỡ, NxbVăn học.
- Lê Minh Quốc (2008), Về tập thơ của Nguyễn Phan Quế Mai, 2008 http://leminhquoc.vn(12/12).
- Nguyễn Hưng Quốc (2001), Văn học Việt Nam từ điểm nhìn hậu hiện đại, Nxb Văn nghệ.
- Báo Văn nghệ, Phụ bản Thơ, số12.
- Steven J.Fowler (2012), Steven J.Fowler phỏng vấn Nguyễn Bảo Chân trên Poetry Parnassus.
- Nguyễn Trọng Tạo (2010), Nguyễn Phan Quế Mai đi và đến.
- Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.
- Đỗ Bích Thúy (2012), Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai: “Với tôi, thơ là tiếng nói thẳm sâu nhất của tâm hồn”, Tạp chí Văn nghệ Quân Đội điện tử 89.
- Bình Nguyên Trang (2011), Nguyễn Phan Quế Mai – Bay trên ý nghĩ, Báo Sức khỏe và Đời sống, (20/4).
- Nguyễn Thanh Truyền (2013), Nguyễn Phan Quế Mai và những bài thơ về chiến tranh, Báo Văn nghệ.
- Nghiêm Huyền Vũ (2010), Những ngôi sao hình quang gánh của Nguyễn Phan Quế Mai, Báo Văn Nghệ số đặc biệt nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội