« Home « Kết quả tìm kiếm

SƠ LƯỢC VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỐC BINH LANG VĂN THIẾT


Tóm tắt Xem thử

- Hồi ấy, có ông Lang Văn Thiết một thanh niên Thái ở miền Tây Nghệ An đã hưởng ứng hịch Cần Vương đứng lên chiêu binh mã chống Pháp xâm lược.
- Ông nội và cha của Lang Văn Thiết đều là phó tổng, chánh tổng tổng Đông Lạc thời đó nên có điều kiện tiếp xúc rộng với xã hội bên ngoài.
- Từ đó Lang Văn Thiết có điều kiện học hỏi trên những trang sách lịch sử dân tộc mình.
- Ông Cao Thắng đã gặp và hội kiến với đốc binh Lang Văn Thiết.
- Ông Tán Thước đã gặp ông Lang Văn Thiết.
- Qua câu chuyện đi lại càng làm cho Lang Văn Thiết tăng thêm lòng căm thù thực dân Pháp.
- Từ đó, ông kiên quyết chiêu mộ binh lính để đánh lại quân xâm lược.
- Nghĩa quân của Lang Văn Thiết có các vị chỉ huy dưới quyền là: Đội Dũng (Trương Van Dũng) ở Thường Xuân (Thanh Hoá).
- Đốc Thiết lập thành ba đồn để án ngữ các tuyến đường mòn trên bộ và tuyến đường thuỷ trên sông Hiếu.
- Tại đồn Đò Ham ông cho binh lính giăng dây soong qua sông để chặn thuyền bè xuôi ngược.
- Vào mùa xuân năm 1894 Lang Văn Thiết được Cầm Bá Thước giao nhiệm vụ tập kích các đồn của Pháp ở Nghĩa Đàn và một số đồn ở Diễn Châu.
- Nghĩa quân của Lang Văn Thiết đã tiêu hao sinh lực địch ở Đồn chợ Hiếu.
- Trước tình hình đó Pháp mở cuộc càn quét lên tuyến đường vòng (tức đường số 48 ngày nay) để hòng dập tắt phong trào chống Pháp của ông Đốc Thiết.
- Đốc Thiết biết tình hình và mưu toan của địch, đã triệu tập bộ chỉ huy của mình trong đó có ông Lương Văn Chân đã xung phong đưa một cánh quân đi đánh.
- Ông và binh lính đã phục kích ba ngày ba đêm để chờ địch đến đích, đến ngày thứ ba quân Pháp kéo quân lên, Lương Văn Chân cùng binh lính đã giáng cho đicịh những đòn chí tử buộc địch phải rút lui về Nghĩa Đàn.
- Nơi xảy ra giao tranh giữa cánh quân của Đốc Thiết do Lương Văn Chân chỉ huy đánh quân Pháp đã được dân làng đặt tên là Bản Dính (bắn).
- Trước sự thất bại ấy người Pháp tiếp tục đưa quân mở mũi tiến công theo hướng đường sông Nặm Chang 2 rồi vượt núi vào Thanh Nga để hòng tiêu diệt binh lính của Đốc Thiết ở Đồn Pu Cằm (Thanh Nga) 3 .
- Nhưng khi vượt sông Năm Chàng đã bị quân lính của Đốc Thiết chặn đánh.
- Sau một ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân lính của Đốc Thiết tuy lực lượng không cân sức, vũ khí không ngang bằng nhưng đã làm cho quân địch thiệt hại, buộc phải rút lui về các đồn Nghĩa Đàn..
- Trước phong trào chống Pháp và tay sai của Đốc Thiết ngày càng phát triển mạnh mẽ, tri phủ Sầm Văn Hào đã dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ Đốc Thiết ra hàng nhưng không được.
- Đốc Thiết vẫn kien quyết theo con đường của mình là chống Pháp và tay sai của chúng.
- Cuối cùng Sầm Văn Hào cho binh lính của tri phủ Quỳ Châu, tiến hành thăm dò hoạt động của Đốc Thiết và sinh hoạt của binh lính ông..
- Mùa đông năm 1896, binh lính của tri phủ đã tập kích đồn Pù Cằm, nơi Đốc Thiết đóng đồn chính.
- Vì do mất cảnh giác, trong đêm thâu nhân lúc Đốc Thiết và binh lính của ông đương ngủ say thì binh lính của tri phủ tiến vào bao vây nhà của ông Đốc Thiết.
- Binh lính của tri phủ xả súng bắn vào nhà, Đốc Thiết trúng đạn của quân thù, ông đã vĩnh biệt.
- Như vậy phong trào chống Pháp và tay sai của chúng do ông Đốc binh Lang Văn Thiết chỉ huy đã tạm bị lắng xuống.
- Tập san nghiên cứu lịch sử số 4 - Viện Sử học 1987 trang 235 - Tư liệu về Đốc Thiết lưu tại Bảo tàng huyện Quỳ Châu, Nghệ An - Sách cổ chữ Thái "Lai-lôông-mương"