« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- ĐỖ QUANG HUY NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC HỆ THỐNG X QUANG HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT Y SINH Hà Nội – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Họ và tên tác giả luận văn: Đỗ Quang Huy TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC HỆ THỐNG X QUANG HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kỹ thuật y sinh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT Y SINH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ Nguyễn Phan Kiên Hà Nội – Năm 2011 Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết.
- Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo.
- Các số liệu có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
- Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2011 Tác giả luận văn Đỗ Quang Huy Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 2MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- 7 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TIA X.
- 9 1.1 Bản chất và các tính chất cơ bản của tia X Tương tác của tia X đối với cơ thể người Hiệu ứng sinh học dưới tác dụng của tia X Hiệu ứng Soma Hiệu ứng di truyền Các hiệu ứng ngẫu nhiên và tất nhiên do bức xạ Các vấn đề an toàn khi sử dụng tia X An toàn bức xạ trong y tế Các nguyên tắc cơ bản và tổ chức bảo vệ an toàn An toàn bức xạ trong y tế Những yêu cầu kỹ thuật về thiết bị bức xạ Yêu cầu chung đối với khoa lắp đặt thiết bị bức xạ Chương 2: KỸ THUẬT MÁY X QUANG.
- 27 2.1 Phân loại máy X quang.
- Đặc tính kỹ thuật máy X quang Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các khối Sơ đồ khối Nguyên lý hoạt động của các khối Máy X quang cao tần Bộ đổi tần Ưu điểm của máy X quang cao tần Máy X quang tăng sáng truyền hình Khối thiết bị tăng sáng Khối thiết bị thu ảnh Khối thiết bị xử lý tín hiệu Monitor Sự đa dạng của máy X quang Chương 3: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QLDL.
- 52 3.1 Phương pháp luận Kiến trúc hệ thống .
- Công nghệ Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 33.4 Tổng quan về Oracle Thiết kế chương trình Thiết kế Database Hướng dẫn sử dụng chương trình Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.
- 84 Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 4THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CCD Charge Couple Device CKPT Checkpoint Process CSDL Cơ sở dữ liệu CLI Common Language Infrastructure CLR Common Language Runtime DALC Data Access Logic components DBW Database Writer DBMS Database Manager System FCL Framework Class Library ICRP International Commission on Radiological Protection IGBT Insulated Gate Bipolar Transistor LGWR Log Writer MSIL MicroSoft Intermediate Language MUSICA Multiscale image contrast amplification PMON Process Monitor SGA System Global Area SMON System Monitor UI User Interface QLDL Quản lý dữ liệu Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 5DANH MỤC HÌNH VẼ HÌNH VẼ TRANG Hình 2.1.
- Sơ đồ khối tổng thể máy X quang truyền thống 29 Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp luận 53 Hình 3.2.
- Database 66 Hình 3.3: Hướng dẫn 1 71 Hình 3.4: Hướng dẫn 2 72 Hình 3.5: Hướng dẫn 3 72 Hình 3.6: Hướng dẫn 4 73 Hình 3.7: Hướng dẫn 5 73 Hình 3.8: Hướng dẫn 6 74 Hình 3.9: Hướng dẫn 7 75 Hình 3.10: Hướng dẫn 8 75 Hình 3.11: Hướng dẫn 9 76 Hình 3.12: Hướng dẫn 10 76 Hình 3.13: Hướng dẫn 11 77 Hình 3.14: Hướng dẫn 12 78 Hình 3.15: Hướng dẫn 13 78 Hình 3.16: Hướng dẫn 14 79 Hình 3.17: Hướng dẫn 15 80 Hình 3.18: Hướng dẫn 16 81 Hình 3.19: Hướng dẫn 17 81 Hình 3.20: Hướng dẫn 18 82 Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 6DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 1.1 - Nguy cơ chỉ định về ung thư gây tử vong do bức xạ 17 Bảng 1.2 - Các hiệu ứng có thể của các liều cấp diễn toàn thân 18 Bảng 3.1: Thông số đơn vị đo 66 Bảng 3.2: Thông số loại đánh giá 67 Bảng 3.3: Thông số loại thiết bị 67 Bảng 3.4: Thông số thuộc tính 67 Bảng 3.5: Thông số hãng sản xuất 68 Bảng 3.6: Thông số thiết bị 69 Bảng 3.7: Thông số ngưỡng 69 Bảng 3.8: Thông số đo đạc 70 Bảng 3.9: Thông số kết quả đo 70 Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 7LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, thiết bị X quang đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng dụng chuẩn đoán lâm sàng và một thiết bị không thể thiếu được trong tất cả các bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Cùng với nhu cầu về sử dụng thiết bị X quang tại các bệnh viện và cơ sở y tế ngày càng lớn, sự đa dạng về chủng loại thiết bị, đội ngũ kỹ thuật được đào tạo về việc bảo trì, sửa chữa thiết bị còn rất thiếu … đã tác động không nhỏ tới việc ảnh hưởng của thiết bị tới bệnh nhân và tất cả những người sống và làm việc ở môi trường xung quanh.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, kết hợp với những kiến thức và tài liệu thu nhận được từ thực tế làm việc dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Phan Kiên em đã đi vào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể nhất các hệ thống máy X quang hiện đang sử dụng tại các đơn vị và xây dựng một chương trình phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu sau kiểm chuẩn để áp dụng thực tế trong việc quản lý cơ sở dữ liệu hiện nay cũng như trong việc nghiên cứu định hướng phát triển của đề tài.
- Tên đề tài: “Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam” Nội dung luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tia X Chương này trình bày cơ bản về đặc tính cơ bản nhất về tia X, cơ chế tác động của tia X lên cơ thể người, các hiệu ứng xuất hiện và các vấn đề an toàn chung khi sử dụng bức xạ.
- Chương 2: Kỹ thuật máy X quang Chương này nghiên cứu những nét cơ bản nhất về một số đặc tính kỹ thuật cơ bản của các chủng loại máy X quang hiện đang được sử dụng tại các phòng khám và các bệnh viện trong quân đội.
- Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Chương này trình bày tổng quát về phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu các máy X quang sau kiểm chuẩn.
- Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 8Chương 4: Kết luận và hướng phát triển của đề tài Chương này trình bày kết luận của luận văn và hướng phát triển tiếp theo của đề tài.
- Em rất mong nhận được sự phê bình, hướng dẫn và sự giúp đỡ của Thầy cô, bạn bè.
- năm 2011 Học Viên Đỗ Quang Huy Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TIA X Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 101.1.
- Bản chất và các tính chất cơ bản của tia X 1.1.1.
- Tia X mang những đặc trưng của một dạng sóng điện từ như lan truyền trong chân không với tốc độ c = 300.000km/sec, thông qua 3 đại lượng đặc trưng cơ bản là chu kỳ (T), tần số (f) và bước sóng (λ).
- Các tính chất cơ bản của tia X a.
- Tia X có khả năng đâm xuyên lớn Do tia X có bước sóng λ rất ngắn do đó nó có năng lượng và khả năng đâm xuyên lớn.
- Về mặt lý thuyết thì người ta chỉ có thể làm giảm cường độ của tia X chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn tia X.
- Tia X có khả năng ion hóa mạnh Khi chiếu tia X vào một môi trường, chẳng hạn như không khí, các nguyên tử và phân tử của môi trường đó sẽ được mất hoặc bổ xung thêm những điện tử e-, để trở thành những ion dương hoặc âm, người ta gọi hiện tượng đó là hiện tượng ion hóa, còn khả năng đó của tia X gọi là khả năng ion hóa.
- Tia X có khả năng ion hóa mạnh đặc biệt với không khí.
- Tia X làm phát sóng các chất huỳnh quang Nhiều chất như Clorua Natri, Sulfua kẽm…sẽ bị khích thích và phát quang dưới tác dụng của tia X.
- Người ta sử dụng các chất này trong bìa tăng quang để giảm được thời gian phát tia và liều lượng tia.
- Tia X tác dụng lên vật liệu ảnh Đối với một số hợp chất, tia X có khả năng phân tích chúng thành những ion.
- Người ta sử dụng tính chất này trong việc chuẩn đoán (chụp X quang).
- Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 111.2.
- Tương tác của tia X đối với cơ thể người a.
- Tương tác của tia X đối với tế bào Cơ thể tạo nên từ nhiều tế bào có hình dạng và chức năng khác nhau.
- Tế bào tạo nên từ nguyên sinh chất chứa các hợp chất khác nhau như các muối vô cơ, Gluxit, Protit, Lipit, các axit amin.
- Giữa các tế bào là nhân chứa chất nhiễm sắc thể bao gồm các gen là yếu tố di truyền.
- Dưới tác dụng của tia X, các phân tử nước trong nguyên sinh chất cấu tạo ra các ion đôi và sau đó là các gốc hoạt tính.
- Những nguyên nhân này gây ra những biến đổi khác trong tế bào: làm biến chất các phân tử Protit, khử hoạt tính các men, vitamin và hooc môn, phá hủy sự phân chia tế bào cũng như sự hô hấp của chúng tạo nên những phân tử độc như chất ôxy già và các chất độc khác.
- Thông thường xem xét sự tác động của tia X dưới 4 giai đoạn sau.
- Giai đoạn vật lý đầu tiên: kéo dài chỉ một phần rất nhỏ của giây (10-16) khi năng lượng được truyền cho tế bào và gây ion hoá.
- Giai đoạn hoá-lý: kéo dài khoảng 10-6 giây, trong đó các ion tương tác với các phân tử nước tạo thành một số sản phẩm mới.
- OH Còn ion âm, đó là êlectrôn, sẽ gắn vào một phân tử nước trung hoà rồi lại phân tách tiếp thành: H2O + e.
- Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 12* Giai đoạn hoá học: kéo dài khoảng vài giây, trong đó các sản phẩm phản ứng tương tác với các phân tử hữu cơ quan trọng của tế bào.
- Các gốc tự do và các tác nhân oxi hoá có thể tấn công các phân tử phức tạp là thành phần của các nhiễm sắc thể.
- Ví dụ, chúng có thể tự gắn vào một phân tử hoặc làm gẫy các liên kết trong các phân tử dạng chuỗi dài đó.
- Những sự thay đổi hoá học trình bày ở trên có thể ảnh hưởng đến mỗi tế bào đơn lẻ theo các cách khác nhau.
- Ví dụ, chúng có thể: làm tổn thọ tế bào, cản trở hoặc làm trễ sự phân chia tế bào, hoặc truyền những biến đổi vĩnh viễn trong tế bào ban đầu sang các tế bào con.
- Tương tác của tia X đối với nhân tế bào Cơ sở của di truyền là các gen của tế bào.
- Trong quá trình phân chia tế bào chất nhiễm sắc thể được tạo nên với cấu tạo xác định là gọi là các nhiễm sắc thể đặc trưng cho dáng và giống.
- Thường cứ sau một số giây thì tế bào lại phân chia, nhưng trong nhiều trường hợp thì sau khi chiếu tia thì sự phân chia của tế bào trở lên không bình thường và làm tăng tần số đột biến.
- Tương tác của tia X đối với bào tương Liều lượng chiếu tia cao gây nên những lỗ trống trong bào tương làm thay đổi khả năng bắt mầu, tăng khả năng hấp thụ của màng tế bào và màng nhân làm cho tế bào bị phồng to và cuối cùng bị thoái hóa.
- Ở giai đoạn đầu của sự phát triển và sự phân lập thì bào tương rất nhạy cảm đối với tia X.
- Do đó trong sự phát triển của phôi thai, nếu một tế bào sau đó bị phá hủy hoặc phát triển không bình thường thì sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình phân li và tạo hình các cơ quan.
- Tương tác của tia X đối với mô Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 13Các mô có những phản ứng rất khác nhau dưới tác dụng của tia X.
- Các mô dễ bị tổn thương hơn cả là các hệ thống bạch huyết và tủy xương, các biểu mô tuyến sinh dục, biểu mô da và thủy tinh thể.
- Đối với mô da: khi chiếu tia X nhiều lần với liều lượng cao có thể gây nên bệnh ban đỏ, hơn nữa có thể gây tổn thương lớp nội bào, có thể làm cho lớp tế bào ngoài phân hủy, phá hủy lỗ chân lông và da… Đối với các mô thấu kính: sự thay đổi của các cơ quan nhận cảm và các sợi của phần ngoại biên sẽ cho phép thấy được tổn thương ở các mô khác nhau của cơ thể.
- Tia X có thể gây tổn thương các mạch máu não và tủy sống, gây nên những ổ hoại tử rất nhỏ và có thể gây nên những thay đổi loạn dưỡng của các cơ quan.
- Như vậy những tổn thương dưới tương tác với tia X nhìn thấy được không phải chi do tác dụng trực tiếp của tia X lên các mô và các cơ quan mà còn do sự điều hòa thần kinh chức năng của chúng bị phá hủy.
- Tương tác của tia X đối với máu và các mô tạo máu Sau khi chiếu tia khoảng 20-30 phút sẽ thấy sự thay đổi thành phần hình thái của máu ngoại biên: số bạch cầu Limphô, bạch cầu trung tính, hồng cầu lưới và tiểu cầu sẽ bị giảm.
- Trong số những cơ quan tạo máu thì lá lách, những cơ quan Limphô và tủy đỏ có độ nhạy cảm với tia X cao.
- Sau tác đọng của tia X có liều lượng cao thì trong những bạch cầu Limphô trống những bạch Limphô, các mạng trong lá lách sẽ bị phá hủy, các tế bào của chúng bị hủy hoại và các thành phần cuả chúng bị thực bào hóa.
- Ngay trong quá trình chiếu tia có thể quan sát ở tủy sống việc phân chia tế bào bị ngừng trệ, sau đó phát hiện sự teo đặc nhân, sự thay đổi hình thái học… f.
- Tương tác của tia X đối với cơ quan tiêu hóa Trong các cơ quan tiêu hóa thì ruột non và các bộ phận mỏng của nó rất nhạy cảm với tia X.
- Với những liều lượng tia cao thì biểu mô của ruột non bị phá hủy, các tế bào bị Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam 14tróc vẩy, các nhung mao bị bóc trần gây chảy máu và mất chức năng sinh lý.
- Tương tác của tia X đối với hệ thống tim mạch Hiệu quả trực tiếp và thường xuyên lên hệ thống tim mạch dưới tác dụng của tia X là hiện tượng mạch nhanh và tắt huyết áp.
- Sau khi chiếu tia khoảng một tuần thì độ thẩm thấu và đọ bền vững của thành mao mạch bị giảm và nôi mô của chúng bị thay đổi.Đến cuối tuần lễ thứ 2 các mao mạch có thể bị đứt gãy và đồng thời xảy ra sự thay đổi hình thái học, giảm tiểu cầu, giảm tốc độ đông máu, có thể xuất hiện triệu chứng xuất huyết.
- Tương tác của tia X đối với cơ quan nội tiết Sau khi chiếu tia toàn bộ, ban đầu chức năng của các cơ quan nội tiết bị kích thích sau đó mới bị ảnh hưởng gây hậu quả hco sự điều hòa thể dịch thần kinh làm phức tạp toàn bộ quá trình sống.
- Tương tác của tia X đối với tinh trùng Biểu bào phôi của tinh trùng rất nhạy cảm đối với tia X, còn các tinh trùng chín muồi lại có sức đề kháng tia và ngay cả sau những liều lượng tia lớn vẫn có khả năng thụ thai được.
- Liều lượng tia nhỏ chỉ làm xuất hiện đột biến ở nhân của biểu bì phôi của tinh trùng còn liều lượng tia lớn gây nên sự giảm sản, làm co hẹp và teo ống sinh tinh do đó làm mất tinh trùng tạm thời hay vĩnh viễn.
- Tương tác của tia X đối với buồng trứng Những hooc môn sinh dục của phụ nữ có tác dụng bảo vệ rõ rệt dưới tác dụng của tia X.
- Nhưng bản thân buồng trứng và các tế bào trứng nói chung nhạy cảm với tia X hơn so vói tinh trùng của đàn ông.
- Trứng thụ tinh và phôi thai làm tổ rất dễ bị tổn thương dưới tác dụng của tia X, khi chiếu tia lên toàn bộ cơ thể thì sẽ làm giảm quá trình sinh sữa, liều lượng tia lớn hơn sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của buồng trứng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt