« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu lý thuyết quá trình truyền nhiệt - truyền chất trong thiết bị sấy phun


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu lí thuyết quá trình truyền nhiệt – truyền chất trong thiết bị sấy phun Tác giả luận văn: Phùng Anh Xuân, Khóa học Người hướng dẫn: GS.TSKH Đặng Quốc Phú - Trường ĐHBK Hà Nội Nội dung tóm tắt: a.
- Lý do chọn đề tài Sấy phun ngày nay được ứng dụng rất rộng rãi đối với những sản phẩn nông nghiệp.
- Để nâng cao hiệu quá, chất lượng, giá thành thì phải nghiên cứu bản chất của quá trình, hay nói cách khác quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả đó là quá trình truyền nhiệt - truyền chất.
- Hiện nay nghiên cứu về vấn đề này cũng có nhiều nhưng kết quả còn hạn chế.
- Nghiên cứu lí thuyết quá trình truyền nhiệt - truyền chất trong thiết bị sấy phun để nắm được bản chất nhằm xây dựng, thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị sấy có hiệu quả.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu của luận văn Thiết lập mô hình toán học gồm hệ phương trình vi phân phù hợp với thiết bị nghiên cứu, xác định các điều kiện đơn trị của bài toán, giải và đánh giá mức độ tin cậy của kết quả.
- Sử dụng mô hình để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình trao đổi nhiệt trao đổi chất trong buồng sấy phun.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là dịch chanh leo.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số làm việc như: nhiệt độ và lưu lượng không khí nóng, áp suất và lưu lượng không khí nén, lưu lượng dịch sấy đến nhiệt độ không khí cũng như nhiệt độ “hạt”, độ ẩm tuyệt đối của “hạt” trong không gian buồng sấy phun.
- Xây dựng mô hình toán học cho đối tượng sấy là chanh leo khi sấy bằng máy sấy IC40D và tìm ra yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới độ ẩm tại đầu ra của “hạt”.
- Nội dung chính và đóng góp mới của luận văn 2 Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết trên thiết bị sấy phun cùng chiều IC40D thuộc phòng thí nghiệm Viện khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh.
- Tiến hành xây dựng mô hình toán học mô tả quá trình truyền nhiệt – truyền chất trong buồng sấy phun cùng chiều.
- Mô hình toán học được giải với các điều kiện đơn trị nằm trong dải giá trị nghiên cứu bằng thực nghiệm.
- Từ đó đánh mức giá độ tin cậy của kết quả tính toán từ mô hình toán học đối với kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm ở cùng chế độ sấy.
- Sau khi kiểm tra, đánh giá đã ứng dụng mô hình để nghiên cứu một số yếu tố như: nhiệt độ và lưu lượng tác nhân sấy, áp suất và lưu lượng khí nén, lưu lượng dịch, đường kính ban đầu của “hạt” tới độ ẩm tuyệt đối của “hạt”, nhiệt độ không khí cũng như nhiệt độ “hạt” trong quá trình sấy phun.
- Những đóng góp mới của luận văn - Xây dựng được mô hình toán học có đủ độ tin cậy đáp ứng được các yêu cầu tính toán kĩ thuật.
- Đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đầu vào tới quá trình sấy phun.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lí thuyết.
- Kết luận Mô hình toán học trong mô tả quá trình truyền nhiệt – truyền chất trong buồng sấy phun có độ tin cậy đáp ứng các yêu cầu tính toán kĩ thuật, phục vụ yêu cầu nghiên cứu, thiết kế, điều khiển, vận hành hệ thống sấy phun trong thực tế.
- Đối với các thông số đầu ra buồng sấy thì độ ẩm tuyệt đối của “hạt” là yếu tố mà ta quan tâm nhất.
- Trong các thông số: nhiệt độ và lưu lượng tác nhân sấy, áp suất và lưu lượng khí nén, lưu lượng dịch thì lưu lượng dịch sấy có ảnh hưởng lớn nhất tới độ ẩm tuyệt đối của “hạt” khi ra khỏi buồng sấy.
- Đường kính “hạt” ban đầu có ảnh hưởng rất lớn (lớn hơn hẳn các thông số đầu vào khác) tới nhiệt độ “hạt”, độ ẩm tuyệt đối của “hạt” trong buồng sấy phun.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt