« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu tổng hợp Biodiesel từ mỡ cá basa phế thải


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp biodiesel từ mỡ cá Basa phế thải” Tác giả luận văn: Phạm Huy Nam Sơn Khóa Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Từ thực tiễn nước ta có ngành nuôi cá basa xuất khẩu rất phát triển làm dư thừa một lượng lớn mỡ cá là sản phẩm phụ của quá trình chế biến, trong Luận văn này tôi đã nghiên cứu chế tạo biodiesel từ mỡ cá basa phế thải nhằm mục đích tăng giá trị cho các sản phụ của ngành nông nghiệp góp phần giảm giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trường và bảo đảm nhu cầu năng lượng.
- Tổng hợp vật liệu γ-Al2O3 có cấu trúc đa mao quản và diện tích bề mặt riêng lớn nhằm đưa pha hoạt tính lên chất mang một cách hiệu quả nhất.
- Đưa các xúc tác kiềm lên γ-Al2O3 tổng hợp được để chế tạo hệ xúc tác dị thể có hoạt tính cao cho phản ứng tổng hợp biodiesel từ mỡ cá basa.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp biodiesel từ mỡ cá basa như: xúc tác, thời gian phản ứng, nhiệt độ, tỷ lệ mol methanol/nguyên liệu.
- Tìm điều kiện tối ưu cho phản ứng tổng hợp biodiesel từ mỡ cá basa trên xúc tác dị thể .
- Đã điều chế được γ-Al2O3 đa mao quản có kích thước trung bình và diện tích bề mặt riêng 310,5304 bằng cách sử dụng chất tạo khí là amoni nitrat và chất tạo cấu trúc là axit Tactaric với hàm lượng tối ưu axit Tactaric: 10% so với boehmite, amoni nitrat: 15% so với boehmite - Xác định được điều kiện tối ưu để tổng hợp vật liệu γ-Al2O3 mao quản trung bình sử dụng Tween20 làm chất định hướng cấu trúc, với hàm lượng Tween20 là 7.
- Điều chế thành công xúc tác CaO/γ-Al2O3 làm xúc tác cho phản ứng tổng hợp Biodiesel với hàm lượng tối ưu 10% CaO/γ-Al2O3.
- Điều chế thành công xúc tác Na2CO3/γ-Al2O3 làm xúc tác cho phản ứng tổng hợp Biodiezel với hàm lượng tối ưu là 40% Na2CO3/γ-Al2O3.
- Đã tổng hợp thành công Biodiesel với độ chuyển hóa cao 91,8% trên xúc tác dị thể 40% Na2CO3/γ-Al2O3 với các điều kiện tối ưu như sau.
- Nhiệt độ phản ứng: 60°C • Thời gian phản ứng: 6h • Tỷ lệ mol methanol/dầu: 15/1 • Lượng xúc tác: 3,5 g/100 ml mỡ cá basa.
- Qua đó xác định mẫu γ-Al2O3 tốt nhất để tiến hành các bước điều chế xúc tác tiếp theo.
- Xác định độ chuyển hóa để lựa chọn xúc tác và điều kiện phản ứng tối ưu.
- e) Kết luận Qua các kết quả nghiên cứu tôi thấy rằng việc sử dụng mỡ cá basa để tổng hợp nhiên liệu sinh học biodiesel là hoàn toàn có thể thực hiện được với hệ xúc tác dị thể.
- Đây là hướng pháp triển đúng đắn vì biodiesel tạo ra sẽ có giá thành rẻ hơn do sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền là mỡ cá basa, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu cấp bách trong việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế cũng như góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường do khí thải động cơ diesel gây ra.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt