« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích môi trường cạnh tranh của ngành kinh doanh xăng dầu và một số đề xuất cho Công ty xăng dầu Hà Bắc


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Phân tích môi trường cạnh tranh của ngành kinh doanh xăng dầu và một số đề xuất cho Công ty Xăng dầu Hà Bắc” Tác giả luận văn: Vũ Hải Cường Khóa: 2017A Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Văn Nghiến Từ khóa (Keyword): Môi trường cạnh tranh ngành kinh doanh xăng dầu, năng lực cạnh tranh ngành xăng dầu.
- Lý do thực hiện đề tài Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao.
- Công ty Xăng dầu Bắc Hà là đơn vị thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), kinh doanh các mặt hàng xăng dầu với vị trí là mặt hàng chiến lược thiết yếu phục vụ cho mọi nhu cầu kinh tế - xã hội.
- PETROLIMEX luôn giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn xăng dầu cho toàn bộ nền kinh tế, thị phần chiếm giữ trên 60% thị trường nội địa toàn quốc.
- Phân tích môi trường cạnh tranh trong những năm qua đã và đang được nhiều Công ty, tập đoàn quan tâm rất lớn nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho đơn vị mình.
- Đến nay, đề tài này đã có một số bài báo, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, các công trình nghiên cứu được công bố.
- Có những công trình nghiên cứu riêng về môi trường cạnh tranh ngành, cũng có những công trình nghiên cứu về môi trường cạnh tranh riêng của một Công ty.
- Dưới đây tác giả nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về các nội dung liên quan đến Đề tài.
- Đỗ Văn Tiến (2013), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Bách Khoa HN - Ngô Hồng Anh (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân HN.
- Trần Lê Nam (2017), Nghiên cứu về môi trường cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giống cây trồng tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên.
- 2 Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả cho đến nay chưa có ai thực hiện đề tài: Phân tích môi trường cạnh tranh của ngành kinh doanh xăng dầu và một số đề xuất cho Công ty Xăng dầu Hà Bắc.
- Xuất phát từ yêu cầu trên, việc phân tích môi trường cạnh tranh của ngành kinh doanh xăng dầu và giải pháp phát triển kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu Hà Bắc có ý nghĩa rất quan trọng.
- Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phân tích môi trường cạnh tranh của ngành kinh doanh xăng dầu và một số đề xuất cho Công ty Xăng dầu Hà Bắc” làm đề tài Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích chính của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Bắc trong thời gian tới.
- Để đạt được mục đích này, luận văn sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau.
- Hệ thống lại những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp + Phân tích môi trường cạnh tranh ngành kinh doanh xăng dầu và năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Bắc + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty xăng dầu Hà Bắc - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Hà Bắc.
- Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Điều tra, thu thập số liệu các đầu mối kinh doanh xăng dầu tại địa bàn tỉnh Bắc Giang từ nguồn Sở công thương Bắc Giang.
- Thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Hà Bắc từ năm các định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty được dự kiến đến năm 2020.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và những đóng góp mới của tác giả Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, mô hình phân tích đánh giá cạnh tranh ngành, mô hình lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực 3 cạnh tranh của doanh nghiệp, nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu…phục vụ nghiên cứu phần thực trạng ở chương 2 Chương 2: Phân tích môi trường cạnh tranh ngành kinh doanh xăng dầu và năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Bắc Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu Hà Bắc.
- Nội dung của chương tác giả đi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Hà Bắc trong những năm gần đây, phân tích môi trường vĩ mô tác động đến ngành kinh doanh xăng dầu, phân tích môi trường kinh doanh ngành xăng dầu, phân tích 5 yếu tố cạnh tranh ngành xăng dầu.
- Nội dung chính của chương tác giả đi sâu vào phân tích 5 yếu tố cạnh tranh ngành xăng dầu, đó là: Phân tích sức ép từ nhà cung cấp, phân tích sức ép từ khách hàng, phân tích đe dọa từ đối thủ tiềm ẩn, phân tích đe dọa từ sản phẩm thay thế, phân tích cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại, để phân tích rõ môi trường kinh doanh ngành xăng dầu, từ đó làm cơ sở để phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Bắc.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty xăng dầu Hà Bắc Trình bày định hướng phát triển kinh doanh của Công ty đến năm 2025, định hướng phát triển ngành xăng dầu Việt Nam, phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty xăng dầu Hà Bắc đến năm 2025, định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Hà Bắc đến 2025, phân tích ma trận SWOT điểm mạnh, yếu của Công ty thông qua đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty làm căn cứ để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty xăng dầu Hà Bắc, như: Mở rộng mạng lưới và nâng cao hiệu quả hoạt động các cửa hàng xăng dầu của Công ty.
- Các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Petrolimex và uy tín Công ty.
- Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở tăng cường tiết kiệm chi phí, áp dụng cơ chế giá linh hoạt và tăng hiệu suất sử dụng vốn.
- Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị: Đối với nhà nước.
- Đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
- Đối với Công ty xăng dầu Hà Bắc d.
- Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là.
- Phương pháp chọn mẫu điều tra: Tác giả tiến hành điều tra trực tiếp 2 đối tượng khách hàng là đại lý và khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp (mỗi đối tượng khách hàng 90 phiếu điều tra) 4 - Phương pháp phân tích, tổng hợp làm rõ được môi trường cạnh tranh của ngành kinh doanh xăng dầu và năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Bắc - Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh…đánh giá được môi trường cạnh tranh của ngành kinh doanh xăng dầu và năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Bắc là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Bắc.
- Phương pháp phân tích ma trận: Phương pháp này được sử dụng để lựa chọn các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty phù hợp nhất, phát huy những điểm mạnh và tận dụng những cơ hội.
- Kết luận Nhìn chung luận văn đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của mục tiêu đề ra, những đó là phân tích môi trường cạnh tranh của ngành xăng dầu, phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Hà Bắc, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty xăng dầu Hà Bắc trong giai đoạn tới.
- Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung chú trọng vào việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nên các mục tiêu đề ra chủ yếu mang tính định hướng do mặt hàng xăng dầu còn phải tùy thuộc vào chính sách, cơ chế điều hành của Nhà nước trong thời gian tới.
- Vì vậy, Công ty xăng dầu Hà Bắc trong năm 2019 và những năm tới phải tiếp tục nghiên cứu và nắm chắc tình hình diễn biến cụ thể của nền kinh tế, của các chính sách và cơ chế, chủ trương của Nhà nước, của Tập đoàn về ngành hàng xăng dầu.
- Đồng thời, căn cứ tình hình tái cấu trúc chiến lược kinh doanh và định hướng thị trường mục tiêu của Tập đoàn để đề ra chương trình chiến lược và các mục tiêu cụ thể hơn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt