« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Vinatex


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX NGÔ SỸ CÔNG Người hướng dẫn Luận văn: NGUYỄN HỒNG MINH Hà Nội, 2010 - Khái quát tình hình phát triển giáo dục đại học nói chung và dạy nghề nói riêng ở Việt Nam, đi sâu phân tích thực trạng trường CĐN KTKT Vinatex để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường, tìm ra nguyên nhân khắc phục.
- Xây dựng chiến lược phát triển trường đến năm 2020 và đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược đó: xây dựng bộ máy tổ chức nhà trường.
- Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ giáo viên.
- Phát triển các nguồn lực tài chính.
- Kết luận Đề tài đưa ra những giải pháp xây dựng chiến lược phát triển trường trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020.
- Nguyễn Hồng Minh Ngô Sỹ Công Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do lựa chọn đề tài: Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển GDĐT và dạy nghề giai đoạn là: “Phát triển mạnh hệ thống GD nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, TCN cho các KCN, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề”.
- Chính vì thế, việc đổi mới và phát triển GD nói dung và GD nghề nghiệp nói riêng là một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trong Báo cáo của BCHTƯ Đảng khóa IX và phấn đấu Năm 2010, hoàn thành phổ cập GD trung học cơ sở.
- Hệ thống GD nghề nghiệp được tái cấu trúc đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp học và trình độ ĐT để đến năm 2020 có đủ khả năng tiếp nhận 30% số HS tốt nghiệp THCS vào học và có thể tiếp tục học các trình độ cao hơn khi có điều kiện.
- Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 2 Kết luận số 242 - TB/TƯ ngày 15 tháng 04 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 2 (khoá VIII) phương hướng phát triển GD và ĐT đến năm 2020.
- Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện”.
- Tăng nhanh quy mô công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới”.
- Tháng 08 năm 2003, trường được nâng cấp thành Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Dệt May có cơ quan chủ quản là Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam) mở ra một chặng đường mới trên con đường xây dựng và phát triển thương hiệu Nhà trường.
- Ngày 11 tháng 05 năm 2007 Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Dệt May Nam Định được thành lập theo Quyết định số 621/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng BLĐTBXH và được đổi tên thành Trường CĐN KTKT Vinatex vào ngày 01 tháng 04 năm 2009 đã mở ra hướng phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao.
- Là một Đảng viên sinh hoạt trong Đảng bộ nhà trường, là một thủ trưởng đơn vị tham gia vào tất cả các hoạt động của nhà trường tôi luôn ý thức được Đoàn kết, Phát triển và Hội nhập, phấn đấu đến năm 2020 đưa nhà trường trở thành “Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Vinatex” là một vấn đề sống còn và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay.
- Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020”.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về chiến lược phát triển một tổ chức nói chung và một cơ sở GDĐT và dạy nghề nói riêng.
- nghiên cứu phân tích và đánh giá Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 3 thực trạng của trường CĐN KTKT Vinatex, luận văn tập trung vào việc hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường và đưa ra một số giải pháp căn bản thực hiện chiến lược đó.
- Đối tượng nghiên cứu: trường CĐN KTKT Vinatex và mô hình trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ trong và ngoài nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu mở rộng ngành nghề ĐT, cấp trình độ ĐT… bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, khai thác các nguồn lực tài chính, NCKH và hợp tác quốc tế của trường CĐN KTKT Vinatex, từ đó đề xuất chiến lược phát triển nhà trường thành Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Vinatex trong tương lai.
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chiến lược, quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực GDĐT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trường CĐN KTKT Vinatex.
- Đưa ra một số giải pháp căn bản, đột phá để thực hiện chiến lược phát triển trường CĐN KTKT Vinatex.
- Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 4 6.
- Kết cấu của luận văn: Tên đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020”.
- Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển GDĐT và dạy nghề.
- Chiến lược phát triển trường CĐN KTKT Vintatex.
- Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ 1.1.
- Chiến lược và chiến lược phát triển GDĐT - dạy nghề 1.1.1.
- Vị trí vai trò, của đào tạo trong chiến lược phát triển NNL Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đặt nền tảng trên chủ trương, chính sách phù hợp với các bước phát triển của nền kinh tế, xây dựng kế hoạch và thực hiện các mục tiêu đúng với kế hoạch đã được đề ra.
- Việc ĐT thích ứng NNL là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vì nó tạo ra con người có đủ trình độ, khả năng phù hợp với một công việc nhất định được xã hội phân công, giao phó.
- Các cơ sở GDĐT là nơi thực hiện nhiệm vụ cung ứng cho xã hội những con người có đủ phẩm chất, trình độ nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, trong đó các trường đại học, cao đẳng nắm vai trò ĐT con người ở trình độ cao có thể hoàn thành một công việc theo yêu cầu, đồng thời nghiên cứu đề ra phương án tối ưu để thực hiện công việc hiệu quả hơn.
- Đối với sự nghiệp GDĐT dù ở cấp độ nào cơ sở GDĐT cũng giữ một vị trí, vai trò quan trọng vì nó cung ứng cho xã hội NNL phục vụ cho phát triển kinh tế, mà sự phát triển kinh tế xảy ra ở mọi bộ phận, mọi khâu của nền kinh tế đó từ mức độ thấp đến cao.
- Như vậy vấn đề đặt ra là một nhà trường trong một thời gian, một giai đoạn cụ thể phải ĐT những ngành nghề gì? Trình độ nào? Số lượng bao nhiêu là phù hợp? Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là ĐT những chuyên ngành hẹp nào để đáp ứng đúng với nhu cầu của từng DN cụ thể, chuyên môn sâu nào để đi vào nền kinh tế hiện tại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Để xác định nhiệm vụ ĐT cơ sở GDĐT tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phương, của vùng và rộng hơn là của cả nước, thậm chí của khu vực vì rằng HSSV tốt nghiệp có thể tìm việc làm ở bất cứ nơi nào có nhu cầu chứ không phải chỉ ở địa phương nơi được ĐT và cũng vì khi hội nhập kinh tế thế giới thì việc làm có thể đến với người lao động bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu - khu vực nhà nước, liên doanh, tư Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 6 nhân,… Như vậy ĐT phải đáp ứng đúng với nhu cầu của xã hội, đáp ứng đúng với yêu cầu cụ thể của NNL, nghĩa là liên quan đến số lượng và chất lượng.
- Tìm hiểu nhu cầu nhân lực Để chuẩn bị cho việc tuyển sinh trước tiên và tối cần thiết các cơ sở GDĐT phải biết rõ nhu cầu trước mắt và trong tương lai về NNL, đặc biệt là ngành nghề nào có thể phát triển lâu dài ở địa phương, trong cả nước.
- Trong một số các ngành được ĐT hiện nay, ngành sư phạm và sau đó là ngành kinh tế dễ được chấp nhận tuyển dụng và không phải qua ĐT lại, trong khi các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ lại có yêu cầu về tuyển dụng nghiêm ngặt hơn vì nó đòi hỏi những con người thực hiện được một công đoạn nào đó hoặc cả một quy trình sản xuất.
- Mục tiêu ĐT phải được xác định đúng, chương trình ĐT phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực.
- Thời gian qua chỉ tiêu tuyển sinh của từng Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 7 ngành chưa thực sự dựa trên các kết quả thăm dò nhu cầu của xã hội, việc xây dựng chương trình chưa đạt đến mức phù hợp với thực tiễn xã hội.
- Tuyển sinh ngành nào có tính thuận lợi cho công tác ĐT, ít tốn kém, dễ thực hiện hoặc đáp ứng theo nguyện vọng của người học chứ không phải theo nhu cầu nhân lực của xã hội, theo mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài.
- Các khái niệm, mục đích, yêu cầu của chiến lược 1.1.2.1.
- Khái niệm về chiến lược Khái niệm chiến lược có từ thời Hy Lạp cổ đại.
- Sau đó, nó phát triển thành “Nghệ thuật của tướng lĩnh.
- Đến khoảng năm 330 trước công nguyên, tức là thời Alexander Đại đế chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục.
- Trong lịch sử loài người, rất nhiều các nhà lý luận quân sự như Tôn Tử, Alexander, Clausewitz, Napoleon, Stonewall Jackson, Douglas MacArthur đã đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau.
- Luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên đối phương có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình.
- Năm 1962, Alfred Chandler một trong những nhà khởi xướng và phát triển lý thuyết về quản trị chiến lược đã định nghĩa: Chiến lược là sự xác định các mục tiêu và mục đích dài hạn của một tổ chức, và sự chấp nhận chuỗi các hành động cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này.
- Quinn đã định nghĩa : Chiến lược là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau.
- Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 8 Gần đây, năm 1999 Johnson và Schole định nghĩa: Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức trong dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cho tổ chức thông qua cấu hình các nguồn lực của nó trong bối cảnh của môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thỏa mãn kỳ vọng của các bên hữu quan.
- Gluek đã cho rằng : Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất , tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của một tổ chức sẽ được thực hiện.
- Ohmae thì Mục đích của chiến lược là mang lại những điều kiện thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá chính xác thời điểm tấn công hay rút lui, xác định rõ ranh giới của sự thoả hiệp, ông nhấn mạnh Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược.
- Mục đích nhất của chiến lược là đảm bảo dành thắng lợi so với đối thủ cạnh tranh.
- Và Michael Porter lại cho rằng Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ.
- Theo tác giả, chiến lược phát triển của một cơ sở GDDT và dạy nghề được hiểu là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của các đơn vị trong cơ sở GDDT và dạy nghề.
- Mục đích, yêu cầu của chiến lược - Chiến lược phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong đơn vị.
- Chiến lược phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực nhằm phát huy được những lợi thế, nắm bắt được những cơ hội để phát triển và dành ưu thế trong cạnh tranh.
- Chiến lược được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược được lập ra cho một khoảng thời gian tương đối dài thường là 10 năm.
- Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm .
- Quản trị chiến lược và ý nghĩa của việc quản trị chiến lược Cũng như chiến lược, hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược.
- Quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
- Có thể nói quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết thực luôn thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.
- Điều đó chứng tỏ quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, quảng cáo, chiêu sinh, nghiên cứu và phát triển các thông tin trong các lĩnh vực ĐT… để đạt được thành công của tổ chức.
- Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đi đến các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai.
- Quá trình quản trị chiến lược giúp các tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình.
- Nó khiến các nhà lãnh đạo, các nhà quản trị phải xem xét và xác định xem tổ chức mình đi theo hướng nào và khi nào thì đạt được tới mục tiêu cụ thể.
- Quản trị chiến lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai.
- Quản trị chiến lược giúp cơ quan giảm bớt được rủi ro do gặp phải các vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của tổ chức trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện, nhờ đó mà đạt được những hiệu quả tốt hơn.
- Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là một quá trình mà qua đó các chiến lược được hình thành.
- Như vậy, có thể thấy rằng: Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 10 Hình thành chiến lược dựa trên cạnh tranh nội bộ thì không phải là hoạch định chiến lược.
- Phân tích và định hướng chiến lược phải có tính chất lâu dài.
- Hoạch định chiến lược được tiến hành trên toàn bộ công ty hoặc ít ra là tiến hành ở những bộ phận quan trọng nhất.
- Năng lực và trách nhiệm của hoạch định chiến lược thuộc về những nhà quản lý cao nhất của công ty.
- Hoạch định chiến lược là đảm bảo sự thực hiện lâu dài những mục đích và mục tiêu trọng yếu của công ty.
- Hoạch định chiến lược là một quá trình liên tục, khi thực hiện một chiến lược cần phải liên tục giám sát sự thực hiện đó để xác định mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược.
- Lúc này, ý nghĩa của việc hoạch định chiến lược được thể hiện một cách rõ ràng hơn, cụ thể là: Nhận thấy rõ mục đích hướng đi làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể.
- Tăng vị trí cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu về doanh số, nâng cao đời sống cán bộ công nhân bảo đảm cho DN phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh.
- Một số khái niệm trong lĩnh vực GDĐT Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm .
- Mục tiêu Mục tiêu là những kết quả xác định mà một số tổ chức tìm cách đạt được khi theo đuổi nhiệm vụ chính của mình.
- Mục tiêu dài hạn: Là các kết quả mong muốn được đề ra trong một khoảng thời gian tương đối dài, thường dài hơn một chu kỳ quyết định.
- Các mục tiêu dài hạn nên có tính thách thức, có thể đo lường được, phù hợp, hợp lý, rõ ràng.
- Phát triển việc làm.
- Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu ngắn hạn là những “điểm mốc” mà tổ chức phải đạt được đến các mục tiêu dài hạn.
- Cũng như mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn phải đo lường được, có định lượng và có tính thách thức, thực tế, phải phù hợp và ưu tiên.
- Nếu các mục tiêu dài hạn là quan trọng trong việc hình thành chiến lược thì mục tiêu ngắn hạn lại là đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chiến lược.
- Một vấn đề cơ bản của quản trị chiến lược là phải hình thành các chiến lược tận dụng hết các cơ hội bên ngoài và tránh hay giảm bớt tác động nguy cơ từ phía đó.
- Quá trình đánh giá các ưu điểm cũng như yếu điểm trong lĩnh vực hoạt động quản trị chiến lược là rất cần thiết, phải phát huy được những điểm mạnh bên trong và khắc phục những yếu điểm trong quá trình thực hiện.
- Mục tiêu GD Mục tiêu GD là ĐT con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Các cấp học và trình độ ĐT của hệ thống GD quốc dân bao gồm: a) GD mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo.
- Chương trình GD Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 13 Chương trình GD thể hiện mục tiêu GD.
- Phát triển GD Phát triển GD là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, ĐT nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Phát triển GD phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh.
- Đầu tư cho GD Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển.
- Nguồn nhân lực Theo Liên hiệp quốc, NNL là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
- NNL theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đến năm 2020 14 động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).
- Lao động qua ĐT Là lao động được ĐT trong hệ thống GD quốc dân, trong quá trình ĐT họ được trang bị các kiến thức kỹ năng nhất định về một nghề phù hợp với nghề, cấp trình độ ĐT.
- Cấp trình độ ĐT Cấp trình độ ĐT là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống GD quốc dân.
- cấp trình độ ĐT quy định mục tiêu, chương trình ĐT cũng như việc cấp văn bằng, chứng chỉ thống nhất trong hệ thống Quốc gia.
- Cấp trình độ ĐT là sự phân hóa mục tiêu ĐT theo chiều sâu

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt