« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước tại UBND huyện Đông Anh


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI UBND HUYỆN ĐÔNG ANH NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: PHẠM VĂN ĐỨC Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS.
- 1 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ.
- 4 1.2 Các nguyên tắc tổ chức quản lý.
- 7 1.3 Các phương pháp quản lý.
- 16 1.4 Hình thức và quy trình ra quyết định quản lý.
- 21 1.5 Quy chế quản lý.
- 25 1.6 Tổ chức hoạt động của các công sở.
- 27 1.7 Căn cứ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của UBND huyện.
- 32 PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẠI UBND HUYỆN ĐÔNG ANH.
- 35 2.2 Phân tích sự tuân thủ các nguyên tắc quản lý.
- 72 2.5 Phân tích hiệu quả hoạt động quản lý của UBND.
- 81 PHẦN III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẠI UBND HUYỆN ĐÔNG ANH.
- 84 3.1 Mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý.
- 121 Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm.
- LVTS: Phạm Văn Đức - 1 -LỜI MỞ ĐẦU Quản lý có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mọi tổ chức, nó đã được nghiên cứu và phát triển lên thành môn khoa học – khoa học quản lý.
- Một tổ chức hoạt động hiệu quả khi công tác quản lý ở đó được coi trọng và thực hiện tốt.
- Nhưng hoạt động quản lý chỉ có hiệu quả khi nó tuân thủ một cách đầy đủ, triệt để những nguyên tắc của quản lý và được tiến hành theo những phương pháp khoa học, phù hợp với điều kiện của tổ chức đó.
- Uỷ ban nhân dân ( UBND) huyện Đông Anh là một tổ chức - một cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền chung chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về mọi mặt trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay cùng với quá trình đô thị hoá diễn ra vô cùng nhanh chóng trên địa bàn thành phố nói chung và huyện Đông Anh nói riêng thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan UBND huyện là một yêu cầu tất yếu.
- Xuất phát từ điều kiện đó, tác giả có mong muốn ứng dụng những kiến thức của khoa học quản lý và các môn khoa học khác để phân tích, xây dựng những giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan UBND huyện, nơi tác giả đang công tác.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước tại UBND huyện Đông Anh” Luận văn được chia ra làm 3 phần: Phần I.
- Những vấn đề lý luận về quản lý.
- Phân tích hiệu quả hoạt động và cơ chế quản lý tại UBND huyện Đông Anh.
- Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước tại UBND huyện Đông Anh.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm.
- LVTS: Phạm Văn Đức - 2 -Tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS Phan Thị Ngọc Thuận – giáo viên khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội cùng toàn thể lãnh đạo, chuyên viên UBND huyện Đông Anh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn này.
- Tác giả Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm.
- LVTS: Phạm Văn Đức - 3 - PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm.
- LVTS: Phạm Văn Đức - 4 -1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Các khái niệm cơ bản về quản lý Hiện nay có nhiều khái niệm về quản lý khác nhau.
- Mỗi một khái niệm về quản lý biểu đạt, thể hiện một cách hiểu về quản lý khác nhau theo những cách tiếp cận riêng.
- Tác giả có thể kể ra đây một số khái niệm thường hay được đề cập tới: Quản lý là sự tác động đến con người, tập thể con người để họ làm những gì có lợi.
- Quản lý là nghiên cứu và đề ra các phương án thực thi một cách khoa học.
- Để quản lý tốt nhất thiết phải có sự hiểu biết sâu sắc về con người và về cách thức, công nghệ tác động đến con người.
- Một khái niệm khác cho rằng: Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người thừa hành.
- Với khái niệm này ta có thể hiểu quản lý là làm việc.
- Những công việc mà nhà quản lý làm có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp như lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra.
- Các công việc mà nhà quản lý làm đều là những công việc tổng hợp và phức tạp.
- Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ sản xuất cụ thể để các yếu tố thuộc sức sản xuất ra đời và phát triển.
- Tuy nhiên, đối với tác giả lại tâm đắc và thấy khái niệm về quản lý sau mang tính tổng quát và khoa học hơn cả.
- Quản lý là sự tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo các mục tiêu đã định của tổ chức.
- LVTS: Phạm Văn Đức - 5 -Có thể thấy quản lý là phương thức làm cho những hoạt động hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác.
- Nó là những hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức.
- Để hiểu rõ về quản lý ta cần phải làm rõ một số điểm trong khái niệm về quản lý trên.
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý.
- Chủ thể quản lý luôn là con người hoặc tổ chức.
- Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo các nguyên tắc nhất định.
- Đối tượng quản lý: là thành phần tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.
- Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia ra các dạng quản lý khác nhau.
- 1.1.2 Sự cần thiết của quản lý Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau thành tập thể, thành tổ chức.
- Bởi vì khi có sự quản lý thì sẽ có những cách thức thực thi công việc khoa học.
- Nếu ta không biết cách quản lý thì cũng không thể đạt kết quả như tổ chức kinh tế khác nhưng chi phí lại cao hơn hoặc chi phí như vậy nhưng kết quả thấp hơn.
- Lý do tồn tại của hoạt động quản lý chính là vì muốn có hiệu quả và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản lý.
- 1.2.3 Khái niệm hiệu quả Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay quản lý nhà nước chúng ta thường hay đề cập đến hiệu quả kinh tế hay hiệu quả quản lý.
- Đối với các đơn vị hành chính nhà nước thì có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước… Hiệu quả hoạt động quản lý phụ thuộc vào trình độ, năng lực của người quản lý.
- Trình độ quản lý lại được nhận biết, đánh giá thông qua hiệu lực quản lý.
- Hiệu lực quản lý lại được nhận biết, đánh giá thông qua chất lượng của các quyết định, biện pháp quản lý.
- Ví dụ như : sự thoải mái của khách hàng đối với sản phẩm, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, sự ổn định chính trị… 1.2 Các nguyên tắc tổ chức quản lý Trong hoạt động quản lý có các nguyên tắc tổ chức quản lý mà đòi hỏi nhà quản lý, nhà tổ chức phải tuân theo.
- Để đảm bảo quản lý có hiệu quả, tổ chức và nhà quản trị phải tuân thủ một cách đầy đủ và triệt để các nguyên tắc này.
- Giao quyền có tác dụng rất lớn đối với mỗi một thành viên trong tổ chức: Nhân viên sẽ làm việc hưng phấn hơn, muốn đóng góp nhiều hơn cho cơ quan, đơn vị và quan trọng hơn cả là nhà quản lý sẽ có thời gian tập trung vào nhiều việc khác quan trọng hơn.
- Mỗi một nhân viên đều có thể là một nhà quản lý nếu được giao việc phù hợp với năng lực, và sở trường của họ.
- Khuyến khích mọi người cùng tham gia vào hoạt động quản lý còn là cách giúp cho nhà quản lý rèn luyện và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhân viên trong tổ chức.
- Phân nhóm theo qúa trình: Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm.
- Phân nhóm theo khu vực địa lý: 1.2.4 Tầm hạn quản lý Tầm hạn quản lý là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản lý có thể điều khiển và kiểm soát tốt nhất.
- Tầm hạn quản lý đối với nhà quản lý bình thường là 3-9 nhân viên thuộc cấp.
- Tầm hạn quản lý có liên quan trực tiếp đến số lượng các tầng nấc trung gian trong tổ chức.
- Những bộ máy, tổ chức có nhiều tầng nấc trung gian thường làm chậm trễ và lệch lạc sự thông đạt cũng như tiến trình giải quyết công việc trong tổ chức, làm tăng chi phí quản lý dẫn đến giảm hiệu quả quản lý.
- Nếu tầm hạn quản lý rộng, tổ chức có ít tầng nấc.
- Ngược lại, tầm hạn quản lý mà hẹp thì sẽ phát sinh thêm tầng nấc, thêm một số bộ phận độc lập.
- Do đó, muốn giải quyết vấn đề tầng nấc trung gian cho đơn giản, gọn nhẹ phải xác định tầm hạn quản lý ở mức nào.
- Tầm hạn quản lý rộng chỉ thuận lợi khi nhà quản lý có đầy đủ năng lực, khi cấp dưới có trình độ làm việc khá, sáng tạo, có kỷ luật, tự giác và khi công việc ổn định, công việc có kế hoạch trước, ít thay đổi.
- Còn nếu năng lực nhà quản lý hạn chế, cấp dưới không tự giác, làm việc ít sáng tạo, trình độ không khá, hoặc công việc thường xuyên thay đổi thì tầm hạn quản lý hẹp sẽ thích hợp hơn.
- LVTS: Phạm Văn Đức - 10 -Muốn mở rộng tầm hạn quản lý phải giải quyết nhiều vấn đề khác trong đó có việc tăng năng lực quản lý và tuyển những nhân viên có trình độ, khả năng làm việc tốt có ý nghĩa quyết định nhất.
- Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành bao gồm các cấp quản lý, các bộ phận, các đối tượng quản lý và những mối quan hệ trực thuộc, phối hợp giữa chúng.
- Phòng chức năng là những bộ phận độc lập có nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động quản lý nhất định.
- Chúng được phân công chuyên môn hoá theo chức năng quản trị có nhiệm vụ giúp ban lãnh đạo chuẩn bị các quyết định, theo dõi, hướng dẫn các đơn vị, bộ phận sản xuất thực hiện đúng, kịp thời những quyết định quản lý.
- Khoa học quản lý đã đúc kết ra các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý phổ biến như sau: a.
- Nhà quản lý trực tiếp ra lệnh, kiểm soát tất cả các nhân viên của mình mà không qua bất cứ người trung gian nào.
- Do được tổ chức đơn giản nên thông tin mệnh lệnh được truyền đạt rất chính xác và nhanh chóng vì không phải qua cấp quản lý trung gian nào do đó nó làm tăng tính linh hoạt, nhạy bén của hệ thống.
- Với mô hình này, chi phí Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm.
- LVTS: Phạm Văn Đức - 11 -cho quản lý là thấp nhất vì không phải chi trả lương cho cấp trung gian cũng như các chi phí khác kèm theo như phòng làm việc, trang thiết bị, điện, điện thoại… Tuy nhiên, nếu quy mô tổ chức lớn, số nhân viên tăng lên thì nhà quản lý không thể kiểm soát hết công việc của họ, sự quá tải gây nên sự chậm trễ trong tiến trình giải quyết công việc.
- Với hạn chế của cơ cấu tổ chức giản đơn, khi quy mô tổ chức lớn lên, nhà quản lý phân tán bớt quyền cho những người khác để họ giúp mình điều khiển, kiểm soát những người thừa hành, và một cơ cấu tổ chức khác xuất hiện cho phù hợp với điều kiện đó là cơ cấu kiểu chức năng.
- Mô hình tổ chức kiểu chức năng.
- Đây là mô hình mà cơ cấu của nó gồm có một thủ trưởng và một số bộ phận, nhân viên giúp việc về nghiệp vụ quản lý và những người thừa hành.
- Trong mô hình tổ chức kiểu chức năng, nhà quản lý được giải phóng bớt công việc điều hành trực tiếp hàng ngày do giao bớt việc cho người phụ trách nhóm và trao quyền kiểm soát nhân viên cho họ nên có thời gian rảnh rỗi tập trung vào hoạch định chiến lược phát triển tổ chức nhiều hơn.
- Tuy nhiên, khi quy mô của tổ chức lớn hơn nữa thì cơ cấu tổ chức theo quy mô chức năng sẽ không phù hợp vì một nhà quản trị cấp cao không thể kiểm soát hết cấp dưới của mình ở nhiều địa điểm khác nhau hoặc số nhà quản lý cấp dưới quá nhiều, và đó chính là nguyên nhân khách quan dẫn tới việc ra đời thêm một loại mô hình cơ cấu tổ chức mới đó là cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến.
- Mô hình tổ chức kiểu trực tuyến.
- Mô hình này nhấn mạnh tính chất trực tiếp chỉ đạo sản xuất sản phẩm, dịch vụ được trao cho các nhà quản lý cấp thấp hơn.
- Những nhà quản lý cấp dưới này thay thế nhà quản lý cấp cao phụ trách toàn bộ công việc sản xuất sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
- Khi quy mô lớn, quy trình sản xuất phức tạp, những nhà quản lý cũng không thể tự mình thu thập thông tin, xử lý và ra quyết định có hiệu quả nên nhà quản trị cấp cao phải sử dụng những bộ phận tham mưu cho mình trước khi ra quyết định.
- Mô hình tổ chức kiểu trực tuyến - chức năng Trong mô hình này, mỗi một đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm hoặc tham gia sản xuất sản phẩm như phân xưởng, xưởng, công trường, đội sản xuất do một nhà quản lý phụ trách trực tiếp nhưng không toàn quyền hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra như trong mô hình trực tuyến.
- Chức năng hoạch định và kiểm tra các đơn vị sản xuất đã được chuyển cho một số bộ phận chức năng chuyên thực hiện các công việc đó như phòng kế hoạch, phòng tài chính, phòng kỹ thuật… Mỗi nhà quản trị cấp cao phụ trách một số mảng công việc của các chức năng quản lý.
- Để làm tốt chức năng quản lý họ phải chia hoạt động quản lý Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm.
- Thường phân nhóm theo chức năng hoạt động quản lý và sản phẩm đối với các hoạt động sản xuất.
- Trừ những cơ sở sản xuất nhỏ có thể áp dụng mô hình tổ chức giản đơn hoặc mô hình trực tuyến, hoặc mô hình chức năng, nhiều tổ chức khi lớn lên về quy mô đều buộc phải áp dụng cơ cấu trực tuyến - chức năng nếu không sẽ rất khó có thể quản lý có hiệu quả được.
- LVTS: Phạm Văn Đức Phân cấp quản lý, uỷ quyền và phân chia quyền lực Nguyên tắc phân cấp quản lý chỉ rõ, sự phân chia bớt quyền hành của nhà quản lý cấp cao cho nhà quản lý cấp trung hoặc cho những người phó của mình là để nhằm mục đích giải phóng bớt công việc của nhà quản lý cấp cao, để nhà quản lý có thể tập trung thời gian nhiều hơn cho hoạch định.
- Nhà quản lý cấp cao do có rất nhiều công việc phải giải quyết do đó phải giao bớt việc cho cấp dưới (cấp phó) của mình đồng thời khi giao việc cho họ thì cũng phải trao cho họ những quyền hạn nhất định để thực thi các công việc được giao.
- Phân công nhiệm vụ và phân chia quyền lực về cơ bản chính là sự phân công lao động trong quản lý.
- Đây là việc tạo điều kiện cho cấp dưới được tham gia vào công tác quản lý nhằm triển khai các hoạt động được phân công.
- Phân chia quyền lực còn có thể được hiểu là sự uỷ quyền, sự đảm bảo về mặt công cụ quản lý để cho cấp dưới có quyền lực và chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Khi phân công nhiệm vụ, phân chia quyền lực trong quản lý cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt