« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hóa dục tính và việc tiếp nhận thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương ở miền bắc 1954-1975


Tóm tắt Xem thử

- VĂN HÓA DỤC TÍNH VÀ VIỆC TIẾP NHẬN THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƢƠNG.
- Chuyên ngành: Văn học Việt Nam.
- Hà Nội - 2014.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21.
- Hà Nội – 2014.
- Tôi trận trọng gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo trong khoa Văn học đã giúp đỡ, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
- Vấn đề dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng.
- Văn hóa dục tính.
- Vấn đề dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Quan niệm khai thác giá trị văn học truyền thống phục vụ cách mạng Error!.
- Xu hƣớng đề cao giá trị chống phong kiến của cái tục trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng.
- Yếu tố tục- dục tính là vũ khí tiếng cười đấu tranhError! Bookmark not defined..
- Yếu tố dục tính thể hiện tinh thần phản kháng giai cấp, chống phong kiến, chống tôn giáo.
- Khẳng định giá trị người phụ nữ trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Xu hƣớng tiếp nhận dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng 1954- 1975.
- Những nhận định mang tính gượng ép về thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Ý kiến bênh vực yếu tố dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Nho giáo và vấn đề bản năng dục tính Error! Bookmark not defined..
- Sự hiện diện của cái bản năng trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Quan niệm của Nho giáo về dục tính ảnh hƣởng đến việc lựa chọn thơ Nôm đích thực của Hồ Xuân Hƣơng.
- Xu hướng phủ nhận hoàn toàn yếu tố dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Xu hướng phủ nhận một phần yếu tố dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng thơ nữ độc đáo, lạ lùng hiếm thấy của văn học trung đại Việt Nam vì thơ bà thấm đẫm màu sắc dục tính- vấn đề mà các tác giả khác cùng thời không có được.
- Ngay từ khi xuất hiện, Hồ Xuân Hương trở thành.
- “nỗi ám ảnh” đối với độc giả cũng như giới nghiên cứu phê bình ở cả hai miền Nam- Bắc trong việc tiếp nhận và đánh giá lại những giá trị mà thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương mang lại về phương diện văn hóa dục tính.
- Nhưng lịch sử tiếp nhận vấn đề dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là một lịch sử chưa bao giờ đứt đoạn, vượt qua chặng đường dài của không gian, thời gian đến tận hôm nay vẫn hiện diện trong đời sống văn học của chúng ta.
- Không sao kể hết con số chính xác những bài viết, những công trình nghiên cứu, phê bình lớn nhỏ của nhiều thế hệ độc giả đủ mọi lứa tuổi, trình độ, giới tính … trong và ngoài nước bàn về yếu tố dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương..
- Từ những người đầu tiên nghiên cứu về Hồ Xuân Hương như Lê Dư, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Hữu Tiến, Tản Đà, Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh … đến những người nghiên cứu Hồ Xuân Hương theo quan niệm Mác xít giai đoạn 1954- 1975 như Văn Tân, Xuân Diệu, Trần Thanh Mại, Đặng Thanh Lê - Nguyễn Đức Dũng và Vũ Đức Phúc… đều giành sự quan tâm của mình tới mảng thơ Nôm truyền tụng.
- Đa phần các nhà nghiên cứu thừa nhận thơ Xuân Hương có yếu tố dục tính, song với những quan điểm còn mang tính chủ quan, họ chưa nhận thấy ý nghĩa nhân bản, nhân đạo của dục tính nên có ý lảnh tránh, gạt bỏ bộ phận thơ có yếu tố dục tính ra khỏi thân thể mỗi bài thơ.
- Thậm chí các nhà nghiên cứu còn lồng vào đó một ý niệm hoàn toàn khác (Xuân Diệu, Trần Thanh Mại), làm cho độc giả hiểu sai mục đích sáng tác cũng như những giá trị thẩm mỹ của thơ Hồ Xuân Hương.
- Mãi đến năm 1962 khi Nguyễn Đức Bính công bố bài viết Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương [3] đã mở ra một xu hướng tiếp nhận mới hiện tượng văn học phức tạp này.
- Vấn đề dục tính bản năng được xem như một nhu cầu tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống đã được xem xét lại trong hiện tượng thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương..
- Có thể nói, giới nghiên cứu giai đoạn 1954- 1975 vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc tiếp nhận vấn đề dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Nhưng qua lịch sử tiếp nhận đó, chúng ta thấy rằng trong cùng một hiện tượng văn học Hồ Xuân Hương, nhưng ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn, mỗi lớp người, mỗi quan điểm phê bình thì người tiếp nhận lại có chân trời chờ đợi riêng..
- Việc làm sáng tỏ chân trời chờ đợi của một thế hệ độc giả - nhà phê bình sẽ góp phần dựng lại lịch sử lý luận phê bình văn học của Việt Nam.
- Tiếp nhận văn học đóng vai trò hoàn chỉnh ý nghĩa của tác phẩm và nâng cao phẩm chất tâm hồn cũng như tư tưởng của người đọc..
- Từ những nỗi băn khoăn ấy, người viết muốn quay về quá khứ giai đoạn 1954- 1975 để chỉ ra những thay đổi trong quan niệm, cách đánh giá, cách tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương với những cảm quan mới mẻ hơn.
- Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa dục tính và việc tiếp nhận thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương ở miền Bắc 1954 - 1975” làm đề tài luận văn của mình, nhằm mục đích lý giải vì sao cùng một cảm hứng, đề tài có đề cập đến vấn đề dục tính nhưng chỉ thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương mới tạo thành hiện tượng tranh luận suốt bao thế kỉ trên văn đàn thi ca, và dựa trên những cơ sở nào mà giới nghiên lại tạo ra bước ngoặt lớn trong việc nhìn nhận, đánh giá lại những thành tựu mà thơ ca Hồ Xuân Hương mang lại..
- Hồ Xuân Hương- một hiện tượng Văn học độc đáo.
- Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương để lại số lượng tác phẩm không nhiều (trong đó có cả những tác phẩm vẫn còn hồ nghi về gốc tích tác giả).
- nhưng trong suốt chiều dài lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hồ Xuân Hương vẫn luôn là chủ đề mới mẻ trong công tác nghiên cứu văn học ở nước ta, thậm chí trở thành chủ đề của những ý kiến tranh luận đối lập nhau gay gắt.
- Trong những luồng tranh cãi đó ta không thể không nhắc đến nét đặc trưng nổi bật của thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là: thấm đẫm.
- Xung quanh vấn đề dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, ta thấy giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung, thậm chí hình thành cả những trường phái, khuynh hướng tiếp nhận thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương theo nhiều góc độ như: phân tâm học, xã hội học, văn hóa học… Trên cơ sở đó, chúng tôi tập trung, phác thảo lại tiến trình lịch sử nghiên cứu, tiếp nhận vấn đề dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương trong suốt thế kỷ XX này như sau:.
- Trước cách mạng, vấn đề con người trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương được khai thác triệt để.
- Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh vận dụng thuyết phân tâm học của Freud vào việc phân tích cội nguồn của hiện tượng dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương ở góc độ những ẩn ức tình dục với hàng loạt các bài viết như: Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương (1936).
- Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn tài (1937).
- Nhìn chung, các trang nghiên cứu về dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương giai đoạn trước cách mạng cho ta thấy: người viết giai đoạn này chỉ đi sâu lý giải cội nguồn của hiện tượng dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương ở góc độ những ẩn ức tình dục, mà chưa thấy ý nghĩa nhân bản, nhân đạo của thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Nên không tránh khỏi việc làm cho độc giả hiểu sai mục đích sáng tác cũng như những giá trị thẩm mỹ của thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương..
- Sau cách mạng, các nhà lý luận văn học đứng trên lập trường Mác xít không chấp nhận việc dùng học thuyết của Freud để lý giải hiện tượng thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, vì họ cho rằng Freud coi ẩn ức tình dục là động lực sáng tác..
- Trong khi đó chủ nghĩa Mác lại nêu vấn đề về đấu tranh giai cấp, chống phong kiến, chống tôn giáo mới chính là động lực giúp Xuân Hương sáng tác.
- Một bộ phận các nhà nghiên cứu như Trần Thanh Mại Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương” trên tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 4 - 1961), Đặng Thanh Lê, Nguyễn Đức Dũng Góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương Tạp chí Văn học (số 3 - 1963), Vũ Đức phúc Chung quanh vấn đề “thơ Hồ Xuân Hương”: ông Nguyễn Đức Bính và “thơ Hồ Xuân Hương”, Tạp chí Văn.
- khẳng định những giá trị thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương vì xuất phát từ chủ trương văn học phục vụ chính trị, từ quan điểm đạo đức Nho giáo nên thơ Nôm truyền tụng Xuân Hương có tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa cao, nghệ thuật thơ đạt đến trình độ điêu luyện và có tính dân tộc rõ rệt.
- Nói cách khác, các nhà lý luận Mác xít chỉ nhấn mạnh tính chất phương tiện, tính công cụ của dục tính và xem dục tính có ý nghĩa khi nó góp phần hạ bệ, đả kích chế độ phong kiến;.
- mà không thấy ý nghĩa nhân bản, nhân đạo của dục tính nên đã phủ nhận hay lờ đi khía cạnh dục tính trong thơ Nôm nữ sĩ.
- Bộ phận khác như Hoa Bằng Hồ Xuân Hương- Nhà thơ cách mạng (1950), Nguyễn Đức Bính với Người Cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương Tạp chí Văn học (tháng 10- 1962), Nguyễn Lộc với Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương (1976.
- thì nhấn mạnh những giá trị nhân đạo, nhân bản của dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
- Họ cho rằng vấn đề dục tính trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là dục tính bản năng- nó như một nhu cầu tự nhiên không thể thiếu cũng không dễ chối bỏ trong cuộc sống của con người..
- Xuân Diệu trong bài Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm (1958) đã khẳng định rằng: nhiều bài thơ Nôm truyền tụng của Xuân Hương mang hai nghĩa: nghĩa phô và nghĩa ngầm.
- Ông giải thích hiện tượng ấy trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương bằng hai lí do.
- Thứ hai, bà chúa thơ Nôm cũng cùng một truyền thống, một nếp nghĩ với rất nhiều câu đố tục giảng thanh phổ biến trong nhân dân.
- Ông chủ trương lờ đi các khía cạnh dục tính trong thơ bà, song chính bản thân Xuân Diệu cũng không thể “quên” được vì dục tính lại có lợi cho lập luận phản phong của ông “Xuân Hương mượn cái cười để đánh vào xã hội”.
- Nhưng cũng chính ý kiến trên đã hàm chứa trong nó một cảm nhận rất tinh tế về tính hai mặt của hình tượng thơ Nôm vịnh cảnh, vịnh vật của Hồ Xuân Hương..
- Trần Thanh Mại trong bài “Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương” (1961) [33] đưa ra lối ứng xử với thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương theo tiêu chuẩn đạo đức Nho giáo.
- Hoa Bằng (1950), Hồ Xuân Hương- nhà thơ cách mạng, Nxb Bốn phương, Sài Gòn..
- Nguyễn Đức Bính (1962), Người Cổ Nguyệt- chuyện Xuân Hương, Tạp chí Văn học tháng 10..
- Trương Đăng Dung (2004) Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội..
- Trần Thị Minh Giới (2009), Quan niệm văn học là vũ khí cách mạng và ảnh hưởng của nó đối với thơ 1945- 1985, luận án tiến sĩ, Trường ĐH khoa học xã hội &.
- Nguyễn Văn Hanh (1937), Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn tài, Nxb Aspas Sài Gòn..
- Kiều Thu Hoạch (2007), Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Mác và Ăngghen (1958), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- Nguyễn Lộc (tuyển chọn và giới thiệu) (1987), Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối Tk XVIII - hết Tk XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Phương Lựu (1999), Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương tây đương đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Đặng Thai Mai- Hồng Cương (1961), Tiến tới đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 3, Nxb Văn học..
- Lữ Huy Nguyên (tuyển soạn và giới thiệu) (2008), Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Vương Trí Nhàn, Văn học sex: chấp nhận để tìm cách đổi khác?, nguồn Vietnamnet..
- Như Phong (1975), Đọc lại báo cáo “Chủ tịch Mác và văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn học (số 2), tr.1-7..
- Vũ Đức Phúc (1963), Chung quanh vấn đề “thơ Hồ Xuân Hương”: ông Nguyễn Đức Bính và “thơ Hồ Xuân Hương”, Tạp chí Văn học (số 6), tr.
- Huỳnh Như Phương (2010), Lý luận văn học: Nhập môn, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh..
- Freud (2004), Phân tâm học và văn học nghệ thuật, Đỗ Lai Thúy biên dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa thông tin..
- Nguyễn Hữu Sơn- Trần Đình Sử,…(1998), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Hữu Sơn- Vũ Thanh (2001), Hồ Xuân Hương về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Văn Tân (1955), Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục, Nxb Sông Lô..
- Tuấn Thành - Anh Vũ (tuyển chọn) (2000), Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục..
- Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ tkX đến hết tk XIX, Nxb Giáo dục..
- Đỗ Lai Thúy (1995), Tiếp cận Hồ Xuân Hương từ “nguyên lý hội hóa trang”.
- của M.Bakhtin, Tạp chí Văn học dân gian, (số 2)..
- Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội..
- Đào Thái Tôn (1993), Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Đào Thái Tôn (1999), Hồ Xuân Hương: Tiểu sử văn bản- Tiến trình huyền thoại dân gian hóa, Nxb Hội nhà văn..
- Hoàng Ngọc Tuấn (1999) Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức, nguồn www.tienve.org..
- Trương Tửu (1936) Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương, Tiến hóa số 1 tháng 1- 1936..
- Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội..
- Lê Trí Viễn (chủ biên) (1987), Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, SGD Nghĩa Bình..
- Ngô Gia Võ (2000), Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm đường luật trào phúng, luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội..
- Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác giả văn học nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Lê Thu Yến (2008), Sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Lê Thu Yến (tuyển chọn và giới thiệu), (2008), Hồ Xuân Hương trong cảm hứng thơ người đời sau, Nxb Giáo dục, Hà Nội.