« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty rượu Hà Nội đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- Bé giịo dôc vộ ệộo tỰo Tr−êng ệỰi hảc bịch khoa Hộ Néi LuẺn vẽn thỰc sỵ khoa hảc Xẹy dùng chiạn l−ĩc sờn xuẹt kinh doanh cho Cềng ty r−ĩu Hộ Néi ệạn nẽm 2020 Ngộnh : quờn trỡ kinh doanh M∙ sè : NguyÔn Ngảc ậục Ng−êi h−ắng dÉn khoa hảc : TS Ngề trẵn ịnh Hộ Néi 2006 Luận văn Thạc sỹ QTKD đHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc đức Khoa Kinh tế và quản lý MỤC LỤC Mục lục Bảng minh hoạ Hình minh hoạ Chữ viết tắt Phần mở ựầu Chương I : Cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược 1.1.
- Khái niệm về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược 1.2.
- Phân loại chiến lược kinh doanh 1.3.
- Cơ sở lý luận quy trình hoạch ựịnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.4.
- Vai trò của quản trị chiến lược 1.5.
- Các yêu cầu khi xây dựng và thực hiện chiến lược 1.6.
- Quy trình hoạch ựịnh chiến lược 1.7.
- Các loại hình chiến lược lựa chọn Chương II : đánh giá thực trạng và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.
- Nhận xét về hoạt ựộng kinh doanh của công ty rượu Hà Nội 2.6.
- Dự báo sản lượng tiêu thụ rượu năm 2020 Chương III : Xây dựng chiến lược cho công ty rượu Hà Nội ựến năm 2020 3.1.
- Cơ sở ựể xây dựng chiến lược kinh doanh 3.2.
- Mục tiêu của công ty rượu Hà Nội ựến năm 2020 3.3.
- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty rượu Hà Nội ựến năm 2020 3.4.
- Các giải pháp thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh 3.5.
- Dự ựoán kết quả thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh 3.6.
- Bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước các đơn vị sản xuất kinh doanh phải làm quen dần với cách làm mới gập nhiều khó khăn vì bản thân các đơn vị phải tự hạch toán, cân đối sản xuất và kinh doanh.
- Trong khi đó môi trường kinh doanh luôn vận động, biến đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, những đạo luật mới, những chắnh sách mới, mức thu nhập của nhân dân, tập quán tiêu dùng thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cuộc chạy đua về chất lượng, giá cả, thời gian ngày càng quyết liệt.
- Tất cả những điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt để đối phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Chắnh vì thế, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh..
- Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 2 Đứng trước tình hình đó đòi hỏi sự cần thiết phải hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh đứng đắn nhằm thực hiện những mục tiêu cơ bản và lâu dài vì sự tồn tại và phát triển của nhà máy trong thời gian tới.
- Trong vai trò là một cán bộ quản lý đang công tác tại công ty rượu Hà Nội, từ nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dụng chiến lựơc sản xuất kinh doanh của Công ty rượu Hà Nội và mong muốn đóng góp vào sự phát triển của công ty trong giai đoạn hiện nay, tôi đã quyết định chọn đề tài : ỘXây dựng chiến lực sản xuất kinh doanh cho Công ty rượu Hà Nội đến năm 2020Ợ 1.
- Hệ thống hoá các kiến thức lý luận cơ bản của việc hoạch định chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp trong cơ cấu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Phân tắch và đánh giá môi trường nội bộ của Công ty rượu Hà Nội, xác định các điểm mạnh yếu, những cơ hội cũng như thách thức đối với quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Xác định mục tiêu phát triển của Công ty rượu Hà Nội và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh tổng quát cho Công ty rượu Hà Nội từ nay đến năm 2020  Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chiến lược và các kiến nghị có liên quan.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Là môi trường đặc thù của ngành Rượu và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rượu Hà Nội thuộc Tổng công ty bia rượu và NGK Hà Nội Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 3 Phạm vi nghiên cứu : Bao gồm một số nội dung chủ yếu nhằm xác định một cách đứng đắn các chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty Rượu Hà Nội đến năm 2020, góp phần làm tiền đề cho định hướng phát triển lâu dài của ngành Rượu trong cơ cấu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết và phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Đề xuất chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty rượu Hà Nội đến năm 2020  Đề xuất một số biện pháp với Nhà nước và Công ty nhằm tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Rượu Hà Nội.
- Kết cấu của luạn văn : Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 4 Luận văn bao gồm những phần sau đây: Mở đầu Chương I : Cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược Chương II: Đánh gắa thực trạng và môi trường kinh doanh của Công ty Rượu Hà Nội Chương III : Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty Rượu Hà Nội đến năm 2020 Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược 1.1.1 Khái niệm chiến lược Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về chiến lược kinh doanh.
- Các nhà kinh tế đưa ra các mô tả thuật ngữ này theo các khắa cạnh khác nhau tuỳ theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh.
- Theo Micheal E.Porter : Ộ Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủỢ [13] Theo K.Ohmae : ỘMục đắch của chiến lược kinh doanh là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phắa, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng gianh giới của sự thoả hiệpỢ và ông nhấn mạnh Ộ Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đắch duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợiỢ [12] Theo Alain Thretaet : Ộ Chiến lược kinh doanh đó là việc xác định các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp lựa chọn các chắnh sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bảnỢ [12] Theo nhóm tác giả này, quan niệm chiến lược kinh doanh là nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh được phổ biến ngày nay.
- Theo hướng tiếp cận về khắa cạnh quản lý có các quan điểm sau : Theo James B.Quinn : Ộ Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chắnh, các chắnh sách và các mục tiêu hành động Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 6thành một tổng thể kết dắnh với nhauỢ [12 ] Theo William J.Gueck : ỘChiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tắnh tống nhất, tắnh toàn diện và tắnh phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiệnỢ [12] Tổng hợp các chiến lược trên ta có thể hiểu : Chiến lược kinh doanh là công việc ấn định các nhiệm vụ và hệ thống các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn và đưa ra các kế hoạch, chắnh sách phù hợp với xu thế biến động của môi trường, phù hợp tối ưu các nguồn lực để giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được các mục tiêu cơ bản đó.
- 1.1.2 Khái niệm quản trị chiến lược Trong những năm trở lại đây, môi trường kinh doanh của mọi ngành sản xuất ngày càng có nhiều yếu tố như môi trường, xã hội, tài nguyên khan hiếm, vệ sinh an toàn cho con người Ầ tác động manh mẽ.
- Bên cạnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin, xu thế hội nhập và quốc tế hoá ngày càng tạo nhiều áp lực, nhiều rủi ro và thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Ngay cả đối với các doanh nghiệp thuộc những ngành sản xuất mang tắnh chất độc quyền thì áp lực này cũng không loại trừ.
- Chắnh vì vậy quản trị chiến lược sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp có những quyết định chiến lược thắch hợp , trên cơ sở dự đoán và xác định mọi khả năng của quá trình sản xuất kinh doanh, nhằn thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất, nâng cao sức cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp.
- Với một vai trò như vậy, quản trị chiến lược được hiểu là: ỘQuá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của doanh nghiệp, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 7định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai.Ợ[7] 1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh Có nhiều cách phân loại chiến lược kinh doanh.Tuỳ theo căn cứ phân loại mà hình thành các chiến lược khác nhau.
- 1.2.1 Phân loại theo cấp xây dung và quản lý chiến lược.
- Chiến lược cấp tổng công ty là chiến lược bao trùm toàn bộ hoạt động của Tổng công ty, nhằm mục đắch hiện thực hoá nhiệm vụ chiến lược và các mục tiêu chắnh của Tổng công ty, đánh giá khả năng thực hiện chiến lược và phân tắch danh mục sử dụng vốn đầu tư.
- Chiến lược cấp kinh doanh nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc thị trường cụ thể cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ Tông công ty, xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh thực hiện chức năng nhiệm vụ ra sao để góp phần hoàn thành chiến lược chung và chiến lược của các đơn vị khác trong Tổng công ty để hậu thuẫn cho việc hoàn thành chiến lược và mục tiêu chung.
- Chiến lược của các bộ phận chức năng trong công ty là tập trung hỗ trợ các chiến lược của công ty, đó là chiến lược bộ phận thị trường, bộ phận tài chắnh kế toán, bộ phận tổ chức sản xuất, bộ phận nghiên cứu phát triển, bộ phận Marketing, bộ phận vật tư, bộ phận nhân lực và bộ phận thông tin.
- Xây dựng chiến lược các cấp đều giống nhau .
- Tuy nhiên các vấn đề trọng tâm ở mỗi cấp có khác nhau về nội dung và mức độ nhưng phải đảm bảo tắnh thống nhất, việc thông tin phản hồi thường xuyên liên tục giữa các cấp sẽ đưa đến quản trị chiến lược cao.
- 1.2.2 Phân loại theo lĩnh vực Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 8 Chiến lược sản xuất sản phẩm : Chọn cấu trúc sản phẩm phù hợp với cấu trúc chế tạo giúp cho công ty giảm thiểu chi phắ, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường về giá sản phẩm đó là thế mạnh của công ty.
- Chiến lược Marketing : Chọn lựa những phân khúc thị trường mục tiêu, thiết kế chiến lược Marketing và định vị được thị trường, đó là 3 yếu tố chủ yếu của chiến lược Marketing để giúp doanh nghiệp có được cơ may thị trường.
- Chiến lược mua sắm vật tư: Vai trò chức năng quản lý vật tư là giám sát và kết hợp được 3 chức năng chắnh : Thu mua các nguồn lực cung cấp đầu vào cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát sản xuất và phân phối sản phẩm đầu ra.
- Chiến lược này đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp để đạt vị thế chi phắ thấp.
- Chiến lược khoa học và công nghệ : Trong các chức năng kinh doanh thì việc đầu tư vào nghiên cứu phát triển thường sản sinh ra nhiều kết quả cao.
- Chiến lược khoa học công nghệ có thể tập trung vào 3 loại chắnh là : Chiến lược đổi mới sản phẩm, chiến lược phát triển sản phẩm và những chiến lược đổi mới công nghệ chế tạo.
- Chiến lược tổ chức và nhân sự : Nó gồm tổ chức về cơ cấu bộ máy doanh nghiệp sao cho hợp lý, phân định chức năng quyền hạng, lựa chọn cán bộ đúng cương vị phụ trách với cân đối nhân sự hiện tại và tương lai, phân tắch cung cầu thị trường nhân lực có những giải pháp cân đối nguồn nhân lực.
- Chiến lược thông tin : Các hệ thống thông tin cần được hỗ trợ cho các mục đắch và mục tiêu của doanh nghiệp .
- Hịên nay, nhiều công ty đang sử dụng phương pháp kế hoạch hoá hệ thống thông tin kinh doanh là để xác định mục tiêu kinh doanh, tiến hành các hoạt động kinh doanh, phân loại dữ liệu và xác định kiến trúc thông tin.
- Chiến lược tài chắnh : Doanh nghiệp phải xử lý quan hệ tài chắnh để Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 9không ngừng củng cố và còn phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng đi lên.
- Đầu tư dài hạn vào đâu ? và bao nhiêu ? cho phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh để đạt hiệu quả cao.
- Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp khai thác là nguồn vốn nào.
- Quản lý hoạt động tài chắnh của doanh nghiệp luôn chủ động, sáng tạo, áp dụng luật kế toán vào việc chỉ đạo hạch toán kế toán sát sao, năng động.
- 1.2.3 Phân loại theo dạng chiến lược sản xuất kinh doanh Chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường : Tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động với hàng hoá, dịch vụ hiện có bằng các biện pháp Marketing, giảm giáẦbiến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện có để mở rộng thị trường.
- Chiến lược phát triển sản phẩm : nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất lượng hoặc giảm giá sản phảm đã có, thay thế cải tiến mẫu mã bao bìẦ.
- Chiến lược đa dạng hoá trong kinh doanh : Mở ra những lĩch vực kinh doanh mới, kết hợp sản xuất và dịch vụ để hấp dẫn khách hàng.
- Chiến lược tạo ra sự khác biệt sản phẩm: Doanh nghiệp cần tạo ra sản phẩm dịch vụ, hàng hoá mà các đối thủ cạnh tranh không có như chất lượng sản phẩm cao, kiểu dáng mẫu mã đẹp, tạo nét riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chiến lược giá cả: doanh nghiệp sản xuất số lượng sản phẩm lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến năng suất cao, tăng cường các biện pháp quản lý để hạ thấp chi phắ trong sản xuấtẦ 1.3 Cơ sở lý luận quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 10 Các trường phái lý thuyết kinh tế khi nghiên cưú quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã có nhiều quan niệm khác nhau, do cách tiếp cận vấn đề từ các khắa cạnh khác nhau.
- Để xây dung chiến lược, cần phải đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp và xu hướng kinh tế xã hội, xác định được mục tiêu phát triển doanh nghiệp.
- Chiến lược phải mang tắnh khả thi trên cơ sở khai thác đúng các nguồn nội lực và ngoại lực, tạo điều kiện tốt cho phát triển hội nhập.
- Với nền kinh tế đang từng bước tiến hành công nghiệp hoá, chú ý phát triển doanh nghiệp có liên quan đến tiêu dùng nhằm đáp ứng và kắch thắch nhu cầu, góp phần ổn định nền kinh tế, sử dụng nhiều lao động có ý nghĩa tắch cực về mặt xã hội − Chiến lược luôn biểu hiện vai trò can thiệp của Nhà nước trong việc quyết định quá trình phát triển nền kinh tế, thông qua thực hiện các chắnh sách, chủ trương của Nhà nước.
- Như vậy, tuỳ theo đặc thù của mỗi quốc gia về dân cư, mức độ phát triển kinh tế xã hội, chắnh trị, trình độ văn hoá, điều kiện tự nhiên, tập quán từng địa phươngẦ.mà có chiến lược phát triển cho từng ngành, doanh nghiệp riêng biệt, phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ lịch sử của quốc gia đó.
- 1.4 Vai trò của quản trị chiến lược Không thể tìm được mối liên hệ trực tiếp của quản trị chiến lựơc với sự gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp vì trong môi trường có nhiều biến số tác động và rất phức tạp.
- Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp gián tiếp vào lợi nhuận của quản trị chiến lược thông qua việc khai thác cơ hội và giành ưu thế trong cạnh tranh.
- 1.4.1 Ưu điểm : Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 11 Các ưu điểm chắnh của quản trị chiến lược là.
- Thứ nhất, quá trình quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đắch và hướng đi của mình.
- Nó khiến cho nhà quản trị chiến lược phải xem xét và xác định xem doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới vị trắ nhất định.
- Thứ hai, điều kiện môi trường mà các doanh nghiệp gập phải luôn biến đổi.
- Dùng quản trị chiến lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và thách thức trong tương lai.
- Trong khi đó, quá trình quản lý chiến lược buộc nhà quản lý phân tắch và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như tương lai xa.
- Thứ ba, nhờ có quá trình chiến lược, doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan.
- Do sự biến động và tắnh phức tạp trong môi trường ngày càng gia tăng, doanh nghiệp càng cần phải cố gắng chiếm được vị thế chủ động hoặc thụ động tấn công.
- Quyết định thụ động tấn công là dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hoá vị thế của doanh nghiệp trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn bị Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 12tốt hơn để thực hiện bằng được cơ hội tiềm tàng.
- Thứ tư, phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược.
- Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp vận dụng quản trị chiến lược sẽ không gập phải các vấn đề, thậm chắ có thể bị phá sản, mà nó chỉ có nghĩa là việc vận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủ ro, gập phải vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của công ty trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi nó xuất hiện.
- 1.4.2 Nhược điểm : Mặc dù có nhiều ưu điểm như trên nhưng quản trị chiến lược vẫn có một số nhược điểm.
- Thứ nhất, để thiết lập quá trình quản trị chiến lược cần nhiều thời gian và sức lực.
- Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp có kinh nghiệm về quá trình quản trị chiến lược thì vấn đề thời gian giảm bớt, dần dần đi đến tiết kiệm được thời gian, Hơn nữa, vấn đề thời gian cần cho việc lập kế hoạch sẽ kém phần quan trọng nếu doanh nghiệp được đắp nhiều lợi ich − Thứ hai, Các kế hoạch có thể bị coi tựa như chúng được lập ra một cách cứng nhắc khi đã được ấn định thành văn bản.
- Đây là sai lầm nghiêm trọng của việc vận dụng không đúng đắn môn quản trị chiến lược.
- Kế hoạch chiến lược phải năng động và phát triển vì rằng điều kiện môi trường biến đổi, và công ty có thể quyết định đi theo mục tiêu mới họăc mục tiêu sửa đổi.
- Quản trị chiến lược quá tin tưởng là kế hoạch ban đầu của họ nhất thiết phải được thực hiện mà không đếm xỉa đến các thông tin bổ sung − Thứ ba , giới hạn sai sót trong việc dự báo môi trường dài hạn đôi khi có thể rất lớn.
- Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 13Thực ra việc đánh giá triển vọng không nhất thiết phải chắnh xác đến từng chi tiết tường tận, mà chúng được đề ra đảm bảo cho doanh nghiệp không phải đưa ra những thay đổi thái quá mà vẫn thắch nghi được với những diễn biến môi trường một cách ắt đổ vỡ hơn.
- Thứ tư, một doanh nghiệp dường như vẫn ở giai đoạn kế hoạch hoá và chú ý quá ắt đến vấn đề thực hiện.
- Hiện tượng này khiến một số nhà quản trị nghi ngờ về tắnh hữu ắch của quá trình quản trị chiến lược.
- Thế nhưng, vấn đề không phải tại quản trị chiến lược mà tại người vận dụng nó.
- Hiển nhiên, các doanh nghiệp cần phải Ộđề ra kế hoạch để mà thực hiện Ộ nếu bất kì dạng kế hoạch hoá nào có khả năng mang lại hiệu quả.
- 1.5 Các yêu cầu khi xây dựng và thực hiện chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh phải đạt được mục đắch tăng thế lực của doanh nghiệp và dành lợi thế cạnh tranh.
- Khi xây dựng chiến lược phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình, tập trung các biện pháp tận dụng thế mạnh chứ không dùng quá nhiều công sức cho việc khắc phục các điểm yếu tới mức không đầu tư thêm cho các mặt mạnh − Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp.Chiến lược kinh doanh phải có vùng an toàn, khả năng rủ ro vẫn có thể xẩy ra, nhưng chỉ là thấp nhất.
- Phải luôn đề phòng tư tưởng xây dựng chiến lược theo kiểu được ăn cả, ngã về không.
- Việc xác định phạm vi kinh doanh trong chiến lược kinh doanh phải khắc phục sự dàn trải nguồn lực ( hoặc tránh không sử dụng hết nguồn lực).Trong mỗi phạm vi kinh doanh nhất định, các doanh nghiệp có thể định ra mục tiêu rõ ràng, ngắn gọn, súc tắch, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
- Cần có hệ thống các chắnh sách, biện pháp và điều kiện vật chất, kỹ Luận văn Thạc sỹ QTKD ĐHBK Hà Nội Nguyễn Ngọc Đức Khoa Kinh tế và quản lý 14thuật, lao động làm tiêu đề cho việc thực hiện các mục tiêu − Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai.
- Việc dự báo này cần chắnh xác bao nhiêu thì chiến lược kinh doanh càng phù hợp bấy nhiêu.
- Phải có chiến lược dự phòng.
- Tương lai luôn là điều chưa biết, vì thế khi xây dựng chiến lược, phải tắnh đến khả năng sấu nhất mà doanh phiệp có thể gập phải.Và trong tình hình đó thì chiến lược nào sẽ được thay thế.
- Chiến lược kinh doanh không chắn mùi thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thất bại.
- Nhưng có một số chiến lược kinh doanh lại thất bại vì quá chắn mùi, vì mất quá nhiều thời gian gia công các chi tiết, kỳ vọng có được một chiến lược hoàn hảo, đến khi xây dựng xong chiến lược và triển khai thì đã mất thời cơ 1.6 Quy trình hoạch định chiến lược Để hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, luận văn căn cứ vào quy trình hoạch định chiến lược sau : Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình quản trị chiến lược kinh doanh Phân tắch môi trường nội bộ doanh nghiệp Phân tắch môi trường bên ngoài Xác định mục tiêu Xây dựng chiến lược Đánh giá Thực hiện chiến lược

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt