« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người của người chấp hành án phạt tù


Tóm tắt Xem thử

- Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người.
- của người chấp hành án phạt tù.
- Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Tóm tắt: Bài viết đã đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích một số điểm bất cập trong hệ thống pháp luật về thi hành án hình sự Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người của phạm nhân..
- Từ khóa: Quyền con người, thi hành án hình sự, phạm nhân..
- Thi hành bản án hình sự là một khâu chiếm vị trí quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của một người có tội.
- Thi hành án hình sự hay hiện thực hóa các quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong thực tế chính là việc lấy lại trật tự công bằng trong xã hội, mà cụ thể là việc bắt buộc người bị kết án phải chịu sự lên án của Nhà nước, của xã hội.
- Tuy nhiên, xét dưới góc độ bảo vệ nhân quyền, chúng ta dễ dàng nhận thấy người bị kết án rất dễ bị xâm hại quyền con người, vì họ là những người đang phải đối mặt bởi sự lên án gay gắt và kỳ thị ở các mức độ khác nhau từ phía cộng đồng và.
- phải đối mặt trước cả hệ thống cơ quan thi hành án hình sự với hẳn một cơ chế vững chắc, mạnh mẽ và nghiêm khắc để bảo đảm cho việc thi hành án.
- Và bởi vậy mà họ có nguy cơ bị xâm phạm quyền con người cao hơn.
- họ dễ có thể bị bỏ quên trong những nhiệm vụ, những hoạt động hay những phong trào thúc đẩy quyền con người.
- thậm chí họ còn có thể là những nạn nhân thường hay bị xâm phạm quyền con người chứ không hẳn chỉ dừng lại ở mức độ nguy cơ..
- Vi phạm quyền con người đặc biệt dễ xảy ra trong môi trường trại giam, nơi những người thi hành pháp luật thường xuyên chịu rất nhiều áp lực do phải trực tiếp tiếp xúc với những con người đã từng chống đối xã hội, đã từng suy thoái về nhân cách.
- chấp hành án phạt tù (còn gọi là phạm nhân) bằng việc thực thi hình phạt tù được ghi nhận trong bản án có hiệu lực pháp luật thì cũng đồng thời phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm những quyền cơ bản khác của họ[1]..
- Tuy nhiên, giống như nhiều nước khác trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức về quyền con người, trong đó nổi bật lên vấn đề về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm cả quyền con người của phạm nhân.
- Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới về kinh tế chính trị, vấn đề bảo vệ quyền con người trong thi hành án phạt tù dễ có thể trở thành một trong những rào cản với tên gọi nhân quyền khiến cho một số nước trên thế giới còn e ngại hoặc dè dặt khi phát triển quan hệ với Việt Nam..
- Đối mặt với những thách thức đó, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ quyền con người trong thi hành án phạt tù.
- Luật Thi hành án hình sự được pháp điển hóa năm 2010 là một văn bản quan trọng chứa đựng đầy đủ và có hệ thống các quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự, trong đó có thi hành án phạt tù.
- Đạo luật này cùng với một số các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước về thi hành án hình sự đã tạo thành hệ thống các quy phạm pháp luật, một mặt phản ánh nội dung các quyền con người trong thi hành án hình sự và thủ tục thực hiện các quyền đó, mặt khác cũng là cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người[2] trong thi hành án hình sự nói chung và quyền của phạm nhân nói riêng..
- Ngay sau khi có Luật Thi hành án hình sự năm 2010, hàng loạt các văn bản dưới luật khác cũng được ban hành, trong đó phần lớn là những văn bản liên quan đến hướng dẫn thực hiện các quy định của đạo luật nói trên về thi.
- hành án phạt tù.
- Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước trong những năm gần đây đối với công tác thi hành án nói trên.
- Mặc dù vậy, ở phương diện lập pháp, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống pháp luật Việt Nam về thi hành án hình sự vẫn không thể tránh khỏi một số bất cập do hoàn cảnh đất nước đang đổi mới mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực và do nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.
- Đặc biệt, nước ta đã trở thành thành viên tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về Chống tra tấn từ cuối năm 2013 nên việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến thi hành án phạt tù là nhu cầu cấp thiết nhằm nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người trong thi hành án phạt tù..
- Một số bất cập của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền con người trong thi hành án phạt tù.
- Luật Thi hành án hình sự năm 2010 được pháp điển hóa chứa đựng các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự, quy định về quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, cũng như về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự.
- là một bước ngoặt quan trọng trong việc tạo khung pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền con người trong thi hành án hình sự.
- Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền con người trong thi hành án phạt tù và để làm cho các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam phù hợp hơn với các tiêu chí quốc tế về quyền con người của phạm nhân, pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án hình sự nói riêng của Việt Nam cần khắc phục một số bất cập như sau:.
- Một là, trong quá trình thi hành án phạt tù, quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của phạm nhân là hết sức quan trọng và dễ bị xâm hại, tuy nhiên tại khoản 3 Điều 4 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 về Nguyên tắc thi hành án hình sự mới quy định nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án mà chưa nhắc đến cụm từ “sức khỏe”[3].
- Trong khi đó, quyền được an toàn về thân thể là một trong những quyền quan trọng của người chấp hành án bên cạnh quyền được tôn trọng nhân phẩm, cần được bảo đảm theo các tiêu chí quốc tế về quyền của người chấp hành án phạt tù vốn được ghi nhận trong Bộ Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955 của Liên Hợp quốc.
- Ngoài ra, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về việc nghiêm cấm hành vi tra tấn trong thi hành án phạt tù, mặc dù nước ta đã là thành viên của Công ước của Liên Hợp quốc về Chống tra tấn.
- Lý do là thời điểm Việt Nam ký Công ước Chống tra tấn của Liên Hợp quốc ngày 7/11/2013 là khi mà Luật Thi hành án hình sự đã được ban hành từ trước đó 03 năm, do vậy, cụm từ "tra tấn” vẫn chưa một lần được nhắc đến trong đạo luật này, đồng thời, cũng với lý do trên mà tại Điều 9 về Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự của Luật này vẫn chưa bao gồm hành vi tra tấn.
- Chính vì thế, những hành vi tra tấn chưa đến mức bị xử lý về hình sự theo tội dùng nhục hình hoặc cố ý gây thương tích sẽ không bị xử lý hoặc khó xử lý vì thiếu căn cứ pháp lý..
- Hai là, pháp luật thi hành án hình sự chưa quy định cụ thể về việc sử dụng dụng cụ giam giữ trong quá trình thi hành án và hỗ trợ tư pháp.
- Việc sử dụng dụng cụ giam giữ như cũi, xiềng xích, cùm chân, cùm tay… rất dễ có thể gây tổn hại về tinh thần và thể chất của người chấp hành án.
- Theo tìm hiểu, đến nay pháp luật mới chỉ quy định về việc khóa số tám được.
- phép sử dụng để khống chế các đối tượng thuộc trường hợp được phép nổ súng, để ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác, để bắt giữ người theo quy định của pháp luật, hoặc để thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật[4] và quy định về việc sử dụng cùm chân đối với phạm nhân chịu hình thức kỷ luật là giam trong buồng kỷ luật[5].
- Luật không quy định cụ thể về việc sử dụng dụng cụ giam giữ ngoài khóa số tám và cùm chân thì không ai được phép sử dụng những dụng cụ đó để tước đoạt tự do hay phẩm giá của người khác.
- Tuy nhiên, chúng tôi e ngại rằng, trong thực tế, hệ quả của luật không quy định rõ sẽ có thể dẫn đến việc sử dụng một cách tùy tiện.
- Pháp luật thi hành án hình sự của nước ta quy định chưa thật sự chặt chẽ và cụ thể về nội dung này có thể kéo theo hậu quả là quyền con người của người chấp hành án phạt tù không được bảo đảm..
- Ba là,tinh thần bảo vệ quyền của phụ nữ là người chấp hành án phạt tù của Các quy tắc Bangkok của Liên Hợp quốc năm 2010 thông qua những quy định về bảo vệ các phạm nhân nữ trước nguy cơ bị xâm hại tình dục trong môi trường trại giam và về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phạm nhân nữ trên cơ sở đặc thù giới tính chưa được phản ánh đậm nét trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án phạt tù của Việt Nam.
- “sinh sản” chưa được tìm thấy trong Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Nghị định 117/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân hay Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT về Hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, trại.
- Thiết nghĩ, quyền bất khả xâm hại về tình dục và quyền được hỗ trợ, tư vấn về sức khỏe giới tính hay sức khỏe sinh sản là quyền tự nhiên trên cơ sở đặc thù giới tính mà người phụ nữ (bao gồm cả những phụ nữ là người đang chấp hành án hình sự) đáng được hưởng và được pháp luật bảo vệ..
- Do đó, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam cũng cần bổ sung những quy định bảo vệ những quyền nói trên của những người phụ nữ đang chấp hành án một cách cụ thể và toàn diện hơn..
- Bốn là, Theo Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1.
- Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”..
- Ngoài ra, khoản 3 Điều 4 Dự thảo 4 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam đã hết hạn lấy ý kiến nhân dân cũng quy định: “Người đang bị giam, giữ được đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân theo quy định pháp luật và nội quy nơi giam, giữ”[6].
- Đây là những quy định rất mới và tiến bộ của Việt Nam về bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của con người.
- Tuy nhiên, hiện nay pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam vẫn chưa có những quy định liên quan đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của những người đang chấp hành án phạt tù hoặc chấp hành án tử hình.
- Chúng tôi cho rằng, các nhà làm luật Việt Nam cũng nên cân nhắc bổ sung các quyền đó trong những văn bản quy phạm pháp luật thi hành án hình sự nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, để đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí quốc tế tối thiểu về quyền liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời để bắt nhịp với các quy định.
- Năm là, pháp luật Việt Nam nói chung chưa có sự đồng điệu với pháp luật thi hành án hình sự nói riêng trong việc hỗ trợ người chấp hành án phạt tù tái hòa nhập xã hội.
- Mặc dù Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/9/2011về Quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù và Thông tư 39/2013/TT- BCA ngày 25/9/2013 Quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù đã quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc hỗ trợ, tư vấn, và giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù tìm kiếm việc làm ổn định, nhưng Luật Việc làm vốn được ban hành muộn nhất so với các văn bản nêu trên (ban hành ngày 16/11/2013, hiệu lực từ ngày 01/01/2015) lại chưa quy định những người chấp hành xong án phạt tù thuộc diện các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về việc làm và hỗ trợ tạo việc làm[7].
- Cụ thể là người chấp hành xong án phạt tù và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người chấp hành xong án phạt tù không thuộc diện được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm với lãi suất thấp hơn so với người lao động thông thường và các đơn vị tuyển dụng không sử dụng người đã chấp hành xong án phạt tù.
- Điều đó cho thấy Luật Việc làm năm 2013 chưa có những quy định tích cực trong công tác hỗ trợ tái hòa nhập xã hội cho những người đã chấp hành xong án phạt tù..
- pháp luật về thi hành án hình sự ở Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người trong thi hành án hình sự như sau:.
- Thứ nhất, cần bổ sung trong Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định về thế nào là hành vi tra tấn và quy định nghiêm cấm hành vi tra tấn.
- Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 đã có quy định cấu thành tội phạm đối với hành vi dùng nhục hình, cố ý gây thương tích hay hành hạ người khác….
- mặc dù Luật Thi hành án hình sự có quy định nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, và nghiêm cấm xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, nhưng – với tư cách là đạo luật trực tiếp quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự, quy định về quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, cũng như về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự – Luật này cần quy định việc tôn trọng sức khỏe của người chấp hành án thành một nguyên tắc thi hành án hình sự, và cần quy định rõ thế nào là hành vi tra tấn, đồng thời cần quy định nghiêm cấm hành vi tra tấn trong khi thi hành án hình sự.
- Tra tấn trong thi hành án hình sự là hành vi của cán bộ thi hành án tự mình hoặc xúi giục, ưng thuận để người khác gây đau đớn nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho người chấp hành án, vì mục đích trừng phạt, đe dọa, ép buộc hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử”.
- tôn trọng sức khỏe, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
- Tra tấn trong thi hành án hình sự”..
- Thứ hai, Nhà nước cần ban hành văn bản quy định cụ thể về việc sử dụng dụng cụ giam giữ trong thi hành án hình sự để tránh sự tùy tiện trong việc sử dụng những dụng cụ này và tránh xâm hại tới quyền của người chấp hành án.
- Đây là việc làm hết sức cần thiết, một mặt vừa bảo đảm về căn cứ pháp lý cho cán bộ thi hành án hình sự trong việc sử dụng dụng cụ giam giữ, mặt khác vừa bảo vệ được quyền của người chấp hành án..
- Thứ ba, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam cũng nên bổ sung những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền của những người chấp hành án phạt tù là nữ giới dựa trên tinh thần của Các quy tắc Bangkok, trong đó cần đặc biệt chú trọng đây là đối tượng cần được bảo vệ do họ rất dễ bị xâm hại tình dục, nhất là tại môi trường trại giam.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng cần bổ sung quy định về việc phân loại phạm nhân để giam giữ riêng đối với những người chuyển giới.
- Thứ tư,pháp luật thi hành án hình sự cũng nên có quy định về việc cho phép thực hiện nghi lễ tôn giáo vào thời gian nhất định trong tuần hoặc trong tháng nếu số phạm nhân theo tôn giáo ấy tại nơi giam giữ đạt đến một số lượng nào đó.
- Tôn giáo nào cũng hướng tới một mục đích tác động nhằm hướng thiện con người.
- Thiết nghĩ, kết hợp đa dạng các biện pháp giáo dục cải tạo người chấp hành án là việc nên làm, đồng thời lại bảo đảm quyền được đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của con người trong thi hành án hình sự..
- Thứ năm, Luật Việc làm năm 2013 vốn là một văn bản quan trọng liên quan mật thiết tới công tác hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho những người chấp hành xong án phạt tù.
- Tuy nhiên, mặc dù được ban hành ngày 16/11/2013, hiệu lực từ ngày 01/01/2015 – tức là được ban hành muộn hơn so với Luật Thi hành án hình sự, Nghị định 80/2011/NĐ-CP và Thông tư 39/2013/TT-BCA như đã nêu ở Mục 2, nhưng Luật Việc làm lại không quy định người chấp hành xong án phạt tù với tư cách là một nhóm đối tượng cần được hưởng chính sách hỗ trợ tạo việc làm.
- Chống kỳ thị, giáo dục, tư vấn và thái độ cảm thông của cộng đồng là rất cần thiết đối với người vừa chấp hành xong án phạt tù.
- Nói tóm lại, trong những năm gần đây, pháp luật nước ta đã có được những bước tiến quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền con.
- người của phạm nhân.
- Tuy nhiên, hệ thống các quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự vẫn cần thường xuyên được hệ thống hóa, pháp điển hóa, kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản pháp luật mới điều chỉnh những vấn đề còn bất cập liên quan tới quyền con người trong thi hành án hình sự, đặc biệt là đối với phạm nhân.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người trong thi hành án phạt tù có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người của phạm nhân, đồng thời góp phần xóa đi những trở ngại về nhân quyền và khẳng định với cộng đồng quốc tế về trình độ phát triển, sự văn minh và sẵn sàng hội nhập của Việt Nam với tất cả các nước thế giới trên mọi phương diện..
- [1] Nguyễn Khắc Hải (Chủ trì) (2014), Đề tài nghiên cứu khoa học Bảo vệ các quyền con người của phạm nhân tại Việt Nam, mã số KL.NQ.14.05, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.
- [2] Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.38..
- [3] Điều 4 Luật Thi hành án hình sự Việt Nam năm 2010..
- [5] Điều 38 Luật Thi hành án hình sự Việt Nam năm 2010..
- [7] Điều 5, 12 Luật Việc làm Việt Nam năm 2013.