« Home « Kết quả tìm kiếm

Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- HOÀNG THỊ PHƯƠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
- Kết cấu của luận văn.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM, SẢN PHẨM THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG.
- Cơ sở lý luận về sản phẩm.
- Khái niệm về sản phẩm.
- Đặc trưng cơ bản của sản phẩm.
- 5 1.1.3.1 Chiến lược sản phẩm.
- 11 1.1.3.6 Quy trình cung ứng dịch vụ.
- Tổng quan về sản phẩm thẻ thanh toán.
- Khái quát về thanh toán không dùng tiền mặt.
- 13 1.2.1.1 Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt.
- 13 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương ii 1.2.1.2 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt.
- 14 1.2.1.3 Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt.
- Sản phẩm thẻ thanh toán.
- 19 1.2.2.3 Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ.
- 20 1.2.2.5 Cấu trúc của sản phẩm thẻ thanh toán.
- 21 1.2.2.6 Lợi ích của sản phẩm thẻ thanh toán.
- 22 1.2.2.7 Đặc điểm kinh doanh thẻ thanh toán.
- Thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam.
- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Thực trạng kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ thanh toán.
- HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN .
- Mục tiêu và định hướng phát triển thẻ thanh toán của BIDV giai đoạn 2011-2015.
- 75 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương iii3.1.2 Định hướng chiến lược.
- Định vị sản phẩm thẻ thanh toán.
- 103 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan.
- Xin được cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn của Trung tâm thẻ - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã cung cấp tài liệu và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc, thu thập số liệu tại Trung tâm để tôi có thể hoàn thành được luận văn.
- Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2012 Người thực hiện Hoàng Thị Phương Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU STT KÝ HIỆU Ý NGHĨA 1 BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2 Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 3 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 4 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 5 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 6 Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 7 VISA VISA là một nhãn hiệu của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được điều khiển bởi Visa International Service Association của San Francisco, California, Hoa Kỳ 8 MasterCard MasterCard là Thẻ Thanh Toán Quốc Tế do Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard phát hành.
- Sử dụng MasterCard, quý khách hàng có thể thanh toán một cách an toàn và thuận lợi trên phạm vi toàn cầu 9 JCB JCB là thương hiệu thẻ tín dụng quốc tế uy tín hàng đầu của Nhật Bản với mạng lưới chấp nhận thẻ tại hơn 191 quốc gia và vùng lãnh thổ 10 American Express American Express là thẻ tín dụng do công ty American Express của Mỹ phát hành 11 Diners Club Diners Club là thẻ do công ty Diners Club phát hành 12 China UnionPay China UnionPay là thẻ do công ty vận hành hệ Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương viithống chuyển mạch thông tin thẻ ngân hàng quốc gia Trung Quốc và vận hành mạng lưới các máy ATM và POS được chia sẻ tại Trung Quốc phát hành 13 Banknetvn Banknetvn được thành lập với mục tiêu chính là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia nhằm kết nối các hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng Việt Nam 14 Smartlink Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink), được thành lập bởi Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương VN và 15 Ngân hàng Thương mại cổ phần khác nhằm cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ thanh toán, cung ứng các giải pháp thanh toán điện tử hiện đại theo hướng chuyên nghiệp hóa và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ xử lý giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 15 VNBC Là công ty cổ phần thẻ thông minh Vina hiện đang quản lý hệ thống kết nối giữa 10 ngân hàng và 01 công ty thành viên (tập đoàn Mai Linh) 16 GDP - Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa 17 SWOT - Strength Weakness Opportunity Threat Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 18 WTO - World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới 19 NXB Nhà xuất bản Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1.
- Thị phần thẻ của BIDV trên thị trường thẻ thanh toán.
- Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
- Doanh số thanh toán thẻ nội địa của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
- Định vị sản phẩm thẻ thanh toán hiện tại của BIDV.
- Thị phần máy ATM của BIDV trên thị trường thẻ thanh toán.
- Thị phần máy POS của BIDV trên thị trường thẻ thanh toán.
- Định vị sản phẩm thẻ thanh toán tương lai của BIDV.
- 96 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.
- Doanh số thanh toán thẻ của BIDV và một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
- Cơ cấu nguồn nhân lực của một số đơn vị của BIDV có liên quan đến hoạt động thẻ thanh toán.
- Bảng chi phí phần mềm và dịch vụ đi kèm.
- 89 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương x PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng có nhiều đổi mới, đa dạng về nghiệp vụ, tăng nhanh về tốc độ.
- Các ngân hàng trở nên gần gũi với người dân, giao dịch ngân hàng dần được coi là tất yếu trong các hoạt động kinh tế.
- Các phương tiện thanh toán hiện đại như Séc, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán…đang mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng.
- Thẻ thanh toán bắt đầu phát hành tại Việt Nam vào năm 1990 và tăng nhanh về số lượng và giá trị giao dịch.
- Qua thẻ thanh toán, các ngân hàng Việt Nam hoà nhập được với sự phát triển của các ngân hàng thế giới, đáp ứng được yêu cầu hội nhập và nhu cầu sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại của người dân.
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam với mạng lưới chi nhánh phủ khắp trên cả nước.
- Nhận thức được lợi ích mà thẻ thanh toán mang lại cho ngân hàng, những năm qua, BIDV đã và đang đẩy mạnh phát triển thẻ thanh toán.
- Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là khách hàng sử dụng thẻ chủ yếu để rút tiền mặt từ các chi nhánh ngân hàng, ATM, doanh số thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng.
- Đối tượng sử dụng thẻ thanh toán quốc tế chủ yếu là doanh nhân, những người có nhu cầu đi nước ngoài và du khách.
- Điều này chưa đáp ứng được mong mỏi của ngân hàng là tạo phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt mang lại sự thuận tiện cho khách hàng, giảm sử dụng tiền mặt trong lưu thông.
- Là một cán bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tôi chọn đề tài “Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam’’ để nghiên cứu và làm luận văn.
- Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương xi2.
- Tổng kết được hiện trạng về công tác phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng như đưa ra được các số liệu phản ánh tình trạng hiện nay.
- nêu bật các mặt được và chưa được… Ứng dụng lý thuyết để hoàn thiện chiến lược phát triển thẻ thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua một số giải pháp.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích sản phẩm thẻ thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và so sánh về một số mặt so với thẻ thanh toán của một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu từ đó có chiến lược phát triển thẻ thanh toán phù hợp.
- Số liệu về tình hình kinh doanh thẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được lấy từ các báo cáo Ngân hàng, của Hội thẻ Việt Nam.
- Cơ sở lý luận về sản phẩm, sản phẩm thẻ thanh toán của ngân hàng - Chương 2.
- Thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chương 3.
- Hoàn thiện chiến lược phát triển thẻ thanh toán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2015 Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương Trang 1/103 CHƯƠNG 1.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM, SẢN PHẨM THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG 1.1.
- Cơ sở lý luận về sản phẩm 1.1.1.
- Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, khái niệm và hình thức của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khó hiểu hơn so với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ khác do nó liên quan đến một hỗn hợp của các yếu tố như giá cả, sự thực hiện, lời hứa và con người.
- Trịnh Quốc Trung [13] cho rằng “Sản phẩm ngân hàng là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh nghiệm được cung ứng bởi ngân hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.
- Như vậy, sản phẩm ngân hàng tồn tại dưới dạng dịch vụ mang bản chất tài chính.
- Các ngân hàng thiết kế một sản phẩm dựa trên quan niệm đó là một tập hợp các lợi ích mang đến sự thỏa mãn khách hàng mục tiêu.
- Các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm.
- Các dịch vụ gửi tiền ký thác - Các dịch vụ cho vay - Các dịch vụ thanh toán - Các dịch vụ liên quan đến hoạt động cho vay chứng khoán - Dịch vụ thanh toán - Dịch vụ về thẻ - v.v… Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương Trang .
- Trịnh Quốc Trung [13], sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có các thuộc tính sau quyết định toàn bộ quá trình hình thành, cung ứng quản lý và khai thác sản phẩm của ngân hàng: Tính vô hình: Sự khác biệt chủ yếu giữa dịch vụ và hàng hóa được nêu trong các tài liệu là tính vô hình - người ta cho rằng về bản chất dịch vụ không có tính hữu hình về vật chất hay nói dưới góc độ khác thì hàng hóa là một vật thể, thiết bị, đồ vật trong khi dịch vụ là một hành động, sự thi hành nỗ lực.
- Do vậy, người ta cho rằng không thể nhìn thấy, sờ, mó, nếm thử đối với dịch vụ trong khi có thể dùng cho các hàng hóa vật chất.
- Điều này có nghĩa là sẽ khó khăn để thấu hiểu được về nhận thức nên khó để đánh giá dịch vụ.
- Tuy nhiên, tính vô hình của dịch vụ lại có nhiều cấp độ khác nhau.
- Không phải tất cả các dịch vụ đều hoàn toàn có tính vô hình cũng như không phải tất cả hàng hóa vật chất đều hoàn toàn hữu hình.
- Cho dù về thực chất cái người ta mua trong một sản phẩm dịch vụ là sự thi hành, thực hiện thì hầu hết các dịch vụ đều được hỗ trợ bởi những vật thể hữu hình.
- Ví dụ như nhiều dịch vụ ngân hàng chứa đựng trong nó một số yếu tố hữu hình cho phép người ta dựa vào chúng để phán đoán hoặc đánh giá như các chi nhánh, máy ATM, sao kê tài khoản - chúng được gọi là những dấu hiệu vật chất của dịch vụ.
- Tính vô hình là một đặc trưng của dịch vụ đã tạo ra hai vấn đề đặc biệt cho ngân hàng và định chế tài chính.
- Thứ nhất, khi làm cho nhận thức về sản phẩm trở nên khó khăn, chúng đã phức hợp ngay từ đầu quá trình quyết định tiêu dùng rắc rối khi mua dịch vụ ngân hàng.
- Tính không tách rời: Tính không tách rời hình thành từ việc dịch vụ đang được xử lý hoặc trải nghiệm.
- Do đó dịch vụ trở thành một hành động xảy ra cùng lúc với sự hợp tác giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp - ngân hàng và các định chế tài chính khác.
- Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Họ và tên: Hoàng Thị Phương Trang 3/103 Dưới góc độ khác, đặc trưng về tính không thể tách rời của dịch vụ chỉ áp dụng cho một số sản phẩm ngân hàng mà thôi.
- Tính không đồng nhất: Đặc trưng của tính không đồng nhất trong sản xuất và tiêu dùng đã làm cho các dịch vụ trở nên không ổn định hơn về mặt chất lượng.
- Điều này dẫn đến hai hệ quả: thứ nhất về phía những nhà cung cấp dịch vụ đã nảy sinh vấn đề là làm thế nào để xử lý đối với sự không chuẩn hóa còn về phía người mua là sự gia tăng của tính không chắc chắn về những gì họ thực sự mua được.
- Mức độ biến đổi của một số dịch vụ có tiềm năng lớn hơn những dịch vụ khác từ dịch vụ được cá thể hóa cao đến chuẩn hóa cao.
- Mức độ biến đổi bị ảnh hưởng bởi việc nhà cung cấp dịch vụ sử dụng nhiều nhân lực hoặc máy móc trong quá trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
- Nếu sự tham gia của yếu tố con người nhiều hơn thì tiềm năng về chất lượng dịch vụ có thể lớn hơn.
- Các ngân hàng và định chế tài chính về truyền thống là những tổ chức thiên về con người.
- Tuy nhiên, ngày nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều công nghệ mới đã cho phép các dịch vụ có thể phụ thuộc nhiều hơn vào máy móc và cho phép các ngân hàng cung cấp các dịch vụ có tính chuẩn hóa hơn thông qua việc sử dụng máy ATM, dịch vụ ngân hàng điện thoại và dịch vụ ngân hàng tại nhà trực tuyến.
- Vấn đề về tính mau hỏng đối với những nhà cung cấp dịch vụ là họ không thể hình thành và duy trì hàng tồn kho.
- Do đó, những thay đổi về nhu cầu của thị trường dịch vụ không thể được đáp ứng giống như đối với thị trường các hàng hóa khác.
- Năng lực sản xuất chưa được sử dụng của các nhà cung cấp dịch vụ đành phải bỏ không, lãng phí trừ khi khách hàng đến và tiếp nhận dịch vụ.
- Cũng tương tự, khi năng lực cung cấp của nhà cung cấp dịch vụ thấp hơn nhu cầu của thị trường thì khách hàng lại bị “đuổi” đi với sự thất vọng vì các nhà cung cấp dịch vụ không thể có hàng hóa tồn kho dự phòng cho tình huống này.
- Do đó, nhiệm vụ quan trọng của nhân viên trong các tổ chức dịch vụ là tìm cách san bằng mức độ nhu cầu và làm tương thích với năng lực cung cấp của nhà cung cấp.
- Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề riêng cho lĩnh vực dịch vụ mà ngay lĩnh vực hàng hóa vật chất cũng xảy ra tương tự.
- Trách nhiệm ủy thác: Trách nhiệm ủy thác đề cập đến trách nhiệm ngầm định của tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng trong việc quản lý nguồn vốn của khách hàng và bản chất của những lời tư vấn tài chính cung cấp cho khách hàng của họ.
- Trong những cuộc gặp gỡ mang của các ngân hàng thì khách hàng về cơ bản đang mua một tổ hợp các lời hứa: ngân hàng hứa sẽ chịu trách nhiệm quản lý, trông coi các nguồn vốn và những vấn đề tài chính của khách hàng.
- Do đó, sự tín nhiệm và tin tưởng đối với ngân hàng và các nhân viên của họ là đòi hỏi có tính bắt buộc.
- Tuy nhiên, sự tín nhiệm và tin tưởng chỉ có thể đạt được như là kết quả của việc trải nghiệm cùng với ngân hàng và nhân viên của họ - điều này lý giải tại sao khách hàng phụ thuộc vào những dấu hiệu khác (như quy mô, hình ảnh và thời gian hoạt động của ngân hàng) làm chỉ dẫn trước khi mua một lời hứa có thể thực hiện từ ngân hàng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt