« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân


Tóm tắt Xem thử

- NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN.
- Hà Nội – 2014.
- Luận văn tốt nghiệp Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Đức Phương..
- Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Kim Lân.
- Hành trình sáng tác của Kim Lân……….…14.
- Sáng tác của Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Sáng tác của Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân.
- Quan niệm của Kim Lân về con người …..………..…22.
- Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp ……….……33.
- Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn.
- Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân.
- Nhân vật trong tác phẩm văn học ………...……...……….48.
- Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân …….…………..………50.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân …….…73.
- Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân.
- Cốt truyện trong tác phẩm văn học.
- Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân.
- Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của Kim Lân.
- Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm những nhà văn viết không nhiều nhưng lại tạo được những dấu ấn đặc biệt.
- Cái tên Kim Lân đã được công chúng biết và nhớ đến từ rất sớm, khi ông cho đăng Đứa con người vợ lẽ trên báo Trung Bắc chủ nhật năm 1942.
- Hơn tám mươi năm cuộc đời và gần sáu mươi năm đau đáu với nghiệp văn nhưng gia tài ông để lại không nhiều, chỉ khoảng ngoài ba mươi tác phẩm, mà chủ yếu lại chỉ là truyện ngắn.
- Nhớ đến Kim Lân là nhớ đến phong vị làng quê Bắc Bộ.
- Đó là hơi thở của vẻ đẹp văn hóa tao nhã, nên thơ vùng văn vật, là sức sống bền bỉ, dẻo dai của những con người đồng ruộng vượt lên từ lam lũ cuộc đời, cũng là những ánh lửa của niềm tin yêu, lạc quan mà nhà văn gửi gắm.
- Mọi nỗi niềm muốn tâm sự với cuộc đời, bao mơ ước muốn sẻ chia, gây dựng, và cả tài năng độc đáo đều bộc lộ qua thế giới nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn.
- Chính bởi thế, truyện ngắn Kim Lân không những tạo nên một bản sắc rất riêng cho người sáng tạo ra nó mà còn góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện và hiện đại hóa một thể loại văn học vẫn còn mới mẻ của văn đàn dân tộc từ những buổi đầu của thế kỷ XX..
- Kim Lân cũng là một trong số không nhiều nhà văn luôn có tác phẩm được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn phổ thông qua các thời kỳ.
- Cùng với đó, cái tên Kim Lân và Vợ nhặt cũng xuất hiện khá thường xuyên trong các đề thi tốt nghệp Trung học Phổ thông và đề thi tuyển sinh Đại học nhiều năm gần đây.
- Có thể thấy, Kim Lân là một nhà văn luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học dân tộc..
- Trong thế giới tác phẩm của Kim Lân, nhân vật và cốt truyện luôn là yếu tố tạo dấu ấn đặc biệt với bạn đọc.
- Đây cũng là hai phương diện không thể tách rời nhau trong một truyện ngắn nói chung.
- Nhân vật chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực đời sống một cách hình tượng, cũng là nơi để họ thể hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời.
- Khi viết truyện, Kim Lân luôn có ý thức tạo dựng nhân vật một cách kỹ lưỡng và xây dựng cốt truyện hợp lý, sao cho vấn đề truyền tải đến bạn đọc được hiệu quả nhất..
- Việc tìm hiểu nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân sẽ giúp bạn đọc phần nào thấy rõ hơn những thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống cũng như tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của ông..
- Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân làm đề tài nghiên cứu cho mình..
- Là cây bút truyện ngắn sớm có chỗ đứng vững chãi trên văn đàn dân tộc, cũng là nhà văn được bạn đọc trân trọng và yêu mến trong suốt thời gian qua, Kim Lân và tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng bàn luận, nghiên cứu của rất nhiều học giả, độc giả khác nhau.
- Năm 1942, Kim Lân trình làng văn tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ lẽ trên tờ báo Trung Bắc chủ nhật.
- Rồi sau đó là hàng loạt truyện ngắn khác như Đứa con người cô đầu, Người kép già, Đôi chim thành… Rất nhanh, tên tuổi ông đã để lại một dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả.
- Và có lẽ, người nghiên cứu sớm nhất về truyện ngắn Kim Lân chính là nhà văn Nguyên Hồng.
- Trong cuốn Những nhân vật ấy đã sống với tôi, ông đã hồi tưởng lại: “Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân… Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy.
- Sau hàng loạt truyện ngắn của Kim Lân ra đời, cùng với thời gian, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn dày dặn và cụ thể hơn về tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của ông.
- Sáng tác của Kim Lân đã được giới phê bình quan tâm trên rất nhiều bình diện..
- Nổi bật hơn cả và cũng sớm hơn cả là hướng nghiên cứu tập trung vào nội dung sáng tác của Kim Lân.
- Đây cũng là điều tất yếu, bởi vấn đề nhà văn phản ánh cũng chính là chìa khóa để mở cánh cửa những điều trăn trở, quan tâm của họ trước cuộc đời.
- Điều làm nên ấn tượng “gần gũi” với Nguyên Hồng từ tác phẩm của Kim Lân cũng không là gì xa lạ ngoài thế giới mà nhà văn phản ánh:.
- Sau này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn học số 6 với nhan đề: Văn xuôi Kim Lân đã nói cụ thể hơn về nội dung truyện ngắn của tác giả này: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ bến sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trai, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hằng ngày.
- Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”.
- Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong một bài viết: Kim Lân – nhà văn của những kiếp người đầu thừa đuôi thẹo cũng khẳng định: “Hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách tự nguyện” [67]..
- Năm 1983, trong bài viết Khải luận cho cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”..
- Ông cũng cho rằng, “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập quán ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [32, tr.
- Nam Cao (1995), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Đăng Điệp (2005), Chân dung các nhà văn hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Khổng Thị Minh Hạnh (2012), Cái nhìn thời gian, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
- Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục, TP.HCM.
- Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội..
- Nguyễn Đức Khuông (2008), Đối thoại với các nhà văn có tác phẩm dạy – học trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Lê Đình Kỵ (1984), Cơ sở lý luận văn học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội..
- Kim Lân (2012), Kim Lân tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội 25.
- Kim Lân (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội 26.
- Kim Lân (1962), Con chó xấu xí, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Phong Lê (2007), Kim Lân, nhà văn của những phận người bé mọn, Tạp chí Sông Hương, số 223, Tháng 09.
- Nguyễn Văn Long, Trần Đăng Xuyền (1999), Tư liệu văn 12 - phần Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình, (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
- Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Khải luận - Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Nxb KHXH, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1986), Các nhà văn nói về văn (tập 2), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, TP.HCM..
- Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội..
- M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội..
- Bảo Nguyên (1997), Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân, Tạp chí Ngữ học trẻ, Nxb Hội ngôn ngữ học Việt Nam..
- Lữ Huy Nguyên (1997), Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc, Báo Văn nghệ (số 5+6), Hội nhà văn Việt Nam..
- Nhiều tác giả (2010), Ai lên Quán Dốc Chợ Dầu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập 10 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội..
- Nhiều tác giả (2004), Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Nxb ĐHSP, Hà Nội..
- Vũ Dương Quỹ (Tuỵển chọn và biên soạn) (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học (tập tiểu luận), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội..
- Nguyễn Quốc Thanh (2006), Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP TP HCM.
- Hoài Việt (1999), Nhà văn trong nhà trường - Kim Lân, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Hoàng Thị Thu Giang (2009), Cốt truyện và kết cấu truyện ngắn đầu thế kỷ XX - những biến đổi theo hướng hiện đại, Tạp chí Văn nghệ quân đội http://vannghequandoi.com.vn.
- Nguyễn Phương Khánh (2012), Truyện ngắn - những đường biên thể loại, Tạp chí Văn, http://tapchivan.com/ 05.03.
- Kim Lân (2014), Nói thêm về Vợ Nhặt, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, http://vannghequandoi.com.vn.
- Kim Lân (2005), Có lúc bản thân tôi cũng coi những truyện ấy chẳng ra gì!, Báo Tiền Phong, http://www.tienphong.vn/, 02.07.
- Nguyễn Đình Minh, Độc đáo của Nam Cao – Kim Lân trong đề tài người nông dân, http://www.nguyendinhminh.net/.
- Vương Trí Nhàn, Kim Lân, nhà văn của những kiếp người đầu thừa đuôi thẹo, Blog Vương Trí Nhàn, http://vuongtrinhan.blogspot.com/.
- Lê Đình Phước (2013), Cốt truyện và kết cấu của tác phẩm văn học, http://phuoctk88.blogspot.com/, 17.3.
- Hồng Thanh Quang, Kim Lân – cá tính phải mạnh, http://tonvinhvanhoadoc.vn/.
- Chu Văn Sơn (2011), Tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống, http://phanthanhvan.vnweblogs.com/, 13.3.
- Nguyễn Quang Thiều, Phỏng vấn Kim Lân về tác phẩm Vợ nhặt, http://phanthanhvan.vnweblogs.com