« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học môn "Trang bị điện" tiếp cận năng lực thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung


Tóm tắt Xem thử

- Cụ thể hơn là trong lĩnh vực khoa học giáo dục và kỹ thuật công nghệ, các trường đào tạo nghề được mở ra đa dạng và phong phú.
- Mở rộng quy mô trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng, gắn nhà trường với doanh nghiệp.
- Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong nghành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao…” Để đáp ứng nhu cầu trên tại các trường đào tạo nghề, việc dạy và học các môn học kỹ thuật cơ sở nói chung và môn học Trang bị điện nói riêng vẫn đang là một vấn đề băn khoăn của người học và người dạy về phương diện tiếp thu kiến thức và ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn công tác.
- Một trong những biện pháp là vận dụng quan điểm là dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện (NLTH) (Com petency based training) nhằm giải quyết những vấn đề về nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện giảng dạy.
- Sau khi luật giáo dục năm 1998 ra đời thì vấn đề này được đưa ra nhiều hơn, nhiều lớp tập huấn đã được tổng cục dạy nghề, các trường đào tạo giáo viên dạy nghề đưa vào bồi dưỡng và tập huấn giáo viên, cho đến khi luật giáo dục sửa đổi (2005) thì đào tạo nghề theo hướng này mới thành lý luận rộng rãi, dự án giáo dục được triển khai, các lớp bồi dưỡng đào tạo nhân rộng được mở ra nhằm bồi dưỡng cho giao viên dạy nghề trên toàn quốc.
- Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung trong những năm vừa qua cũng đã hết sức cố gắng nâng cao năng lực đào tạo của mình.
- Nguồn lao động do nhà trường đào tạo ra hiện nay đã đáp ứng được phần cơ bản công việc mà họ được phân công vào cơ sở sản xuất.
- Để đáp ứng được điều đó nhà trường cần có nhưng biện pháp quản lý tích cực hơn nữa trong việc đào tạo nghề cho người lao động nhất là việc đào tạo theo NLTH mà hiện nay hầu hết các nước trên thế giới dã thực hiện đúng đắn và có hiệu quả.
- Từ những lý do trên cho thấy việc đào tạo theo NLTH là rất cần thiết.
- Vì vậy tác giả đã chọn và đưa ra ví dụ cụ thể cho một môn học được đào tạo theo NLTH.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng đào tạo nghề điện cho môn học “Trang bị điện” theo tiếp cận NLTH tại trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng đào tạo theo NLTH nghề, thăm dò ý kiến và rút ra kết luận.
- CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện Chương 2: Thực trạng về dạy học môn “Trang bị điện” tại trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung Chương 3: Dạy học môn “Trang bị điện” theo tiếp cận năng lực thực hiện cho nghề điện tại trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN 1.1.
- Qua quá trình dạy học ở trong nhà trường bằng phương pháp sư phạm đặc biệt nhằm trang bị cho người học hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ngoài ra người dạy phải truyền thụ tư tưởng, đạo đức xã hội, thái độ nghề nghiệp cho người học hay nói một cách khác người giáo viên làm thay đổi nhân cách người học có khả năng hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình trở thành ngưới có ích cho xã hội.
- Năng lực thực hiện Thuật ngữ “Năng lực thực hiện” được nhiều tác giả sử dụng khi trình bày các quan điểm về “Giáo dục – Đào tạo dựa trên NLTH” Hiện nay trên thế giới tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về NLTH: Ở Anh thường dùng thuật ngữ (Competence) để chỉ NLTH.
- Ở Mỹ thường được dùng thuật ngữ (Competency) NLTH được hiểu “Không phải là các công việc của nghề, nhưng mà nó là cái làm cho con người có thể làm được các nhiêm vụ của công việc đó” NLTH là thuộc tính tâm lý cơ bản của một con người, nó dẫn đến sự thực hiện một cách có hiệu quả trong một nghề.
- Theo tác giả Bernd Meikr thì năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết kỹ năng, kỹ xảo và kinh 6nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
- Theo kết quả nghiên cứu đề tài: “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên NLTH về việc xây dựng tiêu chuẩn nghề” (Mã số B các nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về NLTH như sau.
- Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra với công việc đó trong thực tiễn hoạt động nghề nghiêp.
- Năng lực thực hiện là các kiến thức, kỹ năng, thái độ đòi hỏi một người để thực hiện hoạt động có hiệu quả ở một công việc hay một nghề.
- Năng lực thực hiện bao gồm: Các kỹ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề và các kỹ năng trí tuệ.
- có khả năng làm việc cùng người khác trong tổ, nhóm… Tóm lại : Từ những phân tích, so sánh khái niệm về NLTH của các tác giả có thể khái quát về NLTH như sau: NLTH là khả năng thực hiện được các hoạt động (Nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng công việc nhiệm vụ đó.
- ĐÀO TẠO THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN 1.2.1.
- Một số nét về lịch sử đào tạo theo NLTH Trên thế giới, đào tạo theo NLTH đã được xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước.
- Năm 1970 trường Đại học Ohio của Mỹ đã có những nghiên cứu triển khai trong việc xây dựng các bộ mô đun đào tạo giáo viên dạy nghề dựa trên sự thực hiện.
- Cuối của thế kỷ 20, đào tạo theo NLTH đã trở thành một xu thế phổ biến trong giáo dục nghề nghiệp trên thế giới và được nhiều nhà khoa học quan tâm.
- Ở Úc có công trình “Thiết kế chương trình đào tạo theo NLTH” của Bruce 7Markenzie.
- Ở Mỹ có công trình “Sổ tay thiết kế chương trình đào tạo theo NLTH” của W.E.Blank, ở Anh có công trình “Thiết kế đào tạo theo NLTH" của S.
- Tổ chức Lao động thế giới đã khuyến cáo đào tạo nghề theo “Mô đun kỹ năng hành nghề” với gần 100 bộ chương trình đào tạo nghề ngắn hạn tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học xong mỗi mô đun người học được cấp chứng chỉ để hành nghề.
- Tại Việt Nam, đào tạo nghề theo Mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành lần đầu tiên được Viện Khoa học Dạy nghề đề cập đến vào năm 1986, một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu như: Nguyễn Minh Đường đã có các công trình: “Phương pháp tiếp cận và hướng dẫn sử dụng”(1993), “Phương pháp đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề”(1994), “Đào tạo nghề theo NLTH” (2004), Nguyễn Đức Trí đã có các công trình như: “Đào tạo nghề dựa trên NLTH - khái niệm và những đặc trưng cơ bản” (1995.
- “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên NLTH và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề” (1996.
- Một số luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về đào tạo theo NLTH.
- Triết lý và các nguyên tắc của đào tạo theo năng lực thực hiện ●Triết lý của đào tạo theo NLTH.
- Đào tạo theo NLTH chứa đựng trong nó yếu tố cải cách, thể hiện ở chỗ nó gắn với yêu cầu của chỗ làm việc, của người sử dụng lao động của các nghành kinh tế (gọi chung là nghành nghề.
- Có nghĩa là kết quả của quá trình đào tạo làm sao để khi kết thúc quá trình đào tạo từng người học đạt được (chuẩn đầu ra) làm được việc gì đó theo tiêu chuẩn đề ra và làm được tốt như mong đợi.
- Người học phải có đủ điều kiện cần thiết cho học tập, như tiếp cận các năng lực trên cơ sở mô hình năng lực người học sẽ bổ sung thiếu hụt của cá nhân để 8thực hiện nhưng nhiệm vụ cụ thể của mình.
- Mỗi người học phải luôn luôn có được các thông tin phản hồi về sự phát triển NLTH của mình trong quá trình thực hiện .
- Triết lý của đào tạo theo NLTH có thể tóm tắt theo sơ đồ 1.1 THẾ GIỚI LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP ĐÀO TẠO CHO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NGHỀ/VIỆC LÀM ĐÀO TẠO THEO NLTH NĂNG LỰC THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CHUẨN CÔNG NGHIỆP CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP THEO MỤC TIÊU ĐÀO TẠO Sơ đồ 1.1.
- Triết lý của đào tạo theo năng lực thực hiện ● Nguyên tắc của đào tạo theo NLTH - Nội dung chương trình phải đáp ứng nhu cầu cầu thị trường lao động, các NLTH phải được xác định từ yêu cầu của sản xuất và được công bố trước.
- Điều này có nghĩa là các NLTH của nghề phải được các chuyên gia trong nghề xác định, sau đó thẩm định lại cho phù hợp rồi công bố cho người học và cả những người có liên quan biết.
- Xây dựng nội dung chương trình phải đảm bảo tính khoa học và hệ thống tạo điều kiện cho người học học theo nhịp độ riêng.
- 9Nguyên tắc này đòi hỏi phải cá thể hóa các chương trình đào tạo để mỗi người học có thể hình thành và phát triển từng NLTH quan trọng đối với bản thân mà không phụ thuộc vào tiến độ dào tạo chung.
- Ngưòi học thành thạo từng NLTH trước khi chuyển qua NLTH khác Vì bản chất của đào tạo theo NLTH là khả năng làm được gì đó trong những điều kiện nhất định theo tiêu chuẩn cụ thể nào đó.
- Nghĩa là khi người học học xong NLTH nào thì phải có khả năng làm thành thạo NLTH đó rồi mới chuyển sang NLTH khác.
- Chỉ quan tâm đến kết quả, ít quan tâm đến thời gian: Vì phương thức đào tạo theo NLTH vận dụng quan “ niệm học thông thạo”.
- Quan niệm này cho rằng hầu hết người học có trí tuệ phát triển bình thường đều có thể học được cái gì đó thành công đến mức độ nắm vững hay thông thạo nếu người học có đủ thời gian, người dạy có sự hướng dẫn tốt và thích hợp với người học.
- Đánh giá kết quả học tập theo NLTH Việc đánh giá theo NLTH bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học.
- Vì đào tạo theo NLTH hướng vào “ khả năng làm được” của người học nên ngoài việc đánh giá kiến thức bằng phương pháp trắc nghiệm, bằng giấy bút, bằng việc theo dõi thái độ của người học đối với công việc, còn phải đánh giá kỹ năng thực hiện các công việc của nghề thông qua các sản phẩm hay quá trình thao tác.
- Các tiêu chí, chuẩn đánh giá và điều kiện thực hiện phải được công bố công khai trước cho người học.
- Việc thực hiện nguyên tắc này thể hiện phương thức đánh giá theo tiêu chí nghĩa là những NLTH của người học được so sánh với những tiêu chí đã được xác định và công khai cho người học biết trước đó chứ không dựa vào chuẩn tương đối so sánh thành tích giữa người học với nhau như phương thức đánh giá truyền thống.
- Một số đặc trưng của đào tạo theo năng lực thực hiện » Về việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo - Xác đinh mục tiêu đào tạo (MTĐT) phù hợp với cấp độ đào tạo: MTĐT là người học phải biết sẽ làm sau một quá trình học tập mà trước đó họ chưa có được.
- Nói cách khác là mục tiêu đào tạo là cái đích đặt ra từ trước, người thực hiện phải đặt ra từ trước và cần phải tìm mọi phương pháp, phương tiện điều khiển để hành động vươn tới đích đó.
- Vì vậy khi xác định mục tiêu đào tạo phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau.
- Tính tích hợp: MTĐT phải đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi của bản thân người học, của xã hội (nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực) của sản xuất và phải được chứa đựng tổng thể ở mục tiêu đào tạo.
- Tính chính xác: MTĐT phải đủ mứcđộcụ thể, các khái niệm dùng miêu tả phải đủ rõ cho người học và người dạy.
- Định hướng đầu ra: Là đặc trưng cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm của đào tạo theo NLTH.
- Nó định hướng và chú trọng vào kết quả, vào đầu ra của quá trình đào tạo, người học đạt được các “chuẩn đầu ra” có nghĩa là : Từng người học có thể làm được gì đó theo tiêu chuẩn đề ra hay làm được việc gì dó tốt như mong đợi.
- Để đáp ứng thị trường cạnh tranh trong thị trường lao động vấn đề đặt ra với các cơ sở đào tạo đội ngũ lao động công nhân kỹ thuật luôn gắn việc làm với thị trường lao động đáp ứng được đào tạo theo NLTH từ chuẩn công nghiệp thực hiện một cách chu đáo, triệt để sẽ đem lại kết quả cao hơn trong công việc.
- Nội dung chương trình đào tạo được xác định trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM (DvelopA CurriculuM) có tính tới sự phát triển tương lai và được thể hiện qua sơ đồ phân tích nghề DACUM.
- Sơ đồ phân tích nghề DACUM - Nội dung chương trình được xây dựng dựa vào các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của các hoạt động lao động nghề nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng hành nghề của người học sau khi tốt nghiệp.
- Cơ cấu nội dung phù hợp đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo.
- Theo luật dạy nghề: “Mô đun là đơn vị học tập liên kết tất cả các thành NGHỀ NHIỆM VỤ NHIỆM VỤ NHIỆM VỤ CÔNG VIỆC CÔNG VIỆC CÔNG VIỆC CÔNG VIỆC CÔNG VIỆC 12phần kiến thức liên quan trong các môn học lý thuyết với các kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp đỡ cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một công việc nghề.
- Định hướng công việc cần định hướng chọn ven vấn đề nhằm giúp người học thực hiện được một cách hoàn chỉnh, biết kết hợp thông qua việc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cho một công việc cụ thể được một nghề.
- Định hướng làm được: Nội dung chương trình phải là sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, tích hợp giữa các lĩnh vực khoa học và các môn khoa học (dạy theo nhịp độ người học.
- Định hướng đánh giá liên tục: Phải có chỉ tiêu đánh giá liên tục nhằm giúp người học đánh giá mức độ thuần thục nghề nghiệp, đem lại hiệu quả giảm sức ép tâm lý, gia tăng động cơ học tập.
- Định hướng lắp ghép chuyển đổi, đào tạo liên thông.
- Đặc trưng của công tác tuyển sinh trong đào tạo theo NLTH.
- Phù hơp với cấp độ đào tạo nhiều trình độ đầu vào - Có thể tuyển sinh vào nhiều thời điểm trong năm - Phân loại và phân lớp đánh giá đầu vào theo năng lực của người học » Về mặt tổ chức quản lý quá trình đào tạo dạy theo NLTH có các đặc trưng sau.
- Người học được coi là hoàn thành chương trình đào tạo khi chứng tỏ là đã thông thạo tất cả các năng lực thực hiện đã xác định trong chương trình đào tạo không phụ thuộc vào thời lượng thực học.
- Người học có thể học theo khả năng và nhịp độ riêng và không phụ thuộc vào người khác.
- Hồ sơ của người học được ghi chép lưu trữ, người học được phép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà không cần học lại, nhưng NLTH mà họ đã thông 13thạo, được công nhận và tích lũy bằng các chứng chỉ.
- Mức độ đạt dược trong sự thông thạo NLTH, tốc độ học tập… là chỉ tiêu phân loại chính đối với người học.
- Đánh giá và cấp văn bằng, chứng chỉ Đánh giá trong đào tạo theo NLTH được thực hiện theo tiêu chí.
- Đánh giá từng cá nhân khi họ thực hiện và hoàn thành công việc.
- Để đạt được mức tối thiểu đảm bảo sau khi học xong người học có thể đáp ứng được việc làm và làm được.
- Đánh giá và cấp chứng chỉ theo mô đun.
- DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN 1.3.1.
- Tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện Chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện phải thể hiện đực các đặc điểm về mặt tổ chức quá trình học như sau.
- Trong quá trình dạy học phải phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.
- Dạy các năng lực mà người học cần, dạy theo từng NLTH (Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong một bài dạy.
- Dạy theo nhịp độ hoặc theo nhóm, không đặt ra yêu cầu về thời gian vì người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình và thông thạo các NLTH cần thiết của công việc.
- Đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện Đánh giá kết quả theo năng lực thực hiên : Giáo dục đào tạo theo năng lực ( Competecy Based Education /Training) là đào tọa và đánh giá kết quả học tập theo những tiêu chuẩn năng lực quy định cho một khóa học, môn hoc… các chuẩn đầu ra (Chính là các năng lực) luôn luôn được sử dụng làm các cơ sở để lập kế hoạch thực hiện quá trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập.
- Các tiêu chí và chuẩn để dánh giá ● Các trình độ kỹ năng - Bắt trước được : Người học chú ý quan sát và làm theo sự hướng dẫn của các công việc mà người lao động thực hiện trong thực tế.
- Làm được : Người học có khả năng tự hoàn thành được công việc không thông qua sự chỉ dẫn nhưng còn gặp những sai sót nhỏ.
- Làm được chính xác : Người học đã hình thành được kỹ năng và hoàn thành được công việc đạt chuẩn đề ra.
- Làm được thuần thục: Người học có khả năng thao tác các công việc một cách thuần thục, điêu luyện có kỹ xảo, đủ tiêu chí đạt chuẩn đề ra.
- Các tiêu chí và chuẩn để đánh giá kỹ năng - Độ chính xác của công việc - Tốc độ thực hiện công việc 15- Độ bền - So với một chuẩn đã được thừa nhận - Mức độ sai sót hoặc mức độ hoàn thành của công việc - Mức độ tuân thủ quy trình hoặc quá trình thực hiện công việc ● Các mức trình độ kiến thức - Biết được quy trình làm việc - Hiểu được công việc cần thực hiện - Vận dụng được kiến thức học vào thực tế công việc - Phân tích tổng hợp được các công việc cần làm - Đánh giá được sản phẩm sau khi làm xong - Có sự sáng tạo trong công việc ●Các phương pháp đánh giá kiến thức Để đánh giá và xác nhận năng lực người ta thường sở dụng các loại năng lực chứng cứ trực tiếp, gián tiếp và phụ trợ trong một phạm vi rộng thu thập được trong quá trình đào tạo thông qua các hoạt động sau.
- Quan sát sự thực hiện tại chỗ làm việc hoặc ở những nơi có hoàn cảnh tương tự.
- Đo lường các sản phẩm hoặc quan sát, theo dõi các dịch vụ, các quá trình được thực hiện trong thực tế.
- Quan sát lượng giá các thái độ được thực hiện.
- Thu thập các chứng cứ phụ trợ bao gồm những thông tin về người học từ hồ sơ, sổ sách giáo vụ, các báo cáo.
- Các yêu cầu khi đánh giá kiến thức.
- Đánh giá được chính xác kết quả học tập của người học - Bao quát được các năng lực thực hiện cần đánh giá với nhiều trình độ khác nhau - Đảm bảo tính khách quan, công khai và công bằng trong đánh giá - Thuận lợi và tiết kiệm thời gian đánh giá 16● Các phương pháp và công cụ trong đánh giá kiến thức - Phương pháp vấn đáp: Sử dụng các câu hỏi - Phương pháp nêu vấn đề: Đưa ra các tình huống - Phương pháp làm bài tập: Sản phẩm đánh giá là bài tập - Phương pháp thực hành: Người học thực hiện các bài thực hành.
- Để đánh giá mức độ hình thành thái độ của người học trong quá trình học tập có 5 mức độ.
- Có phản ứng: Thừa nhận một cách tích cực, có quan tâm đến vấn đề - Có ý kiến đánh giá: Đã nhập cuộc, có nhận xét về vấn đề được đặt ra - Cam kết thực hiện: Thực hiện một cách chủ động, tự nguyện - Thành thói quen: Đã trở thành tác phong lao động, lối sống của bản thân.
- Đánh giá theo tinh thần, thái độ thực hiện các công việc, đặc biệt cần quan tâm đến an toàn lao động cho người và thiết bị, vệ sinh môi trường làm việc.
- ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN 1.4.1.
- Đào tạo theo NLTH là hệ thống đào tạo đáp ứng được yêu cầu của người học và người sử dụng lao động - Người học có thể chủ động thực hiện tiến trình học tập cho riêng mình tùy theo khả năng mà không phụ thuộc vào người khác.
- Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm được tốt như mong đợi và đạt được tiêu chuẩn đầu ra, đáp ứng được thị trường lao động.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt