« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học môn "Trang bị điện" tiếp cận năng lực thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Dạy học môn “Trang bị điện” tiếp cận năng lực thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung.
- Từ những vấn đề trên, nhiệm vụ đặt ra cho nghành giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng phải đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng của quá trình đào tạo.
- Một trong những biện pháp là vận dụng quan điểm dạy học theo năng lực thực hiện (Competency based training) nhằm giải quyết vấn đề về nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện giảng dạy đảm bảo đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vững vàng , có kỹ năng thực hành nghề và tư duy khoa học tốt, đồng thời tạo điều kiện để người lao động có thể học suốt đời.
- Hiện nay nhà nước ta đang có chủ trương phát triển đào tạo theo năng lực thực hiện.
- Luật giáo dục 2005 đã ghi rõ: Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.
- Trường ĐHCN Việt – Hung đang bắt đầu thực hiện chủ tương đào tạo theo năng lực thực hiện nhưng trong thực tế đang gặp nhiều khó khăn.
- Do vậy tác giả đã chọn đề tài: Dạy học môn “Trang bị điện” theo tiếp cận năng lực thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình.
- Vận dụng cơ sở lý luận dạy học theo năng lực thực hiện (NLTH) để dạy học môn Trang bị điện (trong chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp - hệ Cao đẳng nghề tại trường ĐHCN Việt –Hung) với sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện và phương pháp dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường ĐHCN Việt – Hung.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo năng lực thực hiện 1.1.
- Dạy học theo năng lực thực hiện 1.3.
- Ưu, nhược điểm của dạy học theo năng lực thực hiện 1.4.
- Những điều kiện để dạy học theo năng lực thực hiện Chương 2: Thực trạng về dạy học môn trang bị điện tại trường ĐHCN Việt- Hung 2.1.
- Khái quát về trường ĐHCN Việt – Hung 2.2.
- Chủ trương và biện pháp của nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học 2.3.
- Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp 2.4.
- Đặc điểm của môn học trang bị điện 2.5.
- Mục tiêu và nội dung chương trình môn học trang bị điện 2.6.
- Thực trạng về các điều kiện dạy học môn trang bị điện tại nhà trường 2.7.
- Thực trạng về dạy học môn trang bị điện tại trường ĐHCN Việt – Hung Chương 3: Dạy học môn trang bị điện theo tiếp cận năng lực thực hiện cho nghề điện tại trường ĐHCN Việt –Hung 3.1.Chủ trương của nhà nước về đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện 3.2.
- Cấu trúc lại chương trình môn trang bị điện theo năng lực thực hiện 3.3.
- Quy trình thiết kế bài giảng theo tiếp cận NLTH 3.4.
- yêu cầu đối với một bài giảng theo tiếp cận NLTH 3.5.
- Xây dựng một số bài giảng theo tiếp cận NLTH 3.6.
- Thực nghiệm sư phạm d) Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, tổng hợp, tham khảo các tài liệu có liên quan về NLTH, dạy học theo NLTH, nội dung chương trình và phương pháp, phương tiện dạy học môn trang bị điện tại trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng đào tạo theo NLTH nghề, thăm dò ý kiến và rút ra kết luận.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn quá trình dạy học theo NLTH.
- Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu thập thêm những thông tin, ý kiến cần thiết bổ sung cho những nhận xét và đánh giá của đề tài.
- Phương pháp tọa đàm: Đàm thoại, thảo luận, trao đổi rút kinh ngiệm.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý và đánh giá chính xác kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận và khẳng định tính khả thi của đề tài.
- e) Kết luận Luận văn tốt nghiệp của tác giả với đề tài “Dạy học môn Trang bị điện theo năng lực thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung” đã hoàn thành được mục tiêu và nội dung đã đề ra.
- Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau.
- Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận về dạy học theo năng lực thực hiện - Nghiên cứu, điều tra thực trạng dạy học môn trang bị điện tại trườngCĐHCN Việt – Hung.
- Trên cơ sở nghiên cứu về giảng dạy theo năng lực thực hiện cấu trúc lại chương trình môn học trang bị điện theo năng lực thực hiện, xây dựng một số bài giảng và tiến hành thực nghiệm để đánh giá kết quả.
- Bước đầu kết quả thực nghiệm cho thấy việc áp dụng dạy học theo năng lực thực hiện cho môn trang bị điện tại trường ĐHCN Việt – Hung là cần thiết và khả thi, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt