« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bài giảng điện tử cho môn học cung cấp điện


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN MINH QUANG NGUYỄN MINH QUANG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO MÔN HỌC CUNG CẤP ĐIỆN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN CH2010A Hà Nội – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN MINH QUANG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO MÔN HỌC CUNG CẤP ĐIỆN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.
- Công nghệ dạy học hiện đại và bài giảng điện tử.
- 18 1.2.1 Công nghệ 18 1.2.2 Quá trình dạy học 19 Luận văn thạc sĩ 4 1.2.2.1.
- Khái niệm quá trình dạy học 19 1.2.2.2.
- Các nhân tố cơ bản của quá trình dạy học.
- 20 1.2.3 Công nghệ dạy học 21 1.2.4 Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại 22 1.2.5 Tác dụng của công nghệ dạy học 24 1.2.6 Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại 24 1.2.7 Một số điểm cần lưu ý về công nghệ dạy học 25 1.3 Tiếp cận phương pháp dạy học qua bài giảng điện tử.
- Việc phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông, dạy học đa phương tiện vào quá trình dạy học hiện nay đang được chú trọng và phát triển.
- Công nghệ thông tin đang trở thành phương tiện dạy học được áp dụng ngày càng rộng rãi để làm tăng hiệu quả và hiệu suất của các bài giảng.
- Trong những thập niên gần đây, công nghệ dạy học hiện đại đã có bước phát triển nhảy vọt trên cơ sở công nghệ thông tin - truyền thông, mạng Internet.
- ở các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển đã hình thành các cơ sở đào tạo tin học hóa với các phần mềm dạy học hiện đại kết nối hệ thống máy tính, Internet.
- Trường Đại học sư phạm kỹ thuật NĐ đã và đang cố gắng đẩy mạnh triển khai việc đổi mới chương trình, giáo trình và các phương pháp dạy học trong tất cả các môn học và trong tất cả các hệ đào tạo bảo đảm phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của xã hội.
- Về phương pháp giảng dạy, với đặc thù là trường đào tạo các nghề về Điện có nhiều môn học có nội dung phức tạp, có tính trừu tượng hoá cao và cần cập nhật nhiều kiến thức công nghệ mới nên để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường đã đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, các thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích ứng dụng CNTT và các phương pháp giảng dạy mới vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học môn Cung cấp điện ở trường Đại học sư phạm kỹ thuật NĐ 3.2 Đối tượng nghiên cứu – Nội dung và chương trình môn học Cung cấp điện – Phương pháp giảng dạy môn học Cung cấp điện – Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Cung cấp điện 4.
- Tìm hiểu lý thuyết biên soạn bài giảng điện tử Luận văn thạc sĩ 13 – Phân tích nội dung, phương pháp dạy học môn học cung cấp điện – Nghiên cứu và khai thác một số phần mềm để xây dựng một số chương, bài cụ thể cho môn học cung cấp điện hệ Cao đẳng nghề chuyên ngành Hệ thống điện tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật NĐ 5.
- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng bài giảng môn Cung cấp điện theo yêu cầu đổi mới PPDH, đáp ứng các yêu cầu sư phạm có thể hỗ trợ tốt hoạt động dạy học của giáo viên, việc sử dụng bài soạn điện tử để giảng dạy môn học Cung cấp điện làm cho quá trình học của sinh viên được tích cực hoá nâng cao chất lượng dạy và học môn cung cấp điện 6.
- Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề, các đề tài này mới đưa ra một số các giải pháp về bồi dưỡng giáo viên, về đổi mới phương pháp dạy học.
- Ví dụ như dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề, dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm.
- CNTT tạo ra nhiều mô hình dạy học mới thay thế mô hình học tập trung như trước đây, cụ thể là: 1.
- Dạy học có sự trợ giúp của máy tính (Computer Based Training - CBT) 2.
- Dạy học qua mạng (Online Learning Tranining - OLT).
- Dạy học từ xa (Distance Learning) 4.
- Dạy học trên nền website(Web Basic Training - WBT) 5.
- Dạy học trên môi trường ảo (E-learning) Vì sao chúng ta cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học? Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin.
- nó tạo ra môi trường học có tính tương tác cao, thay đổi vai trò của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học.
- 1.2 Công nghệ dạy học hiện đại và bài giảng điện tử.
- 1.2.2 Quá trình dạy học 1.2.2.1 Khái niệm quá trình dạy học Trước hết ta cần làm rõ khái niệm: "Dạy học".
- Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp.
- Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của học sinh nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ.
- Luận văn thạc sĩ Các nhân tố cơ bản của quá trình dạy học.
- Quá trình dạy học bao gồm một số nhân tố cơ bản là.
- Mục đích, nhiệm vụ dạy học.
- Nội dung, phương pháp dạy học.
- Phương tiện kỹ thuật dạy học.
- Như vậy có thể tổng kết về quá trình dạy học như sau: Quá trình dạy học là một hệ thống hoàn chỉnh, trong đó tất cả các nhân tố cơ bản tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật nhất định nhằm đạt được nhiệm vụ dạy học.
- 1.2.3 Công nghệ dạy học Qua quá trình phân tích về quá trình dạy học có thể nhận thấy vai trò quan trọng của giáo viên (người hoạt động dạy) trong việc tổ chức quá trình học.
- Như vậy khi nói đến phương pháp dạy học là nói tới công nghệ dạy học, điều này đã được Lê Khánh Bằng thể hiện cụ thể: "Quá trình dạy học có thể xem như một quá trình công nghệ đặc biệt, một quá trình sản xuất những sản phẩm cao cấp tinh vi nhất (con người.
- [3, tr84] Theo nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Xuân Lạc, Công nghệ dạy học được hiểu theo hai nghĩa như sau: Theo nghĩa hẹp "Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ vào việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập" Luận văn thạc sĩ 21 Theo nghĩa rộng "Công nghệ dạy học là hệ thống các phương pháp, phương tiện và kỹ năng dạy học hỗ trợ quá trình dạy học" (Bài giảng nhập môn công nghệ dạy học hiện đại của Nguyễn Xuân Lạc) [5,tr2] "Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học với hiệu quả kinh tế cao" (Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) Hà Thị Đức - Lý luận dạy học đại học ) [6.tr149].
- Vậy công nghệ dạy học có thể hiểu một cách tổng quát chính là việc tổ chức quá trình của hoạt động dạy, hoạt động học đồng thời với việc tổ chức các thành tố khác có liên quan tham gia vào hoạt động dạy học đó.
- Khi nói đến dạy học theo một công nghệ chính là nói đến quá trình dạy học đã được thiết kế một cách tỉ mỉ, chia thành các nguyuên công và các quy tắc một cách chặt chẽ quy định bởi quá trình dạy học bao gồm việc tổ chức môi trường dạy- học, phương pháp dạy- học và phương tiện dạy học để đảm bảo đạt mục tiêu đào tạo.
- 1.2.4 Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại Vì "Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống phương tiện, phương pháp, kỹ năng mới tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định" [5, tr2].
- do vậy bản chất của công nghệ dạy học hiện đại được mô tả là sự kết hợp thành tựu của nhiều khoa học công nghệ khác nhau trong việc tổ chức quá trình dạy học bao gồm: đầu ra, đầu vào điều kiện, phương tiện, nội dung đầo tạo, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nhằm đạt mục đích đào tạo với chi phí tối ưu.
- GS Lê Khánh Bằng đã mô tả quá trình công nghệ theo một sơ đồ như sau : [3,tr88] Luận văn thạc sĩ 22 Hình 1.1 Sơ đồ bản chất của công nghệ dạy học hiện đại Đặc điểm của Công nghệ dạy học hiện đại.
- Đầu ra (mục tiêu) Đầu vào (học sinh) Điều kiện, phương tiện dạy học Nội dung đào tạo Hệ thống phương pháp Tiêu chuẩn đánh giá Đạt mục đích đào tạo với chi phí tối ưu Tổ chức khoa học quá trình dạy học Luận văn thạc sĩ 23 - Tính hệ thống hoá: Chương trình hoá hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xã hội, tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình.
- 1.2.5 Tác dụng của công nghệ dạy học * Ưu điểm.
- Nâng cao năng suất và chất lượng của quá trình dạy học - Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi.
- Luận văn thạc sĩ 24 Theo GS, một bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại còn được gọi là BGĐT cần đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản sau: [5,tr5.
- Luận văn thạc sĩ 25 1.3 Tiếp cận phương pháp dạy học qua bài giảng điện tử.
- Theo Lê Công Chiêm: "Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường Multimedia do máy tính tạo ra".
- Tóm lại, khi tổ chức hoạt động dạy học, BGĐT là một chương trình dạy học được giáo viên điều khiển theo một tiến trình dạy học thông qua việc sử dụng phối kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể với việc tổ chức hợp lý các hình thức dạy học để thực hiện nhiệm vụ dạy học.
- Luận văn thạc sĩ 27 Trong dạy học việc sử dụng đa phương tiện để truyền thông tin giữa thầy và trò trong quá trình dạy học sẽ mang lại hiệu quả rất cao vì đa phương tiện có thể tạo ra môi trường mô phỏng ảo, tăng hiệu quả của quá trình đạy học, tạo được hứng thú học tập, kích thích các giác quan của người học.
- Ứng dụng multimedia trong dạy học càng làm tăng vai trò của người thầy trong quá trình tổ chức, điều khiển quá trình hoạt động nhận thức của học sinh.
- Còn theo Wolfgag Ihber, phương tiện là thiết bị có mang ký hiệu được chế tạo ra có chủ ý về phương diện dạy học và được sử dụng một cách có lựa chọn nhằm truyền đạt thông tin đến người học.
- Ngoài những cách hiểu như trên thì Ngô Xuân Quyết còn đưa ra một khái niệm khác về phương tiện dạy học là: "Một tập hợp các khách thể đóng vai trò phù trợ để thực hiện mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục, huấn luyện gọi là phương tiện kỹ thuật dạy học".
- [8,tr8] Có thể thấy rằng các khái niệm về phương tiện dạy học, tuy chưa thực sự thống nhất nhưng mang một ý nghĩa chung là các vật thể hoặc tập hợp các vật thể được giáo viên sáng tạo ra một cách có chủ ý theo ý đồ sư phạm, mang một thông tin nào đó, được sử dụng một cách có chọn lọc trong quá trình dạy học nhằm truyền đạt thông tin đến người học.
- 1.3.2.4 Vai trò của phương tiện dạy học Luận văn thạc sĩ 28 Khi nghiên cứu về giáo dục học chúng ta đã biết một kết luận quan trọng, đó là: "Tính trực quan là tính chất có tính quy luật của quá trình nhận thức khoa học".
- Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học.
- Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
- Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp.
- Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
- Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy.
- Tóm lại, phương tiện dạy học góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò, tích cực hoá trong quá trình nhận thức của học sinh và phát triển tính sáng tạo, khả năng tư duy phù hợp với quy luật nhận thức của loài người: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
- [8,tr Các yêu cầu đối với phương tiện dạy học Phương tiện dạy học phải đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, gây được hứng thú cho học sinh và phù hợp với chuẩm mực sư phạm, thể hiện ở một số điểm như sau: Luận văn thạc sĩ 30 Tính khoa học sư phạm: Tính khoa học sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lương phương tiện dạy học.
- Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện.
- Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề.
- Nội dung cà cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.
- Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu tích cực của học sinh.
- Phương tiện dạy học phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến.
- Tính thẩm mỹ: Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức môi trường sư phạm.
- Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối.
- Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò hứng thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ tri thức toàn diện.
- Luận văn thạc sĩ 31 Tính kinh tế: Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trong khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu.
- Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất.
- Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp.
- Giáo án là một phương tiện bắt buộc đối với giáo viên trong hoạt động dạy học.
- Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri thức trong SGK hay trong giáo trình môn học, chủ yếu được trình bày dưới dạng văn bản đôi khi có sử dụng mô hình, bản vẽ trên giấy.
- Việc trình bày nội dung cần đảm bảo khai thác hết các ý tưởng nhằm phát huy tính tích cực tư duy nhận thức của HS, đồng thời cũng đảm bảo tính tương tác trong quá trình dạy học.
- Luận văn thạc sĩ 38  Biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học tíchh cực để có những minh hoạ, mô phỏng hoặc các tác động tích cực khác.
- 1.4 Thực trạng dạy học môn học Cung cấp điện tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định 1.4.1 Lịch sử phát triển của trường Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được thành lập theo quyết định số 05/2006/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
- Ba là: Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học.
- Cùng với việc tăng cường biên soạn chương trình, giáo trình, nhà trường cũng cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học nhằm tăng cường khả năng độc lập, sáng tạo của sinh viên.
- Ngày nay internet là một công cụ rất hữu hiệu để chia sẻ cũng như cập nhật những kiến thức cần thiết, bài giảng được đưa lên để người học có thể học trực tuyến qua internet vì vậy phải xây dựng bài giảng điện tử môn học cung cấp điện để đáp ứng nhu cầu học ngày càng cao của người học Kết luận chương 1: Trong chương 1 tác giả đã trình bày nội dung nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng bài giảng điện tử, trình bày về tổng quan soạn bài giảng điện tử, công nghệ dạy học hiện đại và bài giảng điện tử, tiếp cận phương pháp dạy học qua bài giảng điện tử và thực trạng dạy học môn cung cấp điện tại trường.
- Song song với xu thế đó là sự phát triển của các công nghệ dạy học hiện đại sử dụng các phần mềm dạy học, điều này đã tạo ra sự thay đổi rất lớn trong việc dạy học góp phần nâng cao chất lượng một cách rõ rệt.
- Dạy học theo phương pháp tiếp cận công nghệ giảm được thời gian truyền đạt lý thuyết, tăng khối lượng kiến thức trong một tiết giảng.
- Qua các ý kiến nhận định, đánh giá trên đây, có thể thấy rằng sử dụng BGĐT trong dạy học là hướng đi đúng, góp phần đổi mới phương pháp từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đánh giá vai trò của CNTT trong dạy học và việc cấp thiết phải đổi mới PPDH hiện nay.
- Đánh giá vai trò của công nghệ dạy học hiện đại và việc sử dụng BGĐT trong đổi mới PPDH là một hướng đi đúng để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Việc sử dụng BGĐT trong dạy học giúp minh hoạ một cách trực quan hoá và cụ thể hoá.
- Các loại lưới điện Luận văn thạc sĩ 76 Kết quả của phương pháp nghiên cứu thực tiễn bước đầu đã chứng tỏ rằng vận dụng BGĐT trong dạy học có tính khả thi đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao hứng thú nhận thức, phát triển tư duy và phát triển kỹ năng nghề cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
- Một số kiến nghị Nếu xây dựng và sử dụng BGĐT môn Cung cấp điện theo quan điểm dạy học hiện đại đáp ứng các yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt hoạt động dạy của giáo viên và tích cực hoá quá trình học của học sinh.
- Tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện BGĐT cho các chương còn lại của môn học Cung cấp điện để đưa vào giảng dạy trực tiếp,nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Cung cấp điện tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật NĐ tiến tới có thể đưa lên giảng dạy qua mạng ở các trường khác.
- Nhà trường cần tạo điều kiện đầu tư cải thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc dạy học bộ môn.
- Nguyễn Xuân Lạc, Bài giảng nhập môn công nghệ dạy học hiện đại, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2008), Lý luận dạy học đại học.
- Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học Vật lý, NXB GD.
- Ngô Xuân Quyết (1985), Phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại trong nhà trường quân sự, Học viện KTQS, Hà Nội.
- Tô Xuân Giáp, (1997), Phương tiện dạy học NXB Giáo dục 10.
- Lê Thanh Nhu (2004), Bài giảng lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi, Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp (Tập 1, tập 2, NXB Giáo dục.
- V.Ôkôn (1978), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXBGD Hà Nội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt