« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề may và thiết kế thời trang tại Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN KHẮC NGỌC HÂN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TỪ SƠ CẤP NGHỀ LÊN TRUNG CẤP NGHỀ NGHỀ MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỂ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ HÙNG VƯƠNG CHUYÊN SÂU: QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO I.1.
- TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.
- Lý thuyết về xây dựng chương trình đào tạo.
- Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo.
- Các phương pháp tiếp cận khi xây dựng chương trình đào tạo.
- Các loại chương trình đào tạo.
- Phát triển chương trình đào tạo.
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG.
- Các khái niệm cơ bản về đào tạo liên thông.
- Mục đích và ý nghĩa của đào tạo liên thông.
- Quan điểm tiếp cận khi xây dựng chương trình đào tạo liên thông.
- Các thành tố để đảm bảo mục tiêu đào tạo liên thông.
- Các yếu tố liên thông.
- Đào tạo liên thông và hệ thống đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới.
- Đào tạo liên thông và những định hướng phát triển dạy nghề tại Việt Nam.
- Tổng quan về hệ thống đào tạo nghề.
- TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY NƯỚC TA.
- Thực trạng ngành dệt may nước ta.
- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.
- TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
- Tình hình đào tạo nghề tại Tp.HCM.
- Quá trình hình thành và phát triển.
- Về ngành nghề đào tạo.
- Định hướng phát triển của trường đến năm 2020.
- NHU CẦU HỌC LIÊN THÔNG CỦA HỌC VIÊN.
- 80 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TỪ SƠ CẤP NGHỀ LÊN TRUNG CẤP NGHỀ NGHỀ MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG III.1.
- PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRUNG CẤP NGHỀ NGHỀ MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG.
- Về mục tiêu đào tạo.
- Danh mục các môn học, mô đun và thời gian đào tạo.
- Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để xác định.
- chương trình dạy nghề.
- Phân tích chương trình đào tạo nghề May và thiết kế thời trang tại trường TCN KTCN Hùng Vương.
- Về thời gian đào tạo của các khóa học.
- So sánh giữa chương trình sơ cấp nghề và trung cấp nghề nghề May và thiết kế thời trang.
- Các môn học có cùng nội dung và số giờ tương đương giữa chương trình sơ cấp nghề và trung cấp nghề.
- Các môn học có cùng nội dung nhưng số giờ chênh lệch nhau giữa chương trình sơ cấp nghề và trung cấp nghề.
- Các môn học chỉ có ở chương trình và trung cấp nghề nghề May và Thiết kế thời trang.
- Xây dựng chương trình liên thông từ Sơ cấp lên Trung cấp nghề May và Thiết kế thời trang.
- Mục tiêu đào tạo.
- Danh mục môn học, mô đun, và thời gian đào tạo.
- Sơ đồ mối liên hệ giữa các môn học và mô đun đào tạo.
- Đánh giá của chuyên gia về khả năng ứng dụng của chương trình.
- Hướng phát triển đề tài.
- Xin chân thành cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu, phòng đào tạo, bộ môn Nữ công của trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương đã giúp đỡ, cung cấp số liệu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Người nghiên cứu Nguyễn Khắc Ngọc Hân 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những gì tôi viết trong luận văn này là do sự tìm tòi và nghiên cứu của bản thân.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của tác giả khác nếu có đều trích dẫn nguồn gốc.
- Người nghiên cứu Nguyễn Khắc Ngọc Hân 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 CN Công nghệ 2 CS Cơ sở 3 GD Giáo dục 4 HD Hướng dẫn 5 TCN KTCN Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ 6 TK Thiết kế 7 TKTT Thiết kế thời trang 8 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.3 Nội dung các môn học trong môn đun đào tạo Bảng 1.4 Các môn học trong chương trình kiểu kết hợp Bảng 2.1 Nhu cầu đào tạo mới lao động dệt may giai đoạn 2008-2020 Bảng 2.2 Xu hướng phát triển về cơ cấu 16 nhóm ngành nghề năm 2010 Bảng 2.4 Nhu cầu nhân lực về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2010 Bảng 2.7 Đội ngũ giáo viên nhà trường (chưa kể giáo viên thỉnh giảng) Bảng 2.9 Tỷ lệ các lý do chọn nghề đang theo học Bảng 2.11 Tỷ lệ về ý định của học viên sau khi hoàn thành khóa học Bảng 2.13 Tỷ lệ nguyện vọng học liên thông Bảng 2.15 Tỷ lệ hình thức tổ chức học tập liên thông Bảng 3.1 Bảng liệt kê các môn học có cùng nội dung và số giờ giữa hai chương trình Bảng 3.2 Bảng liệt kê các môn học có nội dung nhưng có số giờ chênh lệch nhau giữa hai chương trình Bảng 3.3 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Hình 1.2 Sơ đồ tiến trình xây dựng chương trình đào tạo Hình 1.5 Quy trình phát triển chương trình đào tạo nghề Hình 1.6 Phân tích nghề theo phương pháp truyền thống Hình 1.7 Phân tích nghề theo phương pháp Dacum Hình 1.8 Hệ thống đào tạo nghề Trung Quốc Hình 1.9 Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay Hình 2.3 Biểu đồ xu hướng phát triển 16 ngành nghề năm 2010 Hình 2.5 Biều đồ nhu cầu cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2010 Hình 2.6 Nhu cầu nhân lực theo ngành nghề giai đoạn 2011-2015 Hình 2.8 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường TCN KTCN Hùng Vương Hình 2.10 Biểu đồ tỷ lệ các lý do chọn nghề đang theo học Hình 2.12 Biểu đồ tỷ lệ về ý định của học viên sau khi hoàn thành khóa học Hình 2.14 Biểu đồ tỷ lệ nguyện vọng học liên thông Hình 2.16 Biểu đồ tỷ lệ hình thức tổ chức học tập liên thông Hình 3.4 Biểu đồ tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài: Ngày nay, thời đại của toàn cầu hóa, của hội nhập, là một tất yếu khách quan theo xu thế của sự phát triển.
- Toàn cầu hóa, hội nhập đó cũng chính là quá trình cạnh tranh, cạnh tranh để góp phần vì sự phát triển của toàn cầu.
- Để gia tăng tính cạnh tranh đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm, phải tăng năng suất, vì thế việc tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố vô cùng quan trọng.
- Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạng lưới cơ sở dạy nghề ở nước ta đã có những phát triển đáng kể, hệ thống cơ sở dạy nghề đa dạng, phát triển theo hướng quy hoạch.
- Hiện nay, mạng lưới dạy nghề Việt Nam đào tạo theo ba trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
- Ở hệ Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên, hệ thống dạy nghề đã có những bước phát triển mới, đối tượng học nghề được mở rộng ra ở nhiều thành phần.
- Vì thế, Một số mục tiêu của giáo dục Việt Nam giai đoạn 2008-2020 đã nêu lên giáo dục nghề nghiệp cần có những bước chuyển mới: “Tạo bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động trong độ 7 tuổi được đào tạo đạt 70% vào năm 2020 từ trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp và cao đẳng.
- Một hệ thống giáo dục được tái cấu trúc với phân luồng và liên thông mạnh mẽ.
- Giáo dục nghề nghiệp được tiếp tục phát triển để có đủ khả năng tiếp nhận 10% năm 2010, 20% năm 2015 và 30% năm 2020 số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học một ngành, nghề và có thể tiếp tục học các trình độ cao hơn khi có điều kiện.
- đến 2020 có khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.” [9] Hiện nay đào tạo liên thông là một trong những vấn đề trọng tâm trong quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay và đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới.
- Loại hình đào tạo liên thông là một loại hình đào tạo có nhiều ưu điểm, đó là tạo điều kiện cho người học có điều kiện nâng cao kiến thức, nhất là đối với những người đang công tác để họ có thể vừa học vừa làm, giúp cho họ có cơ hội vươn lên để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chuyên môn, cũng như tay nghề trong nền kinh tế thị trường.
- Việc tổ chức học liên thông tạo điều kiện cho những sinh viên không đủ điều kiện bước trực tiếp vào những bậc học cao hơn, được tiếp tục thực hiện ước mơ của mình bằng quyết tâm và ý chí vươn lên.
- Đào tạo liên thông nếu được tổ chức chặt chẽ thì những sinh viên ra trường sau khi được đào tạo liên thông đều có thể đạt trình độ tốt, là những người có kiến thức đầy đủ, có khả năng đáp ứng thị trường lao động.
- Đào tạo liên thông đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội hiện nay.
- Ngành dệt may là một trong những thế mạnh ở lĩnh vực xuất khẩu của nước ta.
- Để tồn tại và phát triển ngành dệt may nước ta cần có những giải pháp, trong đó giải pháp vể nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng.
- Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ngành Dệt May đến năm 2020 của bộ Công thương: “Nâng cao số lượng và chất lượng lực lượng lao động là giải pháp phát triển bền vững và lâu dài của ngành Dệt May, trong đó đào tạo giữ 8 vai trò đặc biệt quan trọng để phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyển dịch sản xuất dệt may từ các nước công nghiệp phát triển đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Phát triển nguồn nhân lực dệt may phải tính đến yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế.
- nhu cầu phát triển của đất nước cũng như doanh nghiệp.
- Phát triển ngành Dệt May trước hết tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, công nhân lành nghề.
- Phát triển nguồn nhân lực dệt may phải đảm bảo đủ số lượng công nhân, kỹ thuật viên phục vụ nhu cầu phát triển toàn ngành.” [11] Lao động ngành may phải có kiến thức toàn diện để có thể thực hiện sản xuất một cách khoa học và nghệ thuật để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Nếu như trước đây lao động ngành may chỉ tham gia các khóa ngắn hạn, đáp ứng cho nhu cầu việc làm trước mắt, thì với loại hình đào tạo liên thông từ Sơ cấp lên Trung cấp họ sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp, họ sẽ được học thêm những kiến thức và kỹ năng ở bậc cao hơn mà không cần phải học lại những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành mà họ đã có trước đó.
- Loại hình đào tạo liên thông nghề May và Thiết kế thời trang từ Sơ cấp lên Trung cấp cũng sẽ góp phần cải thiện số lượng và chất lượng học sinh vào hệ Trung cấp nghề, là mức trình độ mà xã hội ta hiện nay có nhu cầu rất lớn, đồng thời đáp ứng nhu cầu được học suốt đời, tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
- Vì vậy xây dựng loại hình đào tạo liên thông nghề May và thiết kế thời trang từ Sơ cấp lên Trung cấp sẽ tạo điều kiện đa dạng các loại hình đào tạo nhân lực ngành may là việc làm rất cần thiết.
- Đó là các lý do mà người nghiên cứu chọn thực hiện đề tài: “Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ Sơ cấp nghề lên Trung cấp nghề nghề May và Thiết kế thời trang tại Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương” 9 2.
- Mục đích nghiên cứu: Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc sơ cấp nghề lên trung cấp nghề nghề May và Thiết kế thời trang nhằm mở rộng quy mô và năng lực đào tạo cho trường Trung cấp nghề Kỹ Thuật Công Nghệ (TCN KTCN) Hùng Vương trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng lao động ngành may, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của thành phố và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
- Đối tượng nghiên cứu: Chương trình liên thông từ bậc sơ cấp nghề lên trung cấp nghề nghề May và Thiết kế thời trang tại trường TCN KTCN Hùng Vương.
- Khách thể nghiên cứu: Chương trình hệ sơ cấp nghề nghề May và Thiết kế thời trang tại trường TCN KTCN Hùng Vương và Chương trình khung nghề May và Thiết kế thời trang trình độ trung cấp nghề.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Các nhiệm vụ được nghiên cứu trong đề tài.
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát nhu cầu nhân lực ngành may tại thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát nhu cầu học liên thông từ bậc sơ cấp nghề lên trung cấp nghề nghề May và Thiết kế thời trang tại trường TCN KTCN Hùng Vương.
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng chương trình liên thông từ bậc sơ cấp nghề lên trung cấp nghề nghề May và Thiết kế thời trang tại trường TCN KTCN Hùng Vương.
- Nhiệm vụ 4: Bước đầu đánh giá khả năng ứng dụng của chương trình thông qua việc lấy ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn.
- phát triển chương trình đào tạo và các doanh nghiệp (chưa thực nghiệm áp dụng chương trình).
- Xây dựng chương trình đào tạo liên thông nghề May và Thiết kế thời trang từ bậc sơ cấp nghề lên trung cấp nghề tại trường TCN KTCN Hùng Vương.
- 10 - Chương trình chưa được thực nghiệm để tăng phần khẳng định về tính khách quan và hiệu quả.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- các văn kiện, văn bản pháp lý liên quan đến đào tạo liên thông.
- Các tài liệu, sách tham khảo về xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo liên thông, phân tích nghề, mô đun.
- Các chương trình đào tạo liên thông.
- Phương pháp phân tích: dùng để phân tích những số liệu thu thập được cũng như phân tích hai chương trình May và Thiết kế thời trang trình độ sơ cấp nghề và trung cấp nghề để làm luận cứu cho đề tài.
- Phương pháp khảo sát.
- Phiếu khảo sát nhu cầu học liên thông − Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp khảo sát, phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, phương pháp phân tích để phân tích, tổng hợp xử lý số liệu thu thập được qua các cuộc khảo sát điều tra, trên cơ sở những số liệu này người nghiên cứu sẽ đưa ra những nhận định cũng như kết luận của mình • Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: do thời gian nghiên cứu không cho phép thực nghiệm chương trình nên người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để đánh giá khả năng áp dụng vào thực tế của chương trình .
- Những giá trị đóng góp của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài là chương trình đào tạo liên thông từ bậc sơ cấp nghề lên trung cấp nghề nghề May và Thiết kế thời trang khả thi phù hợp với hoàn cảnh và tình hình thực tế hiện nay của nhà trường.
- Cấu trúc luận văn: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG  Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo  Chương II: Khảo sát thực trạng  Chương III: Xây dựng chương trình đào tạo liên thông PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo Phụ lục

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt