« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu triển khai việc giảng dạy môn cơ kỹ thuật tại trường cao đẳng nông lâm Bắc Giang


Tóm tắt Xem thử

- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Nguyễn Văn Tuấn NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI VIỆC GIẢNG DẠY MÔN CƠ KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ Hà Nội – Năm 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- Nguyễn Văn Tuấn NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI VIỆC GIẢNG DẠY MÔN CƠ KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM BẮC GIANG Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật Cơ khí LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.
- Lê Thượng Hiền Hà Nội – Năm 2010 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong đề tài “Nghiên cứu triển khai việc giảng dạy môn cơ kỹ thuật tại Trường cao đẳng nông lâm Bắc giang” chưa từng được bảo vệ ở bất cứ hội đồng nào.
- Những kết quả báo cáo trong luận văn do tác giả điều tra hoặc thống kê, nghiên cứu tại đơn vị.
- Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Tác giả Nguyễn Văn Tuấn 4 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, các Giáo sư, Giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học SPKT Cơ khí khóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được nghiên cứu, thực hiện đề tài này.
- Xin cảm ơn toàn thể các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình quan tâm động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
- Lê Thượng Hiền – Trưởng khoa Công nghệ Cơ khí Trường Đại học Điện lực, người trực tiếp hướng dẫn và dành nhiều thời gian, công sức và trí tuệ để chỉ dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Do điều kiện về thời gian cũng như hạn chế về trình độ của bản thân, thên vào đó vấn đề nghiên cứu còn nhiều mới mẻ và liên quan tới nhiều vấn đề, do đó luận văn không tránh khỏi thiếu sót.
- Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, bổ xung của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
- Sau khi hoàn thành luận văn, tác giả sẽ cố gắng để đề nghị áp dụng những vấn đề tác giả đã nghiên cứu vào thực tế giảng dạy tại Trường nơi tác giả công tác.
- Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Tác giả Nguyễn Văn Tuấn 5MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Quy ước viết tắt các thuật ngữ 7 Danh mục các bảng 8 Danh mục các hình vẽ, đồ thị 10 MỞ ĐẦU 11 Chương 1 – Thực trạng đào tạo môn cơ kỹ thuật tại trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang 15 1.1.
- Vài nét tổng quan về trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang 15 1.1.1.
- Ngành Cơ điện nông nghiệp 18 1.2.1.
- Nhiệm vụ đào tạo 18 1.2.2.
- Đội ngũ giảng viên 18 1.2.3.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 20 1.3.
- Nội dung chương trình đào tạo môn Cơ kỹ thuật 22 1.3.1.
- Mục tiêu môn học 22 1.3.2.
- Đề cương môn học 25 1.3.3.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá 25 Kết luận chương 1 25 Chương 2 – Các giải pháp triển khai việc giảng dạy môn cơ kỹ thuật 27 6tại trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang 2.1 .
- Phương pháp giảng dạy 27 2.1.1.
- Khái quát về phương pháp dạy học 27 2.1.2.
- Hệ thống các phương pháp dạy học 29 2.2.
- Phân bố nội dung chương trình 34 Kết luận chương 2 34 Chương 3: Ứng dụng một số phần mềm trong mô phỏng bài giảng môn Cơ kỹ thuật 35 3.1.
- Các xu hướng phần mềm hỗ trợ giảng dạy 35 3.1.1.
- Sử dụng một số phần mềm điển hình để giảng dạy môn học 58 3.2.1.
- Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu, triển khai giảng dạy môn Cơ kỹ thuật.
- Một số bài giảng mẫu trong chương trình giảng dạy môn Cơ kỹ thuật 58 Kết luận chương 3 81 Chương 4: Thực nghiệm sư phạm 82 4.1.
- CĐNN Cơ điện nông nghiệp 2.
- CKT Cơ kỹ thuật 3.
- CĐNLBG Cao đẳng Nông lâm Bắc giang 4.
- GV Giảng viên 5.
- SV Sinh viên 6.
- KTV Kỹ thuật viên 7.
- GD Giáo dục 8.
- GD- ĐT Giáo dục- Đào tạo 9.
- PPDH Phương pháp dạy học 10.
- KHKT Khoa học kỹ thuật 11.
- QTDH Quá trình dạy học 13.
- TDKT Tư duy kỹ thuật 14.
- PP Phương pháp 8 DANH MỤC CÁC BẢNG TT BẢNG SỐ TÊN BẢNG 1.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên trong Khoa CĐNN2.
- Bảng 1.2 Trình độ nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giảng viên trong Khoa CĐNN 3.
- Bảng 1.3 Cơ sở vật chất được trang bị tại xưởng 4.
- Bảng 1.4 Kết quả đánh giá ý nghĩa của môn học tại khoa CĐNN 5.
- Bảng 1.5 Kết quả mức độ hứng thú của SV đối với môn học 6.
- Bảng 1.6 Bảng mức độ phù hợp của nội dung môn học và sự phát triển của KHKT 7.
- Bảng 1.7 Kết quả thăm dò giảng viên và sinh viên về mức độ sử dụng phương tiên giảng dạy môn học 8.
- Bảng 4.1 Bảng phân phối số sinh viên (Fi) đạt điểm (Xi).
- Bảng 4.2 Từ bảng phân phối trên ta có bảng tần suất (Fi%) 10.
- Bảng 4.3 Từ hai bảng trên có bảng tần suất hội tụ tiến (Fi.
- Bảng 4.4 Tính V,,2σσcho lớp đối chứng.
- Bảng 4.5 Tính V,,2σσcho lớp thử nghiệm 13.
- Bảng 4.6 Bảng so sánh 14.
- Bảng 4.7 Bảng phân phối số sinh viên (Fi) đạt điểm (Xi).
- Bảng 4.8 Từ bảng phân phối trên ta có bảng tần suất (Fi%) 16.
- Bảng 4.9 Từ hai bảng trên có bảng tần suất hội tụ tiến (Fi.
- Bảng 4.10 Tính V,,2σσcho lớp đối chứng.
- Bảng 4.11 Tính V,,2σσcho lớp thử nghiệm 19.
- Bảng 4.12 Bảng so sánh 10 DANH MỤC CÁC HÌNH TT HÌNH SỐ TÊN HÌNH 1.
- Định hướng đào tạo nghề Theo định hướng đổi mới giáo dục của Đảng, trong những năm tới, phát triển đào tạo nghề phải gắn liền với phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ khoa học- công nghệ, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền.
- Chiến lược phát triển giáo dục đã xác định ra mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, trong đó chú trọng phát triển nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ học vấn cao dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp: “Giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là đổi mới và chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự làm việc, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên kết với việc làm và liên thông với các trình độ đào tạo khác” Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động mạnh tới nội dung lao động kỹ thuật trong sản xuất, dịch vụ, đòi hỏi người lao động có năng lực hoạt động thích ứng với kỹ thuật cao.
- Như vậy hệ thống đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp phải hết sức coi trọng các hoạt động thực hành để nâng cao kỹ năng hoạt động của người lao động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống xã hội.
- Đào tạo nghề theo định hướng kinh tế thị trường, có nhiều thành phần kinh tế dưới sự quản lý của nhà nước là nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của thị trường lao động, 12nhu cầu tự do lựa chọn nơi làm việc, tự do tuyển lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và những quy định của bộ luật lao động.
- Từ đó đào tạo nghề cần tác động mạnh và giảm thiểu tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu của thị trường lao động.
- Đào tạo nghề không những cần tăng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng đào tạo ở tất cả các loại hình đào tạo.
- Bài học lớn nhất cho sự thành công của giáo dục Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua chính là sự quán triệt nguyên lý giáo dục của Đảng thể hiện trong thực tiễn sinh động “Học đi đôi với hành.
- giáo dục kết hợp với sản xuất.
- giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
- Như vậy, giáo dục và đào tạo trong đó có sự nghiệp đào tạo cử nhân thực hành cơ điện nông nghiệp là mục tiêu không những của ngành giáo dục, ngành nông nghiệp nói riêng mà còn là của toàn xã hội nói chung bởi lẽ đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền nông nghiệp gắn liền với máy móc và rộng ra là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đáp ứng ngày càng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
- Để đáp ứng được mục tiêu trên thì trong hoạt động đào tạo cần phải có sự đổi mới cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu khoa học vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực trạng dạy và học môn “Cơ kỹ thuật” tại Trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang.
- Môn Cơ kỹ thuật được giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất Khoa Cơ điện nông nghiệp của Nhà trường được dạy sau các môn cơ bản.
- Môn học đưa ra phương pháp tiếp cận về tĩnh học, động học, động lực học qua đó làm nền tảng cho những môn học chuyên ngành tiếp theo.
- Hoạt động dạy và học môn học tại Trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang trong những năm qua theo hướng sau: 13Hoạt động dạy: Môn cơ kỹ thuật là môn học kỹ thuật chuyên ngành trong chương trình giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất, trong thời gian qua Nhà trường lấy phương pháp giảng dạy truyền thống để giảng dạy cho sinh viên theo đó: Giáo viên thuyết trình giảng giải nội dung học tập kết hợp với các giáo trình và tài liệu tham khảo của môn học lấy nguồn từ các trường kỹ thuật như Trường Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Xây Dựng, Đại học Giiao thông vận tải… và bài giảng môn học Cơ kỹ thuật do tập thể giảng viên trong Khoa biên soạn.
- Hoạt động học: Sinh viên nghiên cứu học tập môn học theo hình thức học niên chế, thời khóa biểu được sắp xếp theo học kỳ.
- trong mỗi bài học giáo viên sẽ hướng dẫn cho sinh viên nghiên cứu tài liệu, phương pháp học tập và bài tập vận dụng kiến thức trên lớp qua đó Sinh viên làm chủ được nội dung bài học và vận dụng những kiến thức đã học để giải các bài tập về nhà và áp dụng vào thực tế kỹ thuật.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đề xuất những giải pháp đổi mới cho việc giảng dạy môn Cơ kỹ thuật tại trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang theo hướng đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy cụ thể là ứng dụng một số phần mềm trong thiết kế mô hình bài giảng như Autocad.
- Solidwork và phần mềm Powerpoint trong thiết kế trình chiếu bài giảng điện tử phục vụ giảng dạy.
- Hoàn thiện cấu trúc chương trình môn học Cơ kỹ thuật của bộ môn Cơ điện theo hướng tiếp cận từ nhiều nguồn thông tin qua các thiết bị trong sản xuất và đời sống.
- Xây dựng nội dung cụ thể cho môn học Cơ kỹ thuật 3.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phân tích quá trình dạy học môn Cơ kỹ thuật tại trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang 14- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung, phương pháp cũng như đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn Cơ kỹ thuật tại trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang 4.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu nội dung, tài liệu về công nghệ dạy học hiện đại, lý luận dạy học chuyên ngành.
- Khảo sát thực trạng giảng dạy môn Cơ kỹ thuật tại trường Cao đẳng Nông lâm Bắc giang và đề xuất giải pháp.
- Xây dựng chương trình tổng quát môn học, xác định mục tiêu và cấu trúc nội dung môn học theo quan điểm dạy học mới.
- Vận dụng công nghệ dạy học hiện đại vào giảng dạy, xây dựng một số bài giảng điển hình của môn học.
- Thực nghiệm môn học 5.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung môn học, nghiên cứu quan điểm về công nghệ dạy học hiện đại trong lý luận dạy học chuyên ngành.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phiếu điều tra trên đối tượng là sinh viên và giảng viên kỹ thuật, đồng thời tiến hành quan sát trực tiếp thông qua việc dự lớp để khảo sát thực trạng giảng dạy của môn học.
- PP chuyên gia: lấy ý kiến của giảng viên giảng dạy, về nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy.
- 15Chương 1 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO MÔN CƠ KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM BẮC GIANG 1.1.
- Vài nét tổng quan về Trường Cao đẳng Nông Lâm Bắc giang 1.1.1.
- Giới thiệu chung Trường Cao đẳng Nông - Lâm đóng trên địa bàn xã Bích Sơn - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang, là trường Cao đẳng công lập nằm trong hệ thống giáo dục Đại học Việt nam, là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập theo quyết định số 125/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 05 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp Trung ương (được thành lập năm 1959) Trường có chức năng và nhiệm vụ là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cử nhân cao đẳng, kỹ thuật viên trung học và công nhân nghề về kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đáp ứng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn góp phần tích cực cho sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Bên cạnh đó nhà trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
- Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường Cao đẳng Nông - Lâm luôn là cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng cung cấp cán bộ kỹ thuật cho cả nước.
- Trường không ngừng phát triển về quy mô, ngành nghề đào tạo, đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Từ khi thành lập đến nay, Trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là một trong các trường dẫn đầu phong trào thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt