« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số tại Trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ


Tóm tắt Xem thử

- Hoàng Thị Minh Hồng XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT SỐ TẠI TRƯỜNG CĐCN SAO ĐỎ CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy (kỹ thuật) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- LÊ THANH NHU HÀ NỘI - 2010 LỜI CẢM ƠN Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc khẩn trương, với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS Lê Thanh Nhu (khoa Sư phạm kỹ thuật, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) đến nay luận văn “ Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số tại trường CĐCN Sao Đỏ” của tôi đã hoàn thành.
- Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thày, cô trong khoa Sư phạm kỹ thuật, viện đào tạo và bồi dưỡng sau đại học- trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các thày cô trong ban giám hiệu và khoa Điện Tử - Tin học trường CĐCN Sao Đỏ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2010 Hoàng Thị Minh Hồng - 1 - môc lôc Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT SỐ .
- MỘT SỐ XU THẾ CỦA DẠY HỌC HIỆN ĐẠI .
- QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ.
- Khái niệm tích hợp.
- Phân loại tích hợp .
- Đặc điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp .
- Nguyên tắc dạy học theo quan điểm tích hợp .
- BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ .
- Công nghệ dạy học hiện đại.
- Bài giảng điện tử theo công nghệ dạy học hiện đại .
- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC..
- Phương tiện dạy học (PTDH) [10, tr .
- Vai trò của phương tiện dạy học.
- Yêu cầu đối với phương tiện dạy học [10, tr7].
- Sử dụng phương tiện dạy học [10, tr7-8].
- KẾT LUẬN CHƯƠNG I CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TẠI TRƯỜNG CĐCN SAO ĐỎ .
- THỰC TRẠNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ.
- THỰC TRẠNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY TẠI KHOA ĐIỆN TỬ - TRƯỜNG CĐCN SAO ĐỎ .
- Thực trạng việc xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học môn kỹ thuật số theo quan điểm tích hợp .
- Thực trạng dạy học môn kỹ thuật số theo quan điểm tích hợp tại trường cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ.
- KẾT LUẬN CHƯƠNG II CHƯƠNG III: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT SỐ .
- CÁC YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP .
- Một số giải pháp về việc chuẩn bị giáo án điện tử theo quan điểm tích hợp sao cho hiệu quả trong đào tạo nghề [6, tr .
- Cấu trúc một bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp.
- XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP ĐỐI VỚI MÔN HỌC KỸ THUẬT SỐ .
- Đặc điểm môn học kỹ thuật số ngành điện tử.
- Các bước xây dựng bài giảng điện tử theo định hướng tích hợp đối với môn học kỹ thuật số .
- Một số công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử.
- Xây dựng bài giảng môn kỹ thuật số theo quan điểm tích hợp bằng Microsoft Powerpoint .
- Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số .
- CAI (Computer Aided / Assisted Instruction): Dạy học có hỗ trợ máy tính.
- IT (Instuctional Technology): Công nghệ giảng huấn (Công nghệ dạy học.
- PTDH: Phương tiện dạy học - 4 - danh môc c¸c b¶ng biÓu vµ h×nh vÏ minh ho¹ Hình 1.1.
- Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại Hình 1.2.
- Mô hình mối quan hệ dạy - học cơ bản theo Hortsch Hình 1.3.
- Mô hình công nghệ dạy học Hình 1.5.
- Mô hình dạy học theo lý thuyết học tập của Heimann Hình 1.6.
- Mô hình dạy học theo Frank Hình 1.7.
- Mô hình dạy học của Ihber (1982) Hình 2.1.
- Cấu trúc một bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp Hình 3.2.
- Kỹ thuật thể hiện cấu trúc rõ ràng Hình 3.9.
- Kỹ thuật thể hiện một chủ đề trên nhiều Slide Hình 3.10.
- Thông tin về cỡ chữ - 5 - Hình 3.11.
- Bảng 2.1: Các ngành nghề đào tạo tại trường CĐCN Sao Đỏ Bảng 2.2: Chương trình khung môđun đào tạo môn học kỹ thuật số trình độ cao đẳng nghề điện tử dân dụng.
- Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học đã và đang được các giáo viên quan tâm.
- Những môn học kỹ thuật nói chung và những môn học ngành Điện tử nói riêng là những môn học khó, trừu tượng đòi hỏi tư duy sâu do đó việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương tiện dạy học nhằm trực quan hoá và làm cho bài giảng sinh động là một vấn đề rất cần thiết.
- Có rất nhiều phần mềm tin học trợ giúp đã ra đời khi dạy học cho ngành Điện tử như: Orcad, EWB, Protues.
- tạo điều kiện cho khả năng mở rộng, tư duy kiến thức của người học.
- Tuy nhiên, trong dạy học truyền thống, lý thuyết và thực hành tách rời tạo một khoảng cách mà người học khó tiếp nhận, vì vậy một giải pháp có tính khả thi là dạy học theo quan điểm tích hợp mà điển hình là việc xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học môn kỹ thuật số của ngành điện tử theo quan điểm tích hợp sẽ làm - 7 - giảm được một cách đáng kể kinh phí để chế tạo đồ dùng học tập khác đồng thời tiết kiệm được thời gian cho việc chế tạo, người học có thể trực quan một cách rõ nét những hình ảnh động thực tế của thiết bị từ đó giúp người học hiểu sâu hơn kiến thức và có khả năng đáp ứng được xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật sau khi ra trường.
- Vì thế, luận văn này nghiên cứu: “Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số tại trường Cao đẳng công nghiệp Sao đỏ” với mong muốn tìm ra được giải pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong sự nghiệp giáo dục.
- Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn Kỹ thuật số tại trường CĐCN Sao Đỏ nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
- Đối tượng nghiên cứu: phương tiện dạy học hiện đại và một số công cụ xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số tại trường Cao đẳng công nghiệp Sao đỏ.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học.
- Đánh giá thực trạng xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số tại trường Cao đẳng công nghiệp Sao đỏ.
- Tìm hiểu và phân tích đặc điểm một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử.
- Vận dụng xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số tại trường Cao đẳng công nghiệp Sao đỏ.
- Nếu xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho giáo viên trường Cao đẳng công nghiệp Sao đỏ trong dạy học môn kỹ thuật số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Chương I: Cơ sở lý luận của việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số.
- Chương II: Thực trạng xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp tại trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ.
- Chương III: Xây dựng bài giảng điện tử theo quan điểm tích hợp trong dạy học môn kỹ thuật số.
- 9 - CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT SỐ.
- MỘT SỐ XU THẾ CỦA DẠY HỌC HIỆN ĐẠI.
- Chương trình dạy học hiện đại có những phần cơ bản, cốt lõi và chuẩn mực bắt buộc (phần cứng) mà người học phải cố gắng chiếm lĩnh và thích ứng nhưng phần này cần phải tinh gọn và được chọn lọc chính xác.
- Nhờ tính chất linh hoạt này, dạy học vừa thực hiện hiệu quả chức năng phát triển (tạo dạng và định hướng cho sự phát triển) vừa tạo điều kiện và khuyến khích việc học độc lập ngay trong quá trình học chính qui cũng như bên ngoài nhà trường.
- Việc phát triển chương trình và phương pháp dạy học cần chú ý nhiều hơn tới khả năng học độc lập của người học ngay trong quá trình dạy học.
- Chương trình có thể được cấu trúc và tổ chức đa dạng hơn, phong phú hơn, dãn rộng hơn tầm hạn giữa học vấn tối thiểu và học vấn tối đa, mở rộng hơn các lĩnh vực học tập và các hình thức học tập (học theo bài, học theo môđun, học theo chủ đề, học theo dự án và những cách khác) sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu học độc lập theo tiếp cận cá nhân hoá, cá thể hoá trong dạy học cũng như mở rộng các cơ hội học tập và khả năng lựa chọn của người học.
- Bên cạnh đó, những chương trình linh hoạt và cơ động như vậy cũng có hiệu quả cao bồi dưỡng kỹ năng và nhu cầu học độc lập của người học ngay trong quá trình dạy học chính qui.
- Trong điều kiện đó, học từ xa sẽ là một xu thế mạnh mẽ trong dạy học nhiều thập niên tới.
- Tuy nhiên, vấn đề nâng cao khả năng lựa chọn của người học ngay trong quá trình dạy học chính qui đã và sẽ cần được chú trọng, ưu tiên hàng đầu.
- để chuyển sang đào tạo, dạy học theo tín chỉ học phần, tăng cường các học phần tích hợp theo chủ đề và hoạt động thực hành.
- Những phương pháp dạy học triển vọng chính là những phương pháp dựa vào người học và hoạt động của người học.
- Bản chất của các kiểu phương pháp dạy học hiện đại và có triển vọng đáp ứng được những đặc điểm của quá trình học tập tương lai và người học tương lai chính là dựa vào người học và hoạt động của họ.
- Nhưng mặt giá trị, cảm xúc và những quan hệ trong dạy học thực tế hàng ngày lại chứa đựng rất nhiều tiềm năng giáo dục to lớn chưa được khai thác và phát huy đầy đủ.
- Vì vậy, phương pháp dạy học triển vọng được quan tâm nhiều chính là phương pháp dựa vào người học và hoạt động của người học, khai thác mặt giá trị và cảm xúc của quá trình học tập, tổ chức các quan hệ dạy học theo nguyên tắc hoạt động và giao tiếp chủ động giữa các chủ thể dạy - học [11, tr 10.
- Các quan hệ đó trong dạy học có vai trò quyết định để phát triển các hoạt động đặc biệt và quan trọng nhất là hoạt động học tập, và kích hoạt nhu cầu, tình cảm, ý chí của người học - nói chung là kích hoạt quá trình học tập.
- Quan hệ là một thành tố chủ yếu nhất của môi trường học tập, tất cả những tình huống dạy học khác nhau đều phải dựa vào quan hệ giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, giữa cá nhân và nhóm, giữa nhóm và cả lớp.
- Các quan hệ của dạy học hiện đại sẽ tiếp tục phát triển theo xu thế trên.
- Giữa hoạt động dạy học và hoạt động học tập, giữa quá trình dạy học và quá trình học tập có sự phân công trách nhiệm triệt để hơn bởi vì chúng vốn là hai dạng hoạt động khác hẳn nhau xét về mặt động cơ, phương thức và giá trị.
- Tính chất hợp tác là xu thế nổi bật trong quan hệ giữa người dạy và người học.
- Sự hợp tác giữa người dạy và người học là môi trường thuận lợi giúp người học huy động tốt nhất kinh nghiệm thường trực của họ vào các nhiệm vụ học tập và những hoạt động cần thiết, gỡ bỏ những sức cản tâm lý nảy sinh trong điều kiện những nghi thức giao tiếp và những phương thức hoạt động gò bó thường mang tính hình thức của dạy học chính qui làm cho người học trải nghiệm sâu sắc hơn quá trình và kết quả học tập của bản thân và của các bạn cùng học.
- Tính hợp tác và tính cạnh tranh tương đối trong quan hệ giữa người học với nhau là một xu thế và trở thành một tính chất quan trọng của quá trình dạy học hiện đại.
- Xu thế và tính chất đó của dạy học hiện đại làm cho nó năng động hơn, có động lực công khai và có chiều hướng hiệu quả hơn.
- Đây là một trong những động lực hết sức mạnh mẽ của dạy học trong những thập niên tới.
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số.
- trong thiết kế và tổ chức quá trình dạy học là xu thế mạnh mẽ trong hiện đại hoá.
- Phần lớn tài liệu học tập và giảng dạy sẽ được thiết kế và tổ chức bằng cả hai dạng văn bản: văn bản in truyền thống và văn bản điện tử (các phần mềm máy vi tính).
- Để đáp ứng yêu cầu của hệ thống dạy nghề trong giai đoạn phát triển mới, dạy học theo quan điểm tích hợp đang diễn ra với nhiều ngành nghề mà đặc biệt trong các chương trình đào tạo nghề theo môđun.
- Để việc dạy học theo môđun có hiệu quả, cần đổi mới mục tiêu, phương pháp và nội dung dạy học.
- Dạy học theo quan điểm tích hợp đòi hỏi người giáo viên dạy nghề phải có năng lực: dạy lý thuyết kết hợp dạy thực hành, vận dụng linh hoạt, kết hợp hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống, tích cực và hiện đại.
- Tuy nhiên hiện nay các giáo viên - 13 - dạy nghề đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với quan điểm tích hợp trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dạy học.
- Tích hợp trong dạy học một nghề cụ thể là quá trình thống nhất các thành phần lý thuyết và thực hành thành một chỉnh thể thống nhất nhằm đạt được yêu cầu của mục tiêu đào tạo [6].
- Phân loại tích hợp.
- Theo quan điểm của D’HaiNaut [12, tr.47], tích hợp được chia làm 4 loại.
- Theo quan điểm này những môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu, như vậy các môn học chưa thực sự được tích hợp.
- Ví dụ: học sinh học môn kỹ thuật số phải thực hiện một số bài tập thiết kế mạch nháy, mạch đếm như môn học lập trình PLC nhưng yêu cầu thực hiện trong mỗi môn học là khác nhau.
- Ở đây nhấn mạnh đến sự liên kết của nhiều môn làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước, quá trình học tập sẽ không bị rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt