« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương pháp dạy học giáo trình hàn điện cơ bản theo hướng tiếp cận môđun


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO TRÌNH HÀN ĐIỆN CƠ BẢN THEO HƯÓNG TIẾP CẬN MÔĐUN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT MÃ SỐ.
- 8 I.2: Cấp thiết phải đổi mới phương pháp sư phạm dạy nghề.
- 9 Chương II: Dạy học theo cách tiếp cận môđun.
- 10 II.2: Môđun dạy học.
- 11 II.2.2 Khái niệm đặc trưng của môđun dạy học.
- 12 II.2.3 Cấu trúc môđun dạy học.
- 22 III.2: Hoạt động dạy học trong đào tạo theo môđun.
- 25 III.2.3: Phương pháp dạy học giáo trình hàn điện cơ bản.
- 37 III.4: Kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo môđun.
- 40 III.4.2: Kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo môđun Chương IV: Biên soạn giáo trình hàn điện cơ bản theo phương pháp tiếp cận môđun.
- 116 MỞ ĐẦU Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với mỗi quốc gia đang mong muốn phát triển.
- Về truyền thống và kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề.
- Một yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo nghề là vấn đề xây dựng và phát triển phương pháp đào tạo sư phạm dạy nghề.
- Trong đào tạo nghề không những phải có một nội dung đáp ứng các yêu cầu phong phú của sản xuất.
- Mà còn có cấu trúc linh hoạt giúp thoả mạn nhu cầu đào tạo của nhà nước, đặc biệt là người học.
- Tuy nhiên qua nhiều lần nghiên cứu khảo sát đã thấy đào tạo nghề theo phương pháp truyền thống, không còn đáp ứng các yêu cầu đào tạo phong phú và phức tạp đang đặt ra.
- Trải qua năm tháng, bên cạnh những ưu điểm, trước sự thay đổi của nền sản xuât về cơ khí hoá của người học và những thành tựu trong nghiên cứu về phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy nghề theo truyền thống (theo môn học), đã bộc lộ những nhược điểm của mình.
- Những nhược điểm này càng lộ rõ trước nhu cầu việc làm trong đào tạo, đào tạo lại, do mở mang nghành nghề, do kết hợp nghành nghề, do chuyển giao kỹ thuật và công nghệ tiên tién.
- Mặt khác đào tạo nghề theo truyền thống thể hiện ở chỗ chúng kém linh hoạt trước các đối tượng người học, vốn rất khác biệt về mục đích.
- Bởi đào tạo nghề theo truyền thống còn khó khăn, hoặc bất lực biểu hiện với những người thất nghiệp, khi tìm việc làm.
- Nói cách khác vấn đề đào tạo nghề theo truyền thống đã gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề học tập của người học.
- Vì vậy trong đào tạo về sư pham dạy nghề đóng một vai trò hết sức quan trọng.
- Cần phải đổi mới phương pháp dạy học để không ngừng nâng cao hiệu quả và phù hợp với sự phát triển nền công nghiệp hoá hiện đại hoá nước nhà.
- Trong đào tạo nghề chúng tôi thiết nghĩ rằng: Phương pháp đào tạo nghề cần phải có tính hiệu quả được thể hiện chất lượng “đầu ra” của người học.
- Một trong cách tiếp cận đó chính là đổi mới xây dựng phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận môđun.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trong đào tạo công nhân, kỹ thuật viên, sinh viên nghề hàn trong các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học kỹ thuật ngành cơ khí.
- CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Phương pháp dạy học trong lĩnh vực dạy nghề rất phù hợp với phương pháp dạy học theo môđun.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là thiết kế phương pháp dạy học giáo trình hàn điện cơ bản theo hướng tiếp cận môđun.
- IV : NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU IV.1: Nhiệm vụ - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và phương pháp dạy học theo cách tiếp cận môđun.
- Nghiên cứu để áp dụng phương pháp đó cho giáo trình đã lựa chọn.
- Nghiên cứu giáo trình để xây dựng nội dung của môđun lớn.
- Nghiên cứu thiết kế phương pháp dạy học theo môđun V.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.
- Nghiên cứu lý luận: khái niệm về môđun, cấu trúc môđun,...phương pháp dạy học môđun 2..
- Nghiên cứu phân tích hệ thống: cơ sở nào, để phân chia thành các môđun ? Cấu trúc của một môđun, hoạt động dạy học trong đào tạo theo môđun.
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp so sánh.
- Phiếu thăm dò giáo viên và học sinh đã giảng dạy và học tập theo hai phương pháp: phương pháp truyền thống và phương pháp tiếp cận môđun.
- Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra của học sinh khi học theo các phương pháp trên.
- Để thích ứng với sự biến đổi nền kinh tế trong giai đoạn mới, công tác đào tạo nghề cần được mềm hóa, đa dạng hóa nhằm phù hợp với thị trường lao động và nhu cầu của người học.
- Như vậy, quá trình đào tạo theo niên chế với một kế hoạch cứng nhắc đã trở nên lỗi thời và kém hiệu quả.
- Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, việc phổ biến nghề rộng rãi cho thanh thiếu niên và nhân dân lao động với những nội dung đào tạo nghề tối thiểu để giúp họ nâng cao năng suất lao động hoặc tạo giúp họ tự tìm kiếm công ăn việc làm đang là nhu cầu bức bách của xã hội.
- CẤP THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM DẠY NGHỀ Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt và lâu dài về "cung, cầu" mất cân đối trong tìm kiếm công ăn việc làm và tuyển dụng người lao động.
- Trong đào tạo nghề phải mạnh dạn đàu tư "tài lực, trí lực" để thực sự thay đổi cả nội dung và hình thức đào tạo.
- Nhiều dự án ra đời đã và đang từng bước tìm cách thay đổi hình thức đào tạo nghề hiện nay.
- Nhưng vẫn còn đó phương thức đào tạo truyền thống với những bất cập cần phải tháo gỡ.
- Cũng như mở nhiều đợt tập huấn đào tạo bồi dưỡng hạt nhân để phủ rộng trong ngành, trong toàn xã hội.
- Đổi mới biên soạn giáo trình - Đổi mới phương pháp dạy học - Đổi mới tổ chức dạy học Để góp một phần nhỏ trong những biến đổi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học giáo trình hàn điện cơ bản theo phương pháp tiếp cận môđun.
- Nhưng do điều kiện về mặt thời gian nên trong luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu biên soạn giáo trình và trong phương pháp dạy học có tính chất thiết kế với một số phần việc có thực nghiệm sư phạm.
- CHƯƠNG II: DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN MÔĐUN II.1: KHÁI NIỆM VỀ MÔĐUN II.1.1: Định nghĩa và đặc tính của môđun Thuật ngữ môđun (module) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau: xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật vũ khí, kỹ thuật du hành vũ trụ, kỹ thuật điện tử.
- Đặc tính của môđun trong kỹ thuật.
- Nên khi nhà máy cần tuyển công nhân mới thì chỉ cần tập trung đào tạo theo từng khâu và sau khi được đào tạo người công nhân có thể đảm nhận tốt công việc trong dây chuyền của mình mặc dù có thể không biết may hoàn chỉnh cả cái áo.
- MÔ ĐUN DẠY HỌC II.2.1.
- Sản xuất đòi hỏi chất lượng cao đi đôi với việc chuyên môn hóa từng công đoạn sản xuất đòi hỏi một lượng lớn nhân công được đào tạo có trình độ cao trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Điều này chỉ có thể đáp ứng được khi áp dụng phương pháp đào tạo nghề theo môđun, qua đó mỗi người công nhân chỉ phải học một số môđun nhất định để có thể nhanh chóng đạt được tay nghề.
- Do đó đào tạo nghề theo môđun là một phương pháp mới cần được áp dụng phổ biến một cách rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy nghề, các môn học kỹ thuật, lý thuyết thực nghiệm v.v.
- Khái niệm và đặc trưng của môđun dạy học.
- Khái niệm Khái niệm về môđun dạy học đươc chuyển hóa từ khái niệm môđun trong kỹ thuật vào các lĩnh vực giáo dục (giáo dục đại học, dạy nghề, giáo dục thường xuyên).
- Trong trường hợp tổng quát, người ta coi môđun dạy học là một đơn vị, một bộ phận của nội dung, chương trình dạy học được tổ chức theo một nhiệm vụ hoặc một chủ đề học tập nhất định.
- Trong dạy nghề, môđun đào tạo nghề là " một bộ phận công việc được phân chia hợp lý trong toàn bộ kiến thức và kỹ năng của một nghề " .Nó có tính độc lập tương đối về nôi dung đào tạo.
- Theo chúng tôi, định nghĩa đầy đủ, cụ thể về môđun dạy học là dịnh nghĩa do L.D Hainaut và Nguyễn Ngọc Quang đưa ra.
- Môđun dạy học là một đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học.
- Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh.
- Đặc trưng của môđun dạy học Ngoài một số đặc trưng của môđun trong kỹ thuật, môđun dạy học còn có một số đặc trưng khác.Theo L.D' Hainaut, môđun dạy học có nhưng đặc trưng cơ bản sau.
- Hàm chứa một tập hợp những tình huống day học, được tổ chức xung quanh một chủ đề, nội dung dạy học được xác định một cách tường minh.
- Có một hệ thống các mục tiêu dạy học được xác định một cách xác đáng, cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, có thể quan sát được, đo lường được.
- Hệ thống mục tiêu này (mục tiêu chuyên biệt) sẽ định hướng quá trình dạy học.
- Có một hệ thống những test điều khiển quá trình dạy học nhằm đảm bảo thống nhất hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra, đánh giá để phân hóa con đường lĩnh hội tiếp theo.
- Có tính độc lập tương đối xét về nội dung dạy học.
- Môđun dạy học có nhiều cấp độ: môđun lớn (môđun kỹ năng hành nghề), môđun thứ cấp, môđun nhỏ (tiểu môđun).
- Cấu trúc một môđun dạy học Theo L.D' Hainaut, một môđun dạy học bao gồm ba bộ phận chủ yếu.
- đó là sự văn bản hóa nội dung và phương pháp dạy học.
- Đề cương nội dung của môđun.
- Nó chứa đầy đủ nội dung dạy học được trình bày theo một cấu trúc rất rõ ràng.
- Nội dung và phương pháp học tập.
- Thông thường, để dạy học theo môđun được thuận lợi, cần phải có một số công cụ để tạo thành một loại "gói hàng trí dục" (Instructional package hoặc Self- Leaning Package).
- Hoặc kết hợp cả hai bản hướng dẫn trên thành một bản hướng dẫn dạy học cho cả giáo viên và học sinh.
- Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo cách tiếp cận môđun.
- Nhanh chóng và kịp thời bổ sung được những kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, có điều kiện để đào tạo bám sát được yêu cầu của sản xuất.
- Mục tiêu đào tạo và cấu trúc nội dung đa dạng, thời gian đào tạo ngắn, phù hợp với nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Nội dung đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện tốt nguyên lý "học đi đôi với hành" để nâng cao chất lượng và hệ quả đào tạo.
- Đào tạo ban đầu và nâng cao trình độ là một qui trình được thực hiện kế tục và thường xuyên, tạo diều kiện cho người lao động có thể nhanh chóng đi vào nghề nghiệp, cũng như có thể nâng cao trình độ nghề nghiệp tới đỉnh cao khi có điều kiện.
- Nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của quá trình đào tạo nghề, tạo điều kiện liên thông giữa các nghề, đặc biệt đối với những nghề cùng lĩnh vực kỹ thuật nhờ việc sử dụng chung một số môđun đơn vị.
- Đào tạo có tính kinh tế và hiệu quả cao vì hầu hết các kiến thức và kỹ năng đều có thể sử dụng ngay sau khi học xong mỗi môđun nghề.
- Có điều kiện thực hiện" cá nhân hóa cao trong đào tạo" nhờ việc đánh giá khả năng, trình độ của từng học viên trước khi vào học và việc hướng dẫn lựa chọn các môđun thích hợp để đạt được yêu cầu học tập của người học cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Nhược điểm - Cấu trúc nội dung đào tạo hoàn chỉnh theo toàn khóa của một nghề kém phần logic.
- Đào tạo theo môđun có thể kém hiệu quả đối với những nghề, những môn học mà phần thực hành chiếm quá ít, hoặc khi các chuẩn đánh giá không được qui định rõ ràng.
- Việc trang bị kiến thức kỹ thuật cơ bản cho một nghề diện rộng để tạo khả năng phát triển lâu dài cũng như đào tạo nên tính thích ứng cao của người học với sự biến đổi của khoa học và công nghệ bị hạn chế bởi thời gian đào tạo và cấu trúc logic của quá trình đào tạo.
- Mặt khác, những kiến thức này thường được coi là "chưa cần thiết" đối với đào tạo ngắn hạn.
- Giáo viên cần có trình độ cao và phải được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo môđun.
- Đào tạo theo môđun chi phí ban đầu hơi tốn kém vì biên soạn tài liệu giảng dạy thực nghiệm, phức tạp.
- TÌNH HÌNH THỰC TẾ II.3.1.Trên thế giới - Công nghệ môđun hóa nội dung và tổ chức đào tạo theo học phần đã được đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trong đào tạo Đại học, đào tạo nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên mấy thập kỷ qua.
- Ở các nước phương tây, tiêu biểu là Mỹ, Úc người ta tổ chức đào tạo đại học trên cơ sở tính tự lực cao của sinh viên.
- Các trường đại học này thực hiện phân hóa, cá thể hóa trong quá trình đào tạo.
- Dạy học theo môđun là phương pháp dạy học quan trọng.
- lý thuyết về môđun hóa nội dung dạy học đã được xây dựng.
- cũng tiếp thu và vận dụng kỹ thuật môđun hóa nội dung nội dung dạy học và tổ chức đào tạo theo học phần.
- điều này thể hiện trong các chương trình đào tạo của họ.
- Các tổ chức quốc tế như UNESCO, WHO cũng có nhiều đóng góp và khuyến khích về việc nghiên cứu và ứng dụng môđun trong đào tạo.
- Tại hội nghi quốc tế về "Triển khai áp dụng môđun trong đào tạo" tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 12/1977 và tại Paris (Pháp) tháng 1/1985 đã khuyến nghị "Sử dụng các môđun là thích hợp và cần thiết cho mọi đối tượng đào tạo

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt