« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hải Dương


Tóm tắt Xem thử

- luËn v¨n th¹c sü khoa häc QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT – THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG Ngµnh: S− ph¹m kü thuËt ®oµn v¨n h¶i ng−êi h−íng dÉn khoa häc PGS, TS.
- NguyÔn §øc TrÝ H¶i Néi - 2009 MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Phục lục Danh mục các hình vẽ, đồ thị Trang MỞ ĐẦU 01 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT – THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 4 1.1.
- Quá trình đào tạo 4 1.1.2.
- Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục 4 1.1.3.
- Quản lý 6 1.1.4.
- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục 10 1.2.
- VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG 11 1.3.
- NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG 14 1.4.
- YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG 18 1.5.
- CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT 19 BỊ GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG Kết luận chương 1 22 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG 23 2.1.
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG 23 2.1.1.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 24 2.2.
- CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG 26 2.2.1.
- Đất đai nhà trường quản lý và diện tích xây dựng 26 2.2.2.
- Tài sản và trang thiết bị chủ yếu của nhà trường 34 2.2.3.
- Bàn ghế làm việc, tủ tài liệu, các trang thiết bị âm thanh nghe nhìn, thông tin liên lạc, máy tăng âm 36 2.2.5.
- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG 41 2.3.1.
- Tình hình đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục 42 2.3.2.
- Bảo quản CSVC - TBGD 51 2.3.4.
- Nâng cấp và hoàn thiện CSVC - TBGD 53 2.3.5.
- NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CSVC VÀ TBGD TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG 53 Kết luận chương 2 59 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO 61 3.1.
- NGUYÊN TÁC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CSVC-TBGD 61 3.1.1.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO 63 3.2.1.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục 63 3.2.2.
- Lập và triển khai kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục theo nhu cầu sử dụng 65 3.2.3.
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục 68 3.2.4.
- Tổ chức duy tu và bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục theo quy trình 71 3.3.
- KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO 72 3.3.1.
- Kết quả khảo sát 72 Kết luận chương 3 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSVC Cơ sở vật chất TBGD Thiết bị giáo dục CSVC-TBGD Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục UBND Ủy ban nhân dân GD&DT Giáo dục và đào tạo DT Đào tạo TB Thiết bị TBDH Thiết bị dạy học PTKTDH Phương tiện kỹ thuật dạy học QL Quản lý GV Giảng viên HS Học sinh SV Sinh viên HS-SV Học sinh - sinh viên TH Thực hành TN Thí nghiệm NS Ngân sách NSNN Ngân sách Nhà nước TSCĐ Tài sản cố định XD Xây dựng XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Thống kê chi tiết CSVC – TBGD phòng làm việc Ban giám hiệu, các phòng, khoa 27 Bảng 2: Thống kê chi tiết Các phòng học lý thuyết và thực hành 30 Bảng 3: Thống kê hệ thống CSVC-TBGD phòng học 36 Bảng 4: Số liệu CSVC-TBGD nhà trường theo các năm học 38 Bảng 5: Số lượng CSVC-TBGD tại các khoa trong nhà trường 43 Bảng 6: Tình hình chất lượng CSVC-TBGD trong nhà trường 44 Bảng 7: Mức độ sử dụng CSVC-TBGD tại các khoa trong nhà trường 46 Bảng 8: Đánh giá mức độ sử dụng CSVC-TBGD trong nhà trường qua một số học phần 46 Bảng 9: Mức độ sử dụng CSVC – TBGD trong nhà trường 47 Bảng 10: Hiệu quả sử dụng CSVC-TBGD theo nhận định của giảng viên 48 Bảng 11: Kết quả khảo sát học sinh – sinh viên 49 Bảng 12: Thống kê HS–SV mong muốn được sử dụng CSVC-TBGD 49 Bảng 13: Số liệu điều tra tình hình bảo quản CSVC–TBGD nhà trường 52 Bảng 14: Kết quả nâng cấp và hoàn thiện CSVC-TBGD qua phỏng vấn CBQL nhà trường 53 Bảng 15: Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi đối với các 72 DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Trang Sơ đồ 1: Quá trình quản lý 8 Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý 10 PHỤC LỤC Trang PHỤC LỤC 1 Thống kê diện tích sử dụng cụ thể của từng phòng 81 PHỤC LỤC 2 Phiếu điều tra thực trạng và công tác quản lý CSVC-TBGD (CBQL, giảng viên) phục vụ công tác giảng dạy 83 PHỤC LỤC 3 Phiếu điều tra thực trạng và công tác quản lý CSVC-TBGD (học sinh, sinh viên) phục vụ công tác giảng dạy 86 PHỤC LỤC 4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý CSVC-TBGD tại Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương 88 -1- MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nghiệp giáo dục của Việt Nam phải có sự đổi mới, đi trước đón đầu, chương trình đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo phải được nâng cấp đổi mới để đào tạo ra đội ngũ cán bộ có hiểu biết sâu về chuyên môn, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt.
- Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đã chỉ ra những yêu cầu của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà, yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trường Cao đẳng kinh tế Kỹ thuật Hải Dương được nâng cấp lên cao đẳng từ tháng 01 năm 2001 trên cơ sở Trường Trung cấp Kinh tế Hải Dương.
- Khi mới lên Cao dẳng nhà trường đào tạo các chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế đến năm học các ngành thuộc khối ngành kỹ thuật như: Tin học, Công nghệ kỹ thuật điện, Công nghệ kỹ thuật điện tử mới được triển khai thực hiện.
- Trong những năm tháng xây dựng và phát triển nhà trường với những thuận lợi cơ bản, nhưng nhà trường cũng đã và đang phải vượt qua không ít những khó khăn.
- Trong năm năm vừa qua được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương, Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương, các sở ban ngành trong tỉnh, đặc biệt với sự cố gắng, quyết tâm của Lãnh đạo cùng tập thể sư phạm nhà trường đã không ngừng cố gắng phấn đấu học hỏi đã từng bước đưa nhà trường phát triển đi lên, các ngành nghề mới được mở rộng, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục -2- ngày dần được cải thiện, số lượng học sinh - sinh viên có nguyện vọng vào học trong nhà trường hàng năm tăng, uy tín của nhà trường được nâng cao.
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương đào tạo bậc cao đẳng từ năm 2001, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo của một trung tâm đào tạo về kinh tế, khoa học công nghệ của Tỉnh, trong khi đó việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục còn nhiều hạn chế.
- Qua học tập thực tế tại các trường Đại học và tiếp xúc với đồng nghiệp tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, qua thực tế công tác tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương, tôi lựa chọn đề tài "Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục tại Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hải Dương" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nói trên.
- Mục đích của đề tài Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục phục vụ tốt cho công tác đào tạo của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương hiện nay.
- Khách thể nghiên cứu của đề tài Quá trình đào tạo ở Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài Công tác quản lý cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục ở Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương 4.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục trong trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục ở Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục ở Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đánh giá thực trạng trong 3 năm từ 2006 đên 2009 và đề xuất một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục ở Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương trong khoảng 5 năm tới.
- Phương pháp điều tra khảo sát, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia vê công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- -4- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.1.
- Quá trình đào tạo - Quá trình đào tạo bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp), là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một nhà trường.
- Quá trình đào tạo là do nhà trường tổ chức, quản lý và chỉ đạo nhưng nó có quan hệ phối hợp, liên kết với các tổ chức đào tạo khác hoặc các tổ chức cơ quan khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, đặc biệt là với các doanh nghiệp… mà HS, SV cần phải có điều kiện tiếp cận.
- Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay thì các mối quan hệ đó là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
- Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục - Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục (CSVC-TBGD) là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
- Hệ thống cơ sở vật chất nhà trường bao gồm từ các công trình xây dựng, sân chơi bãi tập, vườn thí nghiệm, trang thiết bị chuyên dùng.
- Đây là hệ thống đa dạng về chủng loại và có một số bộ phận tương đối phức tạp về mặt kỹ thuật.
- Tính đa dạng và phong phú của hệ thống tạo ra không ít trở ngại trong quản lý và sử dụng.
- -5- Cơ sở vật chất trong trường cao đẳng gồm các loại như sau.
- nhà giáo dục thể chất.
- Trang thiết bị văn phòng.
- Thiết bị giáo dục bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan thực nghiệm, các thiết bị về kỹ thuật, máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật, hóa chất, tranh ảnh, đồ dùng dụng cụ giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, thiết bị nghe nhìn và các thiết bị kỹ thuật (TB nghe - nhìn).
- Thiết bị giáo dục bộ môn được sử dụng thường xuyên, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
- Các thiết bị giáo dục (TBGD) được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước.
- Hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục có chức năng sử dụng cho mục đích giáo dục và đào tạo, nó được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: "Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường".
- Theo nghị quyết của Đảng nhà nước đã và sẽ tăng cường đầu tư cho các cơ sở trường học đó là do yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục - đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng thiếu những thiết bị giáo dục tối thiểu mà phải bằng mọi cách phải xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu để đổi mới phương pháp giảng dạy - -6- học tập đến một tầm chất lượng mới đáp ứng được đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trong điều kiện đất nước đang phát triển nền kinh tế tăng trưởng chậm, cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, các thiết bị hiện đại còn hiếm.
- Trong những năm tới đất nước đi vào hội nhập vào thị trường chung thế giới đòi hỏi sự nghiệp giáo dục phải có những chuyển biến nhất định đòi hỏi các trường, các cơ sở đào tạo phải có định hướng đầu tư cơ sở vật chất và hiện đại hóa các thiết bị giáo dục.
- Sự phát triển nhanh chóng của CSVC-TBGD đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.
- Quản lý Trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có sự phân công lao động đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định.
- Dạng lao động mang tính đặc thù đó được gọi là hoạt động quản lý.
- Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý.
- Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
- Khái niệm Quản lý được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau.
- FW Taylor là nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó, xuất phát từ nhu cầu khai thác tối đa thời gian lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằm tăng -7- năng suất lao động, ông cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”.
- Theo nhà lý luận quản lý kinh tế Pháp A.
- Fayon thì: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng tốt nhất các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) của nó”.
- Ở Việt Nam, bên cạnh các tác giả trong lĩnh vực khoa học quản lý cũng có một số tác giả trong lĩnh vực khoa học giáo dục đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý như: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lý), nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến" (Phạm Minh Hạc) "Quản lý là tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) tới khách thể quản lý (người bị quản lý), trong một tổ chức về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt