« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng công nghệ mô phỏng vào dạy học một số môn của nghề điện tử công nghiệp tại trường Trung cấp nghề cơ điện Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN MẠNH QUYỀN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ MÔN CỦA NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.
- Phương pháp nghiên cứu.
- 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG VÀO DẠY HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TCN TRONG ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
- Phương pháp dạy học.
- Quy trình.
- Thiết kế.
- Quy trình thiết kế bài giảng.
- Mô phỏng.
- Công nghệ.
- Công nghệ mô phỏng.
- Đặc trưng của công nghệ mô phỏng.
- Tính chất của mô phỏng.
- Các thiết bị và phần mềm dùng trong mô phỏng.
- Những ưu việt và hạn chế của công nghệ mô phỏng.
- Thực trạng ứng dụng công nghệ mô phỏng vào dạy học tại các trường TCN.
- Đặc điểm các môn học chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp.
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học ở các trường TCN.
- 30 Chương 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG VÀO XÂY DỰNG BÀI GIẢNG MỘT SỐ MÔN CHUYÊN MÔN NGHỀ CỦA NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI …..33 2.1.
- Nguyên tắc thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- Nguyên tắc thiết kế.
- Quy trình thiết kế bài giảng một số môn chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghệp có ứng dụng công nghệ mô phỏng .
- Những điều kiện cần để thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- Quy trình thiết kế.
- Quy trình thiết kế bài giảng trên nền Web dưới sự hỗ trợ của phần mềm FrontPage.
- Quy trình thiết kế các mô phỏng với phần mềm WinCC 6.0.
- Xây dựng một số bài giảng môn học lập trình PLC nghề điện tử công nghiệp với sự ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- 79 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNMP Công nghệ mô phỏng TCN Trung cấp nghề MP Mô phỏng ĐTCN Điện tử công nghiệp DH Dạy học TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng K47A-N1 Khóa 47 lớp A – nhóm 1 K47A-N2 Khóa 47 lớp A – nhóm 2 K47B-N1 Khóa 47 lớp B – nhóm 1 K47B-N2 Khóa 47 lớp B – nhóm 2 K2A Khóa 2 lớp A K2B Khóa 2 lớp B I/O (Input/Output) Vào/Ra PLC (Programmable Logic Control) Điều khiển logic khả trình CD (Compact Disc) Đĩa Compac 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ I.
- Giao diện mô phỏng bộ phát xung vuông 2.
- Giao diện mô phỏng hoạt động bộ đếm tiến 3.
- Giao diện mô phỏng hoạt động bộ so sánh 4.
- Giao diện mô phỏng điều khiển tín hiệu đèn giao thông 5.
- Giao diện mô phỏng hoạt động hàm FC1 6.
- Giao diện mô phỏng điều khiển quạt gió 7.
- Giao diện mô phỏng hoạt động hàm FC2 8.
- Giao diện mô phỏng giám sát và điều khiển nhiệt độ II.
- Các thành tố của quá trình dạy học 2.
- Công nghệ mô phỏng 4.
- Quy trình xây dựng bài giảng theo công nghệ mô phỏng 5.
- Quy trình xây dựng bài giảng điện tử với phần mềm Front Page 6.
- Quy trình xây dựng các mô phỏng với phần mềm WinCC 6.0 8MỞ ĐẦU 1.
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Định hướng của bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học.
- Chỉ thị số 22/2005 ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục có nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học.
- tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục”.
- Tin học hóa quá trình dạy học là quan điểm đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh đất nước đang từng bước bước vào xã hội thông tin, xã hội học tập.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường nghề còn ít và mang tính tự phát do vậy tin học hóa quá trình dạy học, nhất là dạy nghề ở các trường nghề, các cơ sở đào tạo nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Máy tính, công cụ dạy học hiện đại, mô hình học cụ đã hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, biến những vấn đề trừu tượng, khó hiểu trở thành đơn giản nhờ việc mô phỏng trực quan sinh động.
- Nhờ ứng dụng công nghệ mô phỏng mà bản chất của vấn đề được lột tả rõ ràng, trực quan: như các phương trình toán học, vật lý học, nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các chuyển động cơ học, quá trình sản xuất….
- Ứng dụng công nghệ mô phỏng trong quá trình dạy học không chỉ mang hiệu quả về mặt sư phạm là đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn có ý nghĩa về mặt kinh tế khi đất nước ta còn nghèo, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.
- Sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng trong quá trình dạy học sẽ làm giảm chi phí mua sắm vật tư, thiết bị thường xuyên mà cũng là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức mới.
- Nhu cầu giảng dạy các môn chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp tại trường TCN Cơ Điện Hà Nội.
- Trường cũng có bề dày trong công tác đào tạo nghề, với những giáo viên có tay nghề cao nhưng chủ yếu các thầy, cô chỉ giảng dạy theo phương pháp truyền thống, rất ít ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng trong thiết kế bài giảng.
- Do vậy việc ứng dụng công nghệ mô phỏng vào việc thiết kế bài giảng môn học lập trình PLC nói riêng và các môn học có tính chất tư duy trừu tượng nói chung là công việc thực sự mang lại hiệu quả cho sự tiếp thu bài giảng, lĩnh hội tri thức cho người học.
- Muốn làm được như vậy chúng ta cần phải xây dựng những quy trình cụ thể cho những môn học khác nhau trong việc xây dựng bài giảng có sự hỗ trợ của công nghệ mô phỏng.
- Có được như vậy chúng ta mới thực sự phát huy được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học.
- Do vậy tác giả đã chọn vấn đề: “Ứng dụng công nghệ mô phỏng vào dạy học một số môn của nghề điện tử công nghiệp tại trường Trung cấp nghề Cơ Điện Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm xây dụng quy trình thiết kế bài giảng có sự hỗ trợ của công nghệ mô phỏng cho một số môn học chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp.
- Đối tượng nghiên cứu Quy trình thiết kế bài giảng các môn học chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề với sự ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn những vấn đề sau: Việc thiết kế bài giảng thực nghiệm có ứng dụng công nghệ mô phỏng được giới hạn trong môn học: Lập trình PLC của nghề Điện tử công nghiệp.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm được tiến hành với các lớp công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề của nghề Điện tử công nghiệp tại trường Trung cấp nghề Cơ Điện Hà Nội và Trường Trung cấp nghề số 1.
- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu bài giảng các môn học chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp tại trường TCN Cơ Điện Hà Nội được thiết kế có ứng dụng công nghệ mô phỏng theo quy trình hợp lý sẽ góp phần rút ngắn được thời gian đào tạo và nâng cao được chất lượng dạy học.
- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Đề tài có các nhiệm vụ sau: 11Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến công nghệ mô phỏng và ứng dụng vào việc thiết kế bài giảng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về việc thiết kế bài giảng các môn học chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp trong địa bàn Hà Nội.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học các môn chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp.
- Xây dựng một số bài giảng môn học Lập trình PLC của nghề Điện tử công nghiệp có ứng dụng công nghệ mô phỏng theo quy trình đã thiết kế.
- Thực nghiệm sư phạm bài giảng đã thiết kế.
- Lấy ý kiến chuyên gia về quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập các tài liệu, phân tích đánh giá, tổng hợp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát các cơ sở dạy nghề để lấy ý kiến về thực trạng dạy học các môn học chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp trong địa bàn Hà Nội.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để đánh giá thống kê, kiểm chứng kết quả nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài.
- NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Về mặt lý luận: Luận văn đã tổng hợp lý luận về công nghệ mô phỏng và vận dụng trong thiết kế bài giảng các môn học chuyên môn nghề.
- Đã xác định tính chất đặc thù của dạy học các môn học chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp có ứng dụng công nghệ mô phỏng.
- 12Xây dựng được bộ quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng với các phần mềm Simatic Step 7, WinCC cho các môn học chuyên môn nghề của nghề Điện tử công nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài đã xây dựng một số bài giảng môn học Lập trình PLC của nghề Điện tử công nghiệp có ứng dụng công nghệ mô phỏng phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo và trình độ người học.
- Thông qua kết quả thực nghiệm đã khẳng định được vai trò của bài giảng xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ mô phỏng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và rút ngắn thời gian đào tạo.
- CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được chia làm 3 phần: Phần mở đầu: Trình bày về lý do chọn đề tài, mục đích của đề tài, nhiệm vụ của đề tài, phương pháp nghiên cứu.
- Phần nội dung: Bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về công nghệ mô phỏng và thực trạng ứng dụng công nghệ mô phỏng vào dạy học ở một số trường TCN trong địa bàn Hà Nội.
- Chương 2: Ứng dụng công nghệ mô phỏng vào xây dựng bài giảng một số môn chuyên môn nghề của nghề điện tử công nghiệp tại trường trung cấp nghề cơ điện Hà nội.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Phần kết luận và kiến nghị 13CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÔ PHỎNG VÀO DẠY HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TCN TRONG ĐỊA BÀN HÀ NỘI 1.1.
- Phương pháp dạy học (teaching method) Có thể hiểu phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động, tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học nhằm đạt mục đích dạy học.
- Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học.
- Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của người thầy nhằm tổ chức hoạt động của nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn.
- Phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình học.
- Phương pháp dạy học thực chất là phương thức làm việc qua lại giữa người thầy và học sinh trong quá trình dạy học, thông qua đó học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và nhân cách của mình nhằm đạt mục đích của quá trình dạy học.
- Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về dạy học, nhưng các tác giả đều thừa nhận phương pháp dạy học tập trung vào các điểm sau đây.
- Tập hợp các kỹ thuật của công việc dạy học.
- Là cách thức mà người dạy học tổ chức hoạt động nhận thức cho người học, nhằm tạo điều kiện cho người học tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức của bài học.
- 14- Phản ánh sự tương tác qua lại giữa người dạy học, người học và môi trường học tập để đạt mục đích dạy học.
- Vậy phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò, trong đó người thầy sử dụng các phương pháp thích hợp nhằm tạo ra ở học trò sự hứng thú, tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức để đạt mục tiêu đề ra trong dạy học.
- Phương pháp dạy học là sự thể hiện logic khoa học và logic sư phạm, là sự kết hợp của phương pháp khoa học và phương pháp sư phạm.
- Mối quan hệ mục đích - nội dung - phương pháp có tính quy luật, chi phối lẫn nhau, chi phối sự phát triển của quá trình dạy học.
- Trong từng thời điểm cụ thể, hoàn cảnh cụ thể, mục đích và nội dung dạy học khác nhau, chúng luôn thay đổi để kéo theo sự thay đổi của phương pháp dạy học.
- Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin được đưa vào quá trình dạy học, các phương pháp dạy học có su hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tác động vào học sinh để họ chủ động chiếm lĩnh tri thức một cách độc lập, sáng tạo theo khả năng của mình.
- Một cách tiếp cận khác nhằm thể hiện vị trí vai trò của phương pháp dạy học đó là tiếp cận dưới dạng các thành tố của quá trình dạy học.
- Các thành tố bao gồm mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, công nghệ dạy học, người học, người dạy, kết quả của quá trình này trong môi trường dạy học.
- Các thành tố này đan xen với nhau bổ trợ cho nhau trong môi trường dạy học tạo nên sự tương tác trong dạy học.
- Công nghệ dạy học hiện đại được thể hiện thông qua phương pháp dạy học tích cực hóa tư duy người học, thông qua các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình dạy học và môi trường học tập, các yếu tố này tạo nên những điều kiện và cách thức khác nhau của quá trình dạy học nhằm hoàn thiện hóa quá trình dạy học.
- Như vậy phương pháp và phương tiện dạy học là các yếu tố của quá trình dạy học nhằm xúc tác trong quá trình dạy học giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập, 15hiểu sâu sắc vấn đề bài học, rút ngắn thời gian đào tạo đó chính là công nghệ dạy học.
- Quy trình thường được xây dựng cụ thể cho từng công việc, từng thao tác cụ thể trong sản xuất, trong công nghệ.
- Ví dụ như: quy trình sửa chữa thiết bị điện, trong quy trình này bao gồm các bước cơ bản bắt buộc người công nhân sửa chữa thiết bị điện phải tuân theo một cách nghiêm ngặt, nếu không sẽ xảy ra mất an toàn cho chính người sửa chữa, hư hỏng thiết bị, chất lượng sửa chữa không đảm bảo yêu cầu… Trong dạy học cũng vậy, muốn quá trình dạy học được nâng cao chất lượng và hiệu quả, cũng cần phải có một quy trình cụ thể chi tiết bắt buộc để cho người dạy và người học, những nhân tố khác có liên quan đến quá trình dạy học tuân theo.
- Các thành tố của quá trình dạy học Mục tiêu DH Nội dung DH Người dạy Công nghệ dạy Người học Công nghệ học Môi trường DH (kinh tế - xã hội – văn hóa – khoa học)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt