« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xây dựng chương trình theo cấu trúc modul cho đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO MODULE 1.1 .Tổng quan về chương trình đào tạo.
- Khái niệm chương trình đào tạo .
- Đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo.
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
- Chương trình đào tạo và cách tiếp cận.
- Những thuật ngữ liên quan đến chương trình đào tạo.
- Chương trình đào tạo theo modul và các quan điểm về modul.
- Sự quan trọng của đánh giá trong đào tạo theo modul.
- Cấu trúc của Modul đào tạo nghề.
- Khái niệm về cấu trúc modul đào tạo.
- Các kiểu cấu trúc chương trình đào tạo nghề.
- Ưu điểm của đào tạo theo cấu trúc mô hình module.
- Hạn chế của đào tạo theo modul (Đào tạo nghề theo modul).
- Các dấu hiệu cơ bản trong đào tạo theo Module.
- Các bước xây dựng chương trình đào tạo theo module.
- Cấu trúc chương trình đào tạo nghề dựa trên Năng lực thực hiện.
- Đào tạo nghề dựa trên Năng lực thực hiện.
- Mối quan hệ của các thành phần trong chương trình đào tạo nghề theo modul 42 3Chương 2.
- Phân tích đánh giá chương trình đào tạo hiện hành 48 2.2.1.
- Những hạn chế của chương trình đào tạo hiện hành.
- Đề xuất cấu trúc chương trình đào tạo theo Modul cho nghề Điện công nghiệp.
- Cấu trúc chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo Modul.
- 64 3.1.1.Một số cơ sở pháp lý về xây dựng chương trình đào tạo.
- Phân cấp quá trình đào tạo.
- Mô hình cấu trúc hoá chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp 70 3.2.1.
- Chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo modul.
- Tổng hợp thăm dò ý kiến việc đánh giá và triển khai tổ chức đào tạo theo modul 84 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86 TÀI LIẸU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 2 4DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CTM Chương trình đào tạo theo modul CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- CĐCN Cao đẳng công nghiệp CTĐT Chương trình đào tạo CNKT Công nhân kỹ thuật DACUM Developing A Curriculum ĐTN Đào tạo nghề GD&ĐT Giáo dục & Đào tạo GDNN Giáo dục nghề nghiệp KT Kỹ thuật KTCS Kỹ thuật cơ sở KTV Kỹ thuật viên KNTH Kỹ năng thực hành LT Lý thuyết LTCS Lý thuyết cơ sở LTCM Lý thuyết chuyên môn MKH Modul kỹ năng hành nghề NLTH Năng lực thực hiện TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TH Thực hành THN Thực hành nghề THPT Trung học phổ thông 5Phần 1.
- X 6Để thích ứng với sự biến động của nền kinh tế trong giai đoạn mới, đòi hỏi công tác Đào tạo nghề đặc biệt là chương trình đào tạo phải được thiết kế, tổ chức, thực hiện linh hoạt và mềm dẻo, đa dạng hóa - kết cấu chương trình theo modul là một lựa chọn trong việc phát triển chương trình đào tạo nghề hiện nay, nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động cũng nhu nhu cầu của người học, hình thành và phát triển tốt Năng lực thực hiện trong nghề nghiệp.
- Trên thế giới chương trình đào tạo được thiết kế theo module đã được sử dụng để đào tạo người lao động từ những năm 20 của thế kỷ XX ở Mỹ và sau đó ở Anh, Pháp, Thụy điển, Đức, Oxtraylia và các quốc gia châu Á như Nhật,Thái lan…Theo thời gian và lịch sử thì cách tổ chức đào tạo theo modul ở các nước có thể khác nhau nhưng nó vẫn có nhũng cái chung và giống nhau như: tính trọn vẹn, đơn lẻ, tự hoàn thiện và có thể lắp ghép.
- Nó chứa đựng nội dung đào tạo và có các mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác nhau của quá trình đào tạo.
- Ở Việt Nam, phương thức đào tạo nghề theo module đã được các nhà khoa học tại Viện chiến lược và Chương trình giáo dục cũng như Bộ GD&ĐT quan tâm nghiên cứu từ những thập niên 80 của thể kỷ XX.
- Sau đó cũng đã thử nghiệm và biên soạn tài liệu vào đào tạo nghề ngắn hạn theo phương thức modul tại một số cơ sở Dạy nghề.
- Mặc dù, chương trình đào tạo nghề theo module có nhiều ưu điểm song vẫn còn những hạn chế như thiếu tính hệ thống chặt chẽ của từng môn học, cấu trúc nội dung đào tạo của một nghề kém phần logic, biên soạn tài liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy công phu, mất nhiều thời gian và tốn kém.
- Vì vậy nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình theo cấu trúc module cho đào tạo nghề Điện công nghiệp tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức” là cần thiết, giúp nhà trường chủ động trong việc tổ chức đào tạo theo 7Modul cho đào tạo nghề Điện và các nghề khác tại nhà trường, đáp ứng phần nào trước nhu cầu thị trường lao động hiện nay nhất là nền kinh tế hội nhập.
- Tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lý luận - thực tiễn về chương trình đào tạo theo cấu trúc Modul của đào tạo nghề Điện Công nghiệp tại trường CĐCN Việt-Đức.
- Là cấu trúc chương trình đào tạo nghề Điện Công nghiệp theo cấu trúc modul tại trường CĐCN Việt-Đức.
- Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo nghề Điện công nghiệp tại trường CĐCN Việt đức.
- Hiện nay chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp tại nhà trường còn đang thực hiện theo chương trình truyền thống cũ (theo môn học) nên đã bọc lộ nhiều nhược điểm trước sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học- Công nghệ cũng như trước thềm hội nhập.
- Chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp tại nhà trường được khắc phục những nhược điểm của chương trình truyền thống cũ nếu chương trình được xây dựng theo cấu trúc modul dựa trên năng lực thực hiện.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài - Đề tài giới hạn chỉ tập chung nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lý luận - thực tiễn về chương trình đào tạo về xây dựng chương đào tạo nghề Điện công nghiệp theo modul.
- Đánh giá chương trình đào tạo hiện tại.
- Đề xuất cấu trúc chương trình đào tạo với nghề Điện công nghiệp tại nhà trường.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp theo modul.
- 8• Phân tích những hạn chế của chương trình đào tạo hiện hành: Thông qua khảo sát và hội thảo phân tích nghề DACUM làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo theo cấu trúc modul.
- Đề xuất cấu trúc chương trình đào tạo nghề theo modul với nghề Điện.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn • Phương pháp chuyên gia:Trao đổi lấy ý kiến từ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn đào tạo tại nhà trường.
- Tổng quan về chương trình đào tạo.
- Tiếp cận modul trước khi trở thành một phương thức đào tạo là một ý tưởng về tổ chức quá trình dạy học.
- Nó là thể hiện cụ thể của một cách tiếp cận trong giáo dục và đào tạo.
- Chương trình đào tạo là sự thể hiện cuối cùng của các ý tưởng.
- Để thực hiện một chương trình đào tạo có cấu trúc modul, khi thiết kế chương trình đều có những ý tưởng về tiếp cận đào tạo, sau đó sẽ quyết định mục tiêu-nội dung-phương pháp đào tạo.
- Tính hiệu quả của chương trình đào tạo phải được thể hiện qua chất lượng "đầu ra" của người học.
- Muốn vậy, chương trình đào tạo phải giúp người học phải có được các kỹ năng thực hiện, nó phải thích hợp cho chuyển đổi và di chuyển nghề, cũng như thích hợp cho việc kiểm tra, đánh giá.
- Chương trình đào tạo là trong những thành tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo và hiệu quả công tác đào tạo.
- Việc xây dựng một hệ thống chương trình đào tạo đến tận cơ sở nhằm cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn quá trình tự định hướng học tập của người học là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của các chính sách đào tạo hiện nay.
- Vì thế chương trình đào tạo có vai trò quan trọng không chỉ với hoạt động học của người học và có tác động mạnh mẽ tới các hoạt động đào tạo của nhà trường về các mặt như [14]: về tính kinh tế, chất lượng đào tạo, quản lý, thị trường đào tạo và tác động của xã hội bên cạnh đó chương trình đào tạo còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như người học, người dạy, nhà tuyển dụng lao động và thay đổi theo sự phát triển của xã hội.
- 10Chương trình đào tạo là tất cả các hoạt động mà người học cần thực hiện để theo học hết khóa học và đạt được mục đích tổng thể.
- Do đó với người học thì chương trình đào tạo cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ ra cho người học sẽ thu lượm được gì sau khi kết thúc khóa học.
- Chương trình đào tạo còn phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Đối với nhà trường hay cơ sở đào tạo thì chương trình đào tạo cho biết những nội dung và phương pháp dạy học cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Đó là một kế hoạch phản ánh các mục tiêu đào tạo mà nhà trường sẽ thực hiện.
- Vì vậy chương trình đào tạo có những mối quan hệ cơ bản của việc ấn định mục tiêu học tập, nội dung học tập và tổ chức quá trình học tập.Với những phạm vi, quan niệm khác nhau song đều thừa nhận rằng các bộ phận cơ bản cấu thành một chương trình đào tạo bao gồm.
- Mục tiêu đào tạo (trình độ đào tạo cần hướng tới.
- Nội dung đào tạo ( đối tượng lĩnh hội mà mục tiêu đề ra.
- Phương pháp, quy trình đào tạo (phương tiện và cách thức để đạt mục tiêu.
- Tổ chức đào tạo ( kế hoạch thực hiện.
- Cách thức kiểm tra đánh giá ( kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học) Chúng gắn kết chặt chẽ với nhau như một chỉnh thể để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nội dung đào tạo và đáp ứng nhu cầu và lợi ích của người học.
- Đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo Trong thực tế, khi nói đến mục tiêu đào tạo cần đề cập đến diện đào tạo, trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ theo yêu cầu của thực tế sử dụng mà người tốt nghiệp phải đạt được, tức là phải đề cập đến và dựa vào tiêu chuẩn ngành nghề đào tạo.
- Như vậy là cần phải xác định được mục tiêu đào tạo sao cho đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực tại nơi làm việc và đáp ứng yêu cầu phát triển con người toàn diện, bền vững trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội.
- 11Việc đổi mới mục tiêu đào tạo phải đáp ứng yêu cầu trước mắt của thị trường lao động đồng thời đảm bảo khả năng thích ứng của người học trước những thay đổi do tiến bộ công nghệ, kinh tế và xã hội.
- Điều đó liên quan đến mức độ rộng hay hẹp, nông hay sâu của mục tiêu đào tạo theo những lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
- Nếu mục tiêu đào tạo quá chuyên sâu, quá nhấn mạnh đến kỹ năng thực hành thì người học có thể dễ nhận được việc làm ngay sau khi ra trường song lại dễ gặp phải rủi ro khi điều kiện tại nơi làm việc thay đổi.
- Bất luận ở cấp trình độ đào tạo nào, ở ngành nghề nào, ngày nay chúng ta đều cần đặc biệt nhấn mạnh những kỹ năng nghề nghiệp và thái độ ưu tiên cần có ở người lao động, chúng phải được thể hiện rõ trong mục tiêu đào tạo.
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo trong đào tạo nghề phải đảm bảo được các yêu cầu chủ yếu như: o Nội dung chương trình phải phù hợp với nhu cầu thị trường lao động về ngành nghề đào tạo và các cấp trình độ khác nhau.
- o Cấu trúc của các chương trình đào tạo phải được thiết kế liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo để đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt, tạo điều kiện cho người lao động có thể học suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Như vậy, định hướng xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề theo Modul trong tiếp cận “đào tạo theo năng lực thực hiện” là một định hướng đúng đắn.
- Định hướng này phù hợp với xu hướng chung trong việc phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.
- Chương trình đào tạo và cách tiếp cận Một phương thức đào tạo chứa đựng trong nó nhiều yếu tố tư tưởng "học sinh là trung tâm", "tích cực hoá người học".
- Việc xây dựng chương trình đào tạo sẽ tiến hành với sự tham gia của tất cả các nhóm liên quan tùy theo nguồn lực và mối quan tâm của mỗi nhóm đó.
- Cách tiếp cận nội dung: Coi chương trình đào tạo là tập hợp các môn học được dạy theo một thứ tự định sẵn với thời lượng tùy chọn thuộc nội dung dạy học.
- Cách tiếp cận theo mục tiêu (objective approach): nhấn mạnh mục tiêu chương trình đào tạo, sau đó nội dung chương trình đào tạo sẽ được thiết kế theo mục tiêu.Theo cách này thì đã khẳng định trước những kiến thức, kỹ năng và giá trị mà người học cần đạt được sau khi học xong chương trình.
- Cách tiếp cận phát triển: Chương trình đào tạo có thể coi như một bản thiết kế được xác định qua các bước kế tiếp nhau, kết hợp chặt chẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá nhằm khẳng định mức độ đạt được kết quả học tập mong muốn của một khóa học hay một trình độ đào tạo Hướng tiếp cận “năng lực thực hiện” và dựa vào tiêu chuẩn về kiến thức kỹ năng thái độ của các hoạt động lao động nghề nghiệp được xác định rõ ràng để đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện, đồng thời đảm bảo khả năng hành nghề của người học sau khi tốt nghiệp.
- Hiện nay có nhiều cách hiểu và diễn giải về chương trình đào tạo cũng như các quan điểm của các nhà nghiên cứu về giáo dục, song theo luật giáo dục mới đã điều chỉnh đưa ra một số thuật ngữ[4.
- quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp.
- Chương trình môn học (CTMH) quy định những kiến thức, kỹ năng, kỳ xảo cần trang bị cho học sinh của môn học đã được đề ra "trong kế hoạch đào tạo (KHĐT) mỗi ngành, mỗi nghề đào tạo".
- Chương trình môn học là căn cứ để triển khai việc giảng dạy, biên soạn giáo trình, sách giáo khoa cho môn học và để kiểm tra công tác đào tạo trong nhà trường.
- Mục tiêu đào tạo theo trình độ đào tạo.
- Kế hoạch đào tạo: bao gồm kế hoạch giảng dạy và kế hoạch học tập.
- 14 - Chương trình môn học hoặc modul đào tạo.
- Trong cuốn “Tiếp cận modul trong xây dựng chương trình đào tạo nghề”[8] tác giả đã khẳng định “ Nội dung đào tạo lấy giải quyết vấn đề làm trọng tâm” Để có thể giúp người học giải quyết vấn đề học tập của mình, trước hết chương trình phải được cấu trúc trên các vấn đề của người học.
- Hơn thế chương trình đào tạo phải hướng tới và giúp người học giải quyết trọn vẹn và thành công vấn đề học tập của mình.
- Chương trình đào tạo không chỉ vì người học, theo vấn đề người học mà còn phải cấu trúc sao cho thích hợp với khả năng giải quyết vấn đề của người học.
- Theo cách diễn đạt trong cuốn “Tiếp cận module trong xây dựng chương trình đào tạo nghề”[8] “Cần tạo điều kiện cho người học đi từ cái chưa biết” (Letting the learners go from known to the unknown) chứ không phải “dắt người học thụ động đi từ cái đã biết đến cái chưa biết”(Taking the learners from the known to the unknown).
- Nội dung đào tạo lấy giải quyết vấn đề làm trọng tâm (Problem-Centered) hơn là lấy nội dung làm trọng tâm (Content-Centered.
- Quá trình phát triển chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo có mối quan hệ khăng khít với quá trình phân tích thị trường lao động (đầu vào) và quá trình đánh giá và xác nhận kết quả đào tạo đối với người tốt nghiệp (đầu ra) đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội sẽ giúp các ngành đào tạo có những điều chỉnh kịp thời trong việc phát triển chương trình và thực hiện chương trình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Được thể hiện qua hình 1.1[11]: Nguồn:Viện chiến lược và Chương trình giáo dục-1996 Chương trình đào tạo cần được cấu trúc và biên soạn sao cho việc kiểm tra đánh giá diễn ra liên tục và thuận lợi.Việc kiểm tra đánh giá do chính người học tự thực hiện, tự xác định độ hoàn thành và tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
- Với việc thiết kế chương trình đào tạo có những yếu tố trọng tâm cần phải lưu ý tới đó là: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp, quy trình đào tạo, tổ chức đào tạo và cách thức kiểm tra đánh giá ( kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học).
- Thiết kế chương trình đào tạo phải chú ý đến nhu cầu người học cũng như kết quả đầu ra của một chương trình (learning outcomes).
- Trong báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: B93-38-24 “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề”[11] đã đưa ra các phương án thay đổi các yếu Thị trường lao động và công việc Phát triển và thực hiện chương trình Người tốt nghiệp Hình 1.1 – Mô hình phát triển chương trình đào tạo

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt