« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Phân tích cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Khoảnh khắc giao mùa giữa “Nàng Hạ” và “Nàng Thu” có lẽ là khoảnh khắc lạ lùng, xốn xang nhất của tự nhiên.
- Và Hữu Thỉnh cũng nhè nhẹ góp “một chút này” cho thi đề giao mùa: bài thơ “Sang thu”..
- Nét đẹp chuyển thu của bài thơ là vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng.
- Mở đầu bài thơ là sự chuyển động rất tinh vi của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến.
- Không như những nhà thơ khác cảm nhận màu thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc:.
- (Lưu Trọng Lư) Cũng không day dứt, run rẩy như những câu thơ Xuân Diệu:.
- Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ những dấu hiệu đời thường, gần gũi:.
- “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se”.
- Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có "hương ổi".
- làm nhà thơ bất chợt xao lòng.
- Nhưng có phải bởi quen thuộc quá nên đôi khi ta lãng đãng bỏ quên? Để đến khi nhận ra hết thảy chúng ta đều không khỏi bất ngờ: “Bỗng nhận ra hương ổi”.
- "Hương ổi".
- Có lẽ đó là sức sống dạt dào mà Hạ muốn tặng cho Thu chăng? Cơn gió se cũng là hình ảnh rất giản dị, quen thuộc.
- Có điều đó có lẽ bởi nhà thơ của những cảm xúc cảm giác đang độ tuổi thanh xuân rạo rực đang khao khát uống trọn những rung động thiên nhiên.
- Hữu Thỉnh thì khác, không chỉ bởi đây là khoảng khắc đầu thu dìu dịu mà còn bởi tuổi tác đã vững vàng, ông có đủ cái “tĩnh” để lặng lẽ quan sát những chuyến động của tự nhiên.
- Và như thế, “Sang thu” sẽ còn mang vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm mà điềm đạm, sâu sắc..
- Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được.
- Cảm quan tinh tế cùa nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: "Hình như thu đã về".
- Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu..
- “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu"..
- “Thu đã về” để sông không phải lo cuồn cuộn cuốn đi con lũ mùa hạ mà “được lúc” nghỉ ngơi “dềnh dàng”.
- Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng cân đối đồng thời dựng lên hai hình ảnh đối lập nhau: Sông dưới mật đất, chim ở trên trời.
- Hai hình ảnh xinh xắn đó được đặt cạnh nhau để khái quát không gian mặt đất và bầu trời..
- Đọc đến đây, ta nhớ đến hai câu thơ của Huy Cận cũng có sức bao quát như thế: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
- Nhưng hai câu thơ của nhà thơ “Tràng giang” gợi nỗi rợn ngợp, bơ vơ thoáng chút thảng thốt, hãi hùng: mây liên tiếp nở bung ra “đùn núi bạc” như muốn phủ lấp tất thảy, cánh chim cô đơn mỏng manh như đang sa xuống mặt đất cùng ráng chiều.
- Còn ở đây, trong câu thơ Hữu Thỉnh, mặt đất êm đềm như dòng sông đang lắng mình suy tư.
- Huống chi, trên nền trời ấy còn có hình ảnh một “đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu".
- Hình ảnh ấy khiến lòng ta rung động, không phải là "lớp lớp mây cao đùn núi bạc".
- mà lại là "đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu".
- Có thể là một đám, hai đám hay nhiều hơn nữa nhưng có lẽ trong Sang thu mây không thể nào "lớp lớp mây cao".
- Vì mùa thu mới bắt đầu chưa thể nhuốm đượm lên "lớp lớp".
- Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thĩnh..
- Không chi cảnh vật mà cả những dấu hiệu của thiên nhiên thời tiết cũng đang ngả dần sang mùa thu dịu mát:.
- “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần trong mưa Sấm cũng bớt bất ngờ.
- Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị..
- “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”….
- Câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người.
- Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuồi".
- Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn.
- Hai hình ảnh "sấm".
- vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng.
- Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa..
- Thời khắc “Sang thu” trong bài thơ của Hữu Thỉnh mang một vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ.
- Đó là mùa thu của những rung động hồn nhiên, giản dị trong tâm hồn một người thơ đã “đứng tuổi".
- Và cũng bởi vậy, bài thơ không chỉ đẹp bởi những hình ảnh thơ xinh xắn, đáng yêu mà còn bời một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất suy tư và rất đỗi nhân hậu với cuộc đời..
- Từ bao đời, mùa thu luôn là bạn của thi nhân.
- Ta thường thấy mùa thu trong thơ ca với các hình ảnh quen thuộc: là vàng, hoa cúc, mây trắng… Với “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta bắt gặp một mùa thu đang đến rất lạ, rất riêng.
- Tác giả cảm nhận sự thay đổi của đất trời lúc giao mùa thật tinh tế.
- Nhà thơ như thả hồn mình cùng đất trời, rồi chợt nhận ra vạn vật bắt đầu vào thu..
- “Sang thu” của Hữu Thỉnh là mùa thu của một góc quê yêu dấu, của một tâm hồn nhạy cảm:.
- “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngỏ.
- Hình như thu đã về”.
- Tác giả nhận biết hương vị nồng ấm của quê hương trong trạng thái chưa chuẩn bị..
- “Hương ổi” mộc mạc gắn liền với kí ức tuổi thơ của tác giả.
- Và dấu hiệu đầu tiên để Hữu Thỉnh cảm nhận sự chuyển mùa nhờ “hương ổi” “phả vào trong gió se”.
- Chẳng phải gió mang theo hương ổi, mà hương ổi “phả” vào trong gió..
- Chính hương ổi làm gió trở nên thơm tho? Gió thu dường như mang hơi nước, se lạnh đang mơn man trên làn da người.
- Ở đây tác giả không chỉ “ngửi” thấy vị hương ổi, cảm nhận được làn gió se mà thấy cả sương nửa.
- Nhà thơ cảm nhận những khác lạ của đất trời qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác.
- Rồi nhà thơ đi đến kết luận trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng: “Hình như thu đã về”.
- Những sự vật để miêu tả đất trời vào thu trong những câu thơ tiếp theo đều được tác giả thể hiện trong trạng thái ngập ngừng:.
- “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”.
- Phải chăng nhà thơ dùng những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời phút giao mùa.
- Và bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tác giả nhận ra bước đi của thời gian trong trạng thái động: Cánh chim vội vã hơn trong chiều hoàng hôn.
- Đám mây không hoàn toàn của mùa hạ, nó đã “vắt nửa mình sang thu”.
- Mùa thu tới rất nhẹ, êm dịu và vạn vật đang từ từ thay áo mới.
- Cái mới lạ ở đây là Hữu Thỉnh không dùng màu vàng của hoa cúc, hay hình ảnh lá rơi nhiều để nói về mùa thu.
- Bầu trời cũng không có tầng mây xanh ngắt như trong thơ Nguyễn Khuyến, mà là hình ảnh:.
- “Những đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”.
- Đây là một phát hiện rất độc đáo của nhà thơ.
- Chính hình ảnh của đám mây làm cho bức tranh chuyển mùa càng trờ nên sinh động, gợi cảm..
- Mùa thu đã hiện ra với sắc thu đặc trưng của quê hương Việt Namvà cũng thoáng chút bối rối, lưu luyến về một quá khứ.
- Bài thơ với tựa “Sang thu”.
- “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây luống tuổi”.
- Nắng ở đây là nắng của mùa hạ, mưa ở đây cũng mưa mùa hạ.
- Nhưng những cơn mưa đã “vơi dần” và cũng bớt đi tiếng sấm bất ngờ.
- Nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu thể hiện được đặc sắc qua hai câu thơ cuối.
- “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây luống tuổi”.
- Mùa thu bắt đầu nhuốm buồn trên những hàng cây “đứng tuổi”.
- Câu thơ gợi ta suy tưởng về tuổi tác, tâm trạng con người.
- Ta cảm nhận được nhà thơ đã gởi gắm tâm trạng, cảm xúc của mình vào cảnh vật, vào sự thay đổi của thiên nhiên.
- Mùa thu tới, mùa thu đến hay sự vật đang vận động để “sang thu”?.
- Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc.
- Bằng sự rung động của tâm hồn, thi sĩ đã cảm nhận tinh tế sự chuyển biến của đất trời phút giao mùa hạ - thu trên quê hương..
- Tình quê vẫn ấm mãi trong lòng ta khi đọc “Sang thu”.