« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại Phú Thọ


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VƯƠNG THÙY LINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÚ THỌ - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VƯƠNG THÙY LINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.
- NGUYỄN HỮU TÀI PHÚ THỌ - 2012 -1-MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN.
- Tổng quan về QTD và vai trò của QTD trong nền kinh tế.
- Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống QTDND ở Việt Nam .
- Hoạt động chủ yếu của QTD.
- Vai trò của QTD đối với nền kinh tế - xã hội.
- Hiệu quả kinh doanh của QTD.
- Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
- 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QTDND TẠI PHÚ THỌ.
- Giới thiệu tổng quan về hệ thống QTDND cơ sở tỉnh Phú Thọ.
- 35 2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội chung trên địa bàn tỉnh Phú thọ.
- Quá trình chỉ đạo, triển khai thí điểm thành lập QTDND Tỉnh Phú Thọ.
- Mô hình tổ chức hệ thống QTDND tỉnh Phú Thọ.
- 38 2.1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua 3 năm .
- Phân tích hiệu quả hoạt động của QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Về màng lưới hoạt động và công tác phát triển thành viên.
- Về công tác phát triển nguồn vốn hoạt động.
- 76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QTDND TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ.
- Định hướng phát triển.
- Định hướng phát triển của QTDND cả nước nói chung.
- Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
- Định hướng phát triển của QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với hệ thống QTDND tỉnh Phú Thọ.
- 106 -3-LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ khoa học ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Phú Thọ” tác giả viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Tài.
- Luận văn được viết trên cơ sở vận dụng các lý luận chung về Quỹ tín dụng nhân dân và hiệu quả hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Khi viết bản luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa một số lý luận chung về Quỹ tín dụng nhân dân và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung, đồng thời sử dụng những thông tin, số liệu từ các tạp chí, sách…theo danh mục tham khảo.
- NH: Ngân hàng 2.
- NHNN: Ngân hàng Nhà nước 3.
- TCTD: Tổ chức tín dụng 4.
- HTXTD: Hợp tác xã tín dụng 6.
- QTD: Quỹ tín dụng 7.
- QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân 8.
- Biểu kết quả kinh doanh tổng quát của hệ thống QTDND từ năm Bảng 2.2: Biểu số lượng thành viên của hệ thống QTDND 41 Bảng 2.3: Biểu tổng nguồn vốn hoạt động của hệ thống QTDND 44 Bảng 2.4: Biểu Vốn điều lệ của hệ thống QTDND 46 Bảng 2.5: Biểu Nguồn vốn huy động của hệ thống QTDND 50 Bảng 2.6: Biểu Vốn vay Quỹ Trung Ương của hệ thống QTDND 53 Bảng 2.7: Biểu Dư nợ cho vay thành viên của hệ thống QTDND 57 Bảng 2.8: Biểu Nợ xấu cho vay thành viên của hệ thống QTDND 60 Bảng 2.9: Biểu Lãi ròng của hệ thống QTDND 72 Bảng 2.10: Biểu các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của hệ thống QTDND 74 Bảng 2.11: Biểu chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của hệ thống QTDND 76 Bảng 2.12: Biểu chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất của hệ thống QTDND 78 -6-DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Biểu đồ tốc độ tăng vốn huy động 51 Hình 2.2: Biểu đồ thị phần dư nợ 57 Hình 2.3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng dư nợ và huy động 59 -7-LỜI MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng không phải của riêng Quốc gia nào.
- Đối với Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
- Bởi vậy yêu cầu về phát triển kinh tế nhanh, bền vững đã và đang được Nhà nước, Chính phủ quan tâm, đầu tư nhất là trong thời kỳ hội nhập.
- Cũng vì lẽ đó mà vai trò của phát triển thị trường tài chính tiền tệ mà tiêu biểu là hoạt động của các NH, TCTD lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
- Thực tế trong những năm qua đã chứng minh, tín dụng ngân hàng đã trở thành chỗ dựa cực kỳ quan trọng của nền kinh tế và với sự sự phát triển của mình, ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng vào thành công của kinh tế đất nước.
- Tuy nhiên nhu cầu về vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn ở nước ta là vấn đề hết sức bức xúc và nóng bỏng mà hệ thống ngân hàng không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời được.
- Để góp phần đa dạng hoá các tổ chức tín dụng và đáp ứng nhu cầu cần thiết về vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
- Trên cơ sở tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, của sự tồn tại và phát triển HTXTD ở nước ta và kinh nghiệm xây dựng và phát triển QTD ở một số nước trên thế giới.
- Sau hơn 17 năm triển khai thực hiện, đã khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng của QTDND đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có QTD hoạt động.
- QTDND là tổ chức kinh tế Hợp tác xã, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, là loại hình kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro, kết quả quá trình hoạt động của QTDND, có tác động rất lớn đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, do vậy tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND hiện nay ở nước ta, góp phần cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất là phát triển kinh tế địa bàn nông nghiệp, nông thôn là một trong những yêu cầu bức thiết được đặt ra.
- -8-Xuất phát từ những yêu cầu đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống QTDND, cùng với việc phân tích thực trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đối tượng và phạm vi của đề tài - Đối tượng của đề tài là các kiến thức cơ bản về hiệu quả kinh doanh, là thực tiễn hoạt động kinh doanh của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kinh doanh của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2009-2011.
- Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm số các phương pháp như: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích hoạt động kinh tế.
- Những đóng góp khoa học của luận văn - Hệ thống lại một cách khoa học các lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của QTD và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của QTD trong điều kiện kinh tế hiện nay.
- Thu thập dữ liệu, thực hiện các phân tích, đánh giá để rút ra những nhận xét, kết luận mang tính tổng kết thực tiễn xuất phát từ thực trạng hiệu quả kinh doanh của QTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Qua đó góp phần thực hiện được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Bố cục luận văn -9-Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Chương 2: Thực trạng hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Phú Thọ Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- -10-CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.1.
- Tổng quan về QTD và vai trò của QTD trong nền kinh tế 1.1.1.
- Khái niệm về QTD Mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế ngày một phát triển, người tiết kiệm muốn có được lòng tin vào nơi họ gửi vốn, ngược lại người chi tiêu cũng cần phải tìm nơi để họ vay vốn, quan hệ trao đổi (Vay mượn) trực tiếp giữa những người gửi tiết kiệm và người chi tiêu không thể diễn ra thường xuyên và thiếu cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển giao vốn vì đây là quan hệ kinh tế, quan hệ vật chất, quan hệ trực tiếp này nó kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, gây thiệt hại về quyền lợi vật chất cho cả người tiết kiệm và người chi tiêu.
- Do đó cần thiết và tất yếu phải có một tổ chức kinh tế ra đời đóng vai trò trung gian cho quá trình trao đổi vốn trong nền kinh tế, giữa những người tiết kiệm và những người chi tiêu.
- Tổ chức kinh tế đóng vai trò trung gian chính là các tổ chức tín dụng, mà tiền thân là các NHTM, được ra đời ở một số nước châu âu như: ý, Anh, Pháp, Hà lan...Vào thế kỷ XIV khi một số người làm nghề đúc tiền và bảo quản tiền, họ tập trung trong tay một số lượng tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa phải thanh toán, chi trả cho khách hàng, họ đã sử dụng số tiền đó để cho vay các khách hàng khác, dần dần họ đã thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vốn, làm dịch vụ thanh toán cho các nhà sản xuất kinh doanh, từ đó Ngân hàng ra đời và phát triển.
- Sự ra đời của NHTM là một thành tựu vĩ đại của loài người, nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế hàng hoá, Ngân hàng ra đời đã đóng vai trò quan trọng làm trung gian giữa những người tiết kiệm và những người đầu tư trong nền kinh tế.
- -11- NHTM ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội, đã tạo tiền đề, cơ sở, môi trường cho sự ra đời của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế.
- Tổ chức tín dụng nói chung là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng, với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
- Như vậy tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường bao gồm: các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
- Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: NHTM, Ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác.
- Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.
- Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng gồm: Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác.
- Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo luật định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển SXKD và đời sống.
- Tổ chức tín dụng hợp tác gồm: Ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng, Hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác.
- Vậy, QTD là loại hình tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, là tổ chức tín dụng hợp tác với mục tiêu hoạt động chủ yếu là nhằm tương trợ giúp nhau cùng phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống trong cộng đồng.
- Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống QTDND ở Việt Nam 1.1.2.1.
- Hệ thống các TCTD ở Việt nam -12- Từ cuối thế kỷ XVIII trở về trước, nền kinh tế Việt Nam căn bản là nền kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất mang tính chất tự nhiên, tản mạn, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, phương thức sản xuất phong kiến ngự trị nền kinh tế xã hội, nạn cho vay nặng lãi phổ biến trong xã hội.
- Để chống lại nạn cho vay nặng lãi đó, mỗi tầng lớp trong xã hội đều có những hình thức tín dụng của mình, mang tính tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn như: Hội đồng môn, hội hiếu hỷ, hội tự văn, quỹ nghĩa thương, các phường, họ bằng hình thức góp tiền có thể bằng hiện vật khác.
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta (Từ năm 1858) thì các ngân hàng của chế độ thực dân và tư bản chủ nghĩa được ra đời nhằm đáp ứng mục tiêu bóc lột, cai trị thuộc địa của thực dân Pháp.
- Thực chất các ngân hàng này là một bộ phận, chi nhánh của hệ thống ngân hàng ở nước Pháp.
- Ngoài các ngân hàng thuộc địa ra còn có một số tổ chức khác như: Nông phố ngân hàng, Hội đồng nông phố tín dụng, Ngân hàng địa ốc Đông dương.
- Các tổ chức tín dụng này cùng với giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột nhân dân lao động, nhất là người nghèo ở nông thôn.
- Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, Nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời.
- Ngay sau khi giành chính quyền được một tháng, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh chuyển tổ chức Nông phố bình dân ngân quỹ của chế độ cũ sang thành lập: Quỹ Ngân phố ngân quỹ nhằm kêu gọi và thu hút vốn giúp Chính phủ có vốn cho nhân dân vay.
- Ngày 3/2/1946 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh 14/SL thành lập Nha tín dụng sản xuất có hệ thống ở các tỉnh, với nhiệm vụ cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, nguồn vốn chủ yếu dựa vào tiền trợ cấp của Chính phủ.
- Đến ngày 6/5/1951 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số: 15/SL giải thể nha tín dụng sản xuất thành lập Ngân hàng quốc gia Việt nam.
- Ngân hàng Quốc gia Việt nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng và nhiệm vụ quản lý hoạt động tiền tệ tín dụng, thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vốn đối với nền kinh tế, -13-phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Ngân hàng Quốc gia Việt nam vừa có chức năng quản lý, vừa có chức năng kinh doanh ngân hàng.
- Ngân hàng Quốc gia có chi nhánh ở hầu hết các tỉnh, Thành phố, huyện, thị xã ở miền bắc và ở miền nam sau ngày giải phóng(Tháng 4/1975).
- Sau cải cách ruộng đất thắng lợi và thực hiện thí điểm thành công thành lập Hợp tác xã tín dụng ( HTXTD) ở 2 xã: Chí tiên (Phú thọ), Hoàng phúc (Thanh hoá), ngày 27/8/1956 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số: 15/CT-TW về việc tổ chức HTXTD ở nông thôn và ngày 17/4/1956 Chính phủ đã ban hành Qui tắc tổ chức HTXTD ở nông thôn.
- Đứng trước yêu cầu mới của nền kinh tế, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết TW6, Nghị quyết TW 7( Khoá V), Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã có Chỉ thị số: 06/NH-CT ngày 22/5/1985 về việc tiếp tục củng cố và phát triển HTXTD.
- Ngày 26/5/1985 tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam có Chỉ thị số: 831/NH-CT về việc xây dựng HTXTD phường.
- Ngày Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ban hành Quyết định số: 07/NH-QĐ quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của QTD đô thị.
- Tháng 10/1988 thực hiện Nghị định số: 53 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt nam được phân làm 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước và các NHTM, đây là một bước thay đổi căn bản trong quá trình hoạt động của hệ thống Ngân hàng ở nước ta .
- NHNN có chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ tín dụng, ngân hàng trong phạm vi cả nước.
- Các NHTM có chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng .
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam càng phát triển sau khi có 2 pháp lệnh: Pháp lệnh NHNN, Pháp lệnh ngân hàng, HTXTD và công ty tài chính ra đời năm 1990.
- -14- Hệ thống tổ chức tín dụng Việt nam đã được ra đời và phát triển mạnh mẽ góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Hệ thống các tổ chức tín dụng nước ta bao gồm: Các NHTM quốc doanh (Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam, Các Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Việt nam, các Ngân hàng thương mại cổ phần Đô thị và nông thôn, các công ty tài chính, hệ thống QTDND, Ngân hàng chính sách xã hội.
- Kỳ họp thứ II Quốc hội khoá X tháng 12/1997 đã thông qua 2 Luật: Luật NHNN Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng, đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ra đời và phát triển vững chắc của hệ thống các tổ chức tín dụng ở nước ta, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thực hiện dân giàu nưóc mạnh xã hội công bằng văn minh.
- Vài nét về HTX Tín dụng và quỹ tín dụng đô thị ở việt nam a.
- Qúa trình hoạt động của HTXTD và QTD đô thị ở nước ta Sau khi thành lập Ngân hàng quốc gia việt nam hoạt động của Ngân hàng quốc gia được xác định: Tín dụng Ngân hàng phải giúp nông dân nghèo và nghề phụ là chính, cùng với tín dụng ngân hàng chú ý xây dựng và phát triển các hình thức tín dụng nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ trong nhân dân và hỗ trợ hoạt động của ngân hàng.
- Sau cải cách ruộng đất thắng lợi, Đảng ta có chủ trương xây dựng HTXTD, nhằm huy động nguồn vốn dân cư, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống, đấu tranh chống lại nạn cho vay nặng lãi.
- Ngày 27/8/1956 Ban chấp hành trung ương Đảng có chỉ thị số: 15/CT-TW thực hiện vận động, tổ chức xây dựng HTXTD ở nông thôn, theo phương châm: Tích cực lãnh đạo, từng bước vững chắc, xây dựng từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao,

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt