« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KĨ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Tóm tắt Xem thử

- Chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp.
- HCM được phát triển dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, chuẩn năng lực chuyên môn và chuẩn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên kĩ thuật.
- Chuẩn đầu ra và nội dung chương trình được liên kết chặc chẽ với hồ sơ năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí việc làm.
- Các học phần trong chương trình được tích hợp phù hợp với năng lực nghề nghiệp và hướng trọng tâm đến việc phát triển năng lực dạy học kĩ thuật và thực hành kĩ năng nghề.
- Từ khóa: Phát triển chương trình đào tạo.
- Năng lực nghề nghiệp.
- Vì vậy, chương trình đào tạo phải được xây dựng tốt, nội dung đào tạo được lựa chọn phù hợp với nhu cầu xã hội, đặc điểm lĩnh vực đào tạo và nhu cầu học tập của người học sẽ quyết định chất lượng đào tạo và năng lực nghề nghiệp của người học.
- Dạy học theo năng lực là một trong những tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm.
- Phương pháp này đặt trọng tâm cụ thể vào việc tiếp thu năng lực trong quá trình học tập bằng cách hướng người học vào các tình huống việc làm thực tế chuyên nghiệp, nhằm giúp họ có thể đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn về nghề nghiệp [1, tr 11], [2, tr 8].
- Do đó, CTĐT theo định hướng năng lực giúp người học sau khi tốt nghiệp sẽ phát triển được năng lực của họ, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp trong tương lai [2, tr 8].
- Phương pháp dạy học theo định hướng nghề nghiệp đã được đề cập đến trong lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta trong những năm gần đây.
- Các CTĐT được xây dựng từ kết quả điều tra thị trường lao động để xác định năng lực nghề nghiệp mà người học phải được trang bị.
- Do đó, CTĐT nhất thiết phải được xây dựng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế, phát triển kĩ năng dạy học kĩ thuật dựa trên năng lực chuyên môn đã được hoàn thiện, tăng cường thời gian phát triển kĩ năng dạy học chuyên ngành và kĩ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn quốc gia.
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển CTĐT GVKT theo định hướng năng lực nghề nghiệp tại trường ĐHSPKT TP.
- HCM, đáp ứng yêu cầu đào tạo GVKT giỏi về năng lực dạy học kĩ thuật và thực hành kĩ năng nghề, bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về quy trình phát triển chương trình đào tạo theo định hướng năng lực nghề nghiệp và cấu trúc của chương trình đào tạo NVSP đã được phát triển.
- Năng lực nghề nghiệp của GVKT 2.1.1.
- Năng lực nghề nghiệp - Năng lực có thể được hiểu là khả năng thực hiện hành vi nghề nghiệp phù hợp trong các tình huống nghề nghiệp thực tiễn.
- Khi vận dụng lí thuyết năng lực vào đào tạo, năng lực nghề nghiệp có thể được xem là sự tụ hợp của bốn lĩnh vực: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực bản ngã.
- Mối quan hệ của bốn thành tố năng lực này được minh họa như hình 1 [4, tr.
- Năng lực chuyên môn gồm: kiến thức và hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn cũng như trong lĩnh vực khác có liên quan đến nó.
- Năng lực chuyên môn mang đặc thù Hình 1.
- Bốn thành tố của năng lực nghề bộ môn: lĩnh hội các tri thức (các sự kiện quy luật, nghiệp [4, tr.
- 108 Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp.
- Năng lực phương pháp: khả năng và sự sẵn sàng sử dụng thành thạo các kĩ năng, thao tác, công cụ để hoàn thành hoạt động.
- Năng lực xã hội: nhấn mạnh đến phạm vi giao tiếp và hoạt động của con người.
- Năng lực bản ngã: chính là khả năng tự đánh giá bản thân của con người trong các quan hệ, với tư cách là chủ thể hoạt động và giao lưu.
- Trong mối quan hệ ở hình 1 cho thấy, năng lực nghề nghiệp chính là điểm chung, tích hợp tất cả 4 năng lực thành phần lại với nhau.
- Đây chính là kết quả của quá trình đào tạo.
- Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải được xây dựng dựa vào tích hợp các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp, giúp người học rèn luyện và phát triển năng lực nghề nghiệp cá nhân đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Chuẩn năng lực NVSP của GVKT Năng lực NVSP của GVKT đã được tiêu chuẩn hóa thông qua các quy định ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) [5], [6] và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đối với giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy cao đẳng, trung cấp nghề [7], cụ thể như sau: Tiêu chuẩn NVSP của giáo viên TCCN Năng lực NVSP của giáo viên TCCN được quy định bởi các tiêu chuẩn sau [6]: a.
- Tiêu chuẩn 1: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, bao gồm.
- Tiêu chuẩn 2: Năng lực dạy học, bao gồm.
- Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục, bao gồm.
- Tiêu chuẩn 4: Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục, bao gồm.
- Tiêu chuẩn 5: Năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm, bao gồm: 109 Bùi Văn Hồng - Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Tiêu chuẩn năng lực Sư phạm dạy nghề (SPDN) đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề Năng lực SPDN của giảng viên, giáo viên dạy nghề được quy định bởi các tiêu chuẩn sau [7.
- Đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề, ngoài các tiêu chuẩn quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực SPDN, còn có tiêu chuẩn quy định về kĩ năng nghề như sau [7.
- Nhận xét: Các tiêu chuẩn NVSP và năng lực SPDN là một trong những căn cứ mang tính pháp lí để đánh giá năng lực nghề nghiệp của GVKT.
- Cả hai bộ tiêu chuẩn này đều dành nhiều tiêu chí quy định cho năng lực dạy học và năng lực giáo dục của giáo viên.
- Đặc biệt, năng lực thực hành kĩ năng nghề được quy định đối với giảng viên, giáo viên dạy nghề.
- Tiêu chuẩn NVSP và năng lực SPDN là cơ sở quan trọng để xây dựng hồ sơ nghề nghiệp, hồ sơ năng lực và chuẩn đầu ra trong quy trình phát triển chương trình đào tạo GVKT theo định hướng năng lực nghề nghiệp.
- Quy trình phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp CTĐT được phát triển dựa trên khung trình độ quốc gia, trong đó, xác định rõ năng lực của người học có được sau khi kết thúc khoá học ở mỗi một trình độ đào tạo.
- Năng lực của người học được xác định dựa trên hồ sơ nghề nghiệp và năng lực của người lao động.
- Chương trình đào tạo được phát triển theo định hướng này đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động [4, tr.
- Nguyên lí cơ bản của CTĐT theo định hướng năng lực nghề nghiệp là chú trọng đào tạo cho người học đồng thời ba khía cạnh [4, tr.
- Phát triển năng lực, kĩ năng nghề nghiệp.
- Quy trình phát triển chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước như hình 2, trong đó: (1) Khảo sát thị trường lao động: chương trình đào tạo được xây dựng bắt đầu từ việc khảo 110 Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp.
- Khảo sát nhu cầu xã hội thông qua các dự báo, chiến lược phát triển đội ngũ GVKT của trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Khảo sát nhu cầu GVKT về số lượng, chuẩn năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí và nhiệm vụ làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động như: các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường phổ thông và doanh nghiệp.
- Kết quả khảo sát thị trường lao động là các dữ liệu đầu vào quan trọng phục vụ cho việc xác định tính cấp thiết, quy mô đào tạo, vị trí việc làm và yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với GVKT làm cơ sở cho việc xây dựng hồ sơ năng lực và chuẩn đầu ra phù hợp.
- 150] (2) Mô tả vị trí việc làm: kết quả khảo sát thị trường lao động cho biết vị trí việc làm và yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của từng vị trí mà GVKT có thể đảm nhận được, từ đó, vị trí việc làm mà người học có khả năng phụ trách sau khi tốt nghiệp được mô tả trong CTĐT.
- (3) Xây dựng hồ sơ nghề nghiệp: môi trường làm việc, vai trò, nhiệm vụ và chuẩn năng lực nghề nghiệp đối với từng vị trí việc làm, mà người học CTĐT GVKT có thể tham gia sau khi tốt nghiệp, được xác định phù hợp với kết quả khảo sát nhu thị trường lao động và vị trí việc làm của GVKT ngoài xã hội.
- Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1.
- Nhu cầu xã hội về GVKT - Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp: có nhu cầu cấp bách đối với đội ngũ giáo viên giỏi về năng lực dạy học kĩ thuật và thực hành nghề, phục vụ cho việc triển khai các CTĐT nghề chất lượng cao, nhất là tại các trường nghề trọng điểm quốc gia.
- Đối với doanh nghiệp: nhu cầu cấp bách về cán bộ kĩ thuật vừa giỏi kiến thức chuyên môn, vừa giỏi năng lực thực hành nghề, nhằm khắc phụ tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
- HCM có thể đảm nhận một trong các lĩnh vực nghề nghiệp sau.
- Giảng viên, GVKT tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.
- Cán bộ kĩ thuật và đào tạo tại các doanh nghiệp.
- Cán bộ nghiên cứu về công nghệ, về giáo dục nghề nghiệp tại các trường học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.
- Năng lực nghề nghiệp CTĐT GVKT tập trung trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ để người học hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp sau.
- Năng lực làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Năng lực dạy học kĩ thuật.
- Năng lực thực hành nghề theo tiêu chuẩn quốc gia.
- Năng lực nghiên cứu phát triển kĩ thuật công nghệ và giáo dục nghề nghiệp.
- Năng lực lãnh đạo, làm chủ, làm việc nhóm, phục vụ cộng đồng và phát triển cá nhân.
- Chuẩn đầu ra NVSP của chương trình đào tạo GVKT Kết hợp năng lực nghề nghiệp với tiêu chuẩn NVSP [4] và tiêu chuẩn năng lực SPDN [5], chuẩn đầu ra của CTĐT GVKT được xây dựng theo tiếp cận CDIO, như sau: (1) Kiến thức và lập luận ngành SPKT 1.
- Có kiến thức cơ bản, toàn diện về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật công nghệ có liên quan đến giáo dục nghề nghiệp.
- 112 Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp.
- Có kiến thức về việc chuẩn bị và triển khai quá trình dạy học kĩ thuật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- (2) Kĩ năng và tố chất cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực SPKT 1.
- Có năng lực thực hành nghề tương đương bậc 3/5 theo chuẩn Kĩ năng nghề quốc gia.
- Vận dụng kĩ năng mềm (kĩ năng làm việc nhóm, tư duy hệ thống giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thuyết trình) vào trong hoat động giáo dục nghề nghiệp.
- (3) Kĩ năng giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực SPKT 1.
- Xác định đúng vị trí và năng lực nghề nghiệp của mình trong công việc.
- (4) Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và hoàn thiện hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực SPKT 1.
- Tự học, tự nghiên cứu, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học kĩ thuật công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp.
- Học tập nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn và giáo dục nghề nghiệp.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học trong giáo dục nghề nghiệp.
- Các con số là các nhóm năng lực chính của chuẩn đầu ra.
- 7 là các năng lực thành phần tương ứng trong từng nhóm chuẩn đầu.
- Dấu (x) là học phần đáp ứng các năng lực thành phần của chuẩn đầu ra.
- Khối kiến thức GD đại cương 7 7 0 Tâm lí học đại cương 2 2 0 Giáo dục học nghề nghiệp 3 3 0 QLHC nhà nước và quản lí ngành giáo dục đào tạo 2 2 0 1.2.
- Khối kiến thức GD chuyên ngành 8 5 3 Tâm lí học nghề nghiệp 2 2 0 Phương pháp dạy học kĩ thuật 3 3 0 Thực hành Kĩ năng dạy học chuyên ngành 3 0 3 1.3.
- KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN (02 trong 04 môn) 4 (1) Phương pháp NCKH giáo dục 2 2 0 (2) Giao tiếp ứng xử sư phạm 2 2 0 (3) Ứng dụng CNTT trong dạy học 2 2 0 (4) Phát triển chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo nghề 2 2 0 114 Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật theo định hướng năng lực nghề nghiệp.
- Với mục tiêu: đào tạo ra GVKT có năng lực chuyên môn kĩ thuật, có năng lực thực hành nghề và năng lực dạy học chuyên ngành đáp ứng chuẩn NVSP của GVKT và dạy nghề, trong 26 TC của CTĐT có 6 TC thực hành Kĩ năng nghề và 03 TC thực hành Kĩ năng dạy học chuyên ngành, thuộc khối kiến thức bắt buộc.
- Hai học phần này giúp sinh viên vận dụng những kiến thức kĩ thuật và NVSP đã học vào việc rèn luyện và phát triển năng lực dạy học kĩ thuật (cả về dạy lí thuyết, thực hành và tích hợp), nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và vị trí việc làm khi ra trường theo định hướng của phương pháp phát triển CTĐT.
- Nội dung này chính là điểm mới của CTĐT NVSP được phát triển theo định hướng nghề nghiệp tại trường ĐHSPKT TP.
- Kết luận Vận dụng lí thuyết năng lực vào phát triển chương trình đào tạo, với việc xác định rõ năng lực của từng vị trí việc làm, giúp cho chương trình đào tạo có tính linh hoạt, khoa học và thực tiễn cao.
- Chương trình đào tạo GVKT của trường ĐHSPKT TP.
- HCM được phát triển dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu về đội ngũ GVKT của xã hội, chuẩn năng lực dạy học của giáo viên dạy nghề và chuẩn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên kĩ thuật.
- Chuẩn đầu ra và nội dung chương trình được liên kết chặt chẽ với hồ sơ năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí việc làm.
- Các học phần trong chương trình được tích hợp phù hợp với năng lực nghề nghiệp và hướng trọng tâm đến việc phát triền năng lực dạy học kĩ thuật và thực hành kĩ năng nghề.
- Với chương trình đào tạo này, sinh viên được tạo các điều kiện học tập thuận lợi nhất để hình thành và phát triển năng lực kĩ sư công nghệ, năng lực dạy học kĩ thuật, năng lực thực hành nghề theo tiêu chuẩn quốc gia và năng lực nghiên cứu phát triển thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Do đó, sinh viên hoàn toàn có khả năng đáp ứng ở mức cao đối với chuẩn năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp.
- Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo dựa trên năng lực.
- Dự án nâng cao năng lực cho hoạt động giáo dục điều dưỡng tại Việt Nam, Trường Đại học Công nghệ Quensland, Brisbane Australia, 10/2010.
- Phát triển chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật.
- Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên.
- Thông tư liên tịch Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
- Đào tạo giáo viên kĩ thuật tiếp cận theo chuẩn năng lực nghề nghiệp ASEAN