« Home « Kết quả tìm kiếm

Lễ hội truyền thống la hiện tượng lịch sử


Tóm tắt Xem thử

- Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội.
- Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam.
- Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phục hồi và phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn.
- Nhận diện lễ hội truyền thống Lễ hội Chùa Hương Lễ hội là một trong những “hoạt động văn hoá cao”, “hoạt động văn hoá nổi trội” trong đời sống con người.
- Hoạt động lễ hội là hoạt động của cộng đồng hướng tới “xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó.
- Môi trường của lễ hội truyền thống Việt Nam về cơ bản chính là nông thôn, làng xã Việt Nam.
- Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát triển.
- Lễ hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu, khát vọng của người dân cần được đáp ứng và thoả nguyện qua mọi thời đại.
- Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã hội ở từng giai đoạn của lịch sử.
- Hiện tại ở nước ta có nhiều loại lễ hội, bên cạnh lễ hội cổ truyền còn có Lễ hội mới, (lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng), lễ hội sự kiện (gắn với du lịch quảng bá du lịch, Lễ hội nhân kỷ niệm những năm chẵn thành lập thành phố, tỉnh, huyện.
- trong đó lễ hội cổ truyền thống có số lượng nhiều nhất (khoảng trên 7000 lễ hội trong tổng số gần 9000 lễ hội), phạm vi phân bố rộng (cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử lâu đời nhất.
- Người ta có thể phân loại lễ hội cổ truyền theo thời gian các mùa trong năm, trong đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu (xuân thu nhị kỳ), phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: Lễ hội làng, lễ hội vùng, lễ hội quốc gia.
- Phân loại theo tính chất của lễ hội: Lễ hội nghề nghiệp (nông, ngư, nghề buôn.
- Do vậy, một nghi lễ, lễ hội bao giờ cũng mang tính chuyển tiếp của một chu trình sản xuất vật chất hay xã hội nhất định.
- Trong số hơn 7000 lễ hội cổ truyền của nước ta, xét về nguồn cội đều là lễ hội nông nghiệp, quy mô ban đầu là hội làng.
- So với các loại lễ hội khác, lễ hội cổ truyền mang 3 đặc trưng cơ bản sau.
- Lễ hội cổ truyền gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục.
- Tính tâm linh và linh thiêng của lễ hội nó quy định “ngôn ngữ” của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, tính thăng hoa, vượt lên thế giới hiện thực, trần tục của đời sống thường ngày.
- Lễ hội Hùng Vương - Lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống tính phức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần như tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu.
- các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán… Không có một sinh hoạt văn hóa truyền thống nào của nước ta lại có thể sánh được với lễ hội cổ truyền, trong đó chứa đựng đặc tính vừa đa dạng vừa nguyên hợp này.
- Chủ thể của lễ hội cổ truyền là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc.
- Nói cách khác không có lễ hội nào lại không thuộc về một dạng cộng đồng, của một cộng đồng nhất định.
- Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội.
- Lễ hội cũng như bất cứ một hiện tượng văn hóa, xã hội nào cũng đều chịu sự tác động bối cảnh kinh tế - xã hội đương thời và nó cũng phải tự thích ứng biến đổi theo.
- Tuy nhiên, với loại hình lễ hội truyền thống thì ba đặc trưng nêu trên là thuộc về bản chất, là yếu tố bất biến, là hằng số, chỉ có những biểu hiện của ba đặc tính trên là có thể biến đổi, là khả biến để phù hợp với từng bối cảnh xã hội.
- Khẳng định điều này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với việc phục hồi, bảo tồn và phát huy lễ hội trong xã hội hiện nay.
- Việc phục dựng, làm mất đi các đặc trưng trên của lễ hội cổ truyền thực chất là làm biến dạng và phá hoại các lễ hội đó.
- Giá trị của lễ hội cổ truyền Lễ hội Tịch Điền Khi nước ta cũng như ở nhiều nước khác đã bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng lễ hội cổ truyền vẫn tồn tại thậm chí còn bùng phát mạnh mẽ.
- Phải chăng lễ hội cổ truyền vẫn thu hút và lôi cuốn con người xã hội hiện đại? Nói cách khác, lễ hội cổ truyền vẫn đáp ứng nhu cầu của con người không chỉ trong xã hội cổ truyền mà cả xã hội hiện đại.
- Có được điều đó là do lễ hội cổ truyền hội tụ các giá trị sau: Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng: Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng - quôc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ.
- chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng.
- Trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kêt cộng đồng ấy.
- Giá trị hướng về cội nguồn: Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn.
- Chính vì thế, lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hương - du lịch.
- Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy.
- Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại.
- Chính tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu.
- Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
- Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị.
- Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc.
- Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là môi trường tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá ấy.
- Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa: Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy.
- Trong cái làng xã nghèo nàn ấy, ngôi đình mái chùa, cái đền và cùng với nó là lễ hội với “xuân thu nhị kỳ” chính là tâm điểm của cái nôi văn hoá đó.
- việc ban hành và thực thi các văn bản quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra lễ hội cho đến việc phục hồi và phát huy có hiệu quả nhiều lễ hội dân gian, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
- Hầu hết các lễ hội quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ phạm vi làng, xã đều được tổ chức các nghi thức cúng lễ trang trọng, linh thiêng và thành kính.
- Mặt khác, việc tổ chức lễ hội dân gian đã kết hợp gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng.
- Đồng thời, các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.
- Bốn cảnh báo về tổ chức 1ễ hội cổ truyền hiện nay: Bên cạnh những điều đáng mừng trên, quan sát bức tranh lễ hội cổ truyền hiện nay, ta vẫn thấy canh cánh những lo lắng, băn khoăn.
- công tác tổ chức và quản lý lễ hội đã và đang nảy sinh nhiều bất cập, nhiều hạn chế và tồn tại.
- Có thể khái quát thành bốn hiện tượng đáng cảnh báo như sau: Đơn điệu hoá lễ hội: Văn hoá nói chung cũng như lễ hội nói riêng, bản chất của nó là đa dạng.
- Trần tục hoá lễ hội: Lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian, do vậy nó thuộc về đời sống tâm linh nó mang “tính thiêng”.
- Lễ hội cổ truyền tuy nảy mầm, bén rễ từ đời sống hiện thực, trần tục, nhưng bản thân nó là sự thăng hoa từ đời sống hiện thực và trần tục ấy.
- “Ngôn ngữ” biểu hiện của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng.
- Quan phương hoá lễ hội: Văn hoá nói chung, trong đó có sinh hoạt lễ hội là sáng tạo của nhân dân, do nhân dân và vì dân.
- Do vậy, từ bao đời nay, người dân bỏ công sức, tiền của, tâm sức của mình ra để sáng tạo và duy trì sinh hoạt lễ hội.
- Thương mại hoá lễ hội: Cần phân biệt giữa hoạt động mua bán trong lễ hội và việc thương mại hoá lễ hội.
- Những hoạt động thương mại này đi ngược lại tính linh thiêng, văn hoá của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất của đời sống trần tục.
- Một số giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống Hội Lim Trước thực trạng các xu hướng biến đổi của lễ hội đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, xuất hiện hai luồng dư luận trái chiều.
- Một số cơ quan thông tin đại chúng cho rằng việc tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội vô cùng lộn xộn, mất bản sắc văn hóa dân tộc, gây ra nhiều hậu quả tai hại và đề xuất các biện pháp mang tính hành chính như “cấm”, “bỏ”.
- Thậm chí có người chưa hiểu rõ xu hướng biến đổi của lễ hội là một yêu cầu khách quan khi chuyển sang cơ chế thị trường nên sốt ruột đề ra các giải pháp mang tính chất chữa cháy là chính.
- Hoặc cũng có khuynh hướng coi nhẹ vai trò quản lý nhà nước, cần để cho người dân tự do làm chủ, tự do tổ chức lễ hội.
- Về quan điểm: Cần nhận thức sự biến đổi của lễ hội cổ truyền cũng như xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sự kiện mới là một yếu tố khách quan trong đời sống văn hóa hiện nay.
- Vì thế không nên có quan điểm cứng nhắc, lấy các nguyên lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho việc tổ chức các lễ hội, tổ chức các sự kiện như hiện tại.
- Trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ thể của cộng đồng người dân tổ chức lễ hội.
- Người dân phải được tham gia các quá trình tổ chức lễ hội, phải được trao quyền tổ chức lễ hội hiệu quả.
- Đồng thời cũng không coi nhẹ việc quản lý của nhà nước đối với lễ hội.
- Đẩy mạnh nghiên cứu xu hướng biến đổi của 1ễ hội và tổ chức sự kiện nhằm dự báo sát với thực tiễn của tình hình lễ hội.
- Trong đó, cũng cần phân loại các loại hình lễ hội theo chức năng, hoặc theo quy mô lễ hội (như lễ hội cấp thôn làng, lễ hội vùng, lễ hội liên vùng, liên tỉnh).
- Tổ chức các festival quảng bá du lịch, tổ chức các lễ hội đón nhận danh hiệu thi đua khá tốn kém.
- nhiều địa phương đua nhau tổ chức các sự kiện, các lễ kỷ niệm nhưng lại mang danh lễ hội.
- Đối với loại hình lễ hội mới, tổ chức các sự kiện, festival mới đòi hỏi phải xây dựng quy chế quản lý riêng, vừa chặt chẽ, khoa học, vừa phù hợp với thực tiễn chứ không cứng nhắc chủ quan theo ý kiến của nhà quản lý.
- Việc đốt đồ mã cũng vậy, hầu hết các lễ hội liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng vẫn đều thực hiện).
- Vậy những thực trạng này cần được quản lý ra sao? Ngay về thời gian tổ chức lễ hộỉ, trong quy định của quy chế sẽ không phù hợp với những lễ hội mang tính chất quảng bá du lịch.
- Cần phân biệt giữa lễ hội cổ truyền đang biến đổi và các loại lễ hội mới, các sự kiện festival mới hình thành và du nhập để có các quy định quản lý phù hợp.
- Cục Văn hóa cơ sở cần thành lập phòng quản lý lễ hội và tổ chức sự kiện.
- Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều có tổ hoặc chuyên viên chuyên về quản lý lễ hội và việc tổ chức các sự kiện.
- Kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương đã chỉ rõ vấn đề tổ chức lễ hội thành công hay không, hạn chế được những tiêu cực hay không đều phụ thuộc phần lớn ở ban tổ chức.
- Ban tổ chức lễ hội (và tổ chức các sự kiện) đóng một vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong tổ chức lễ hội, vì thế dù là lễ hội của thôn làng cho đến lễ hội quốc gia đều cần phải có ban tổ chức.
- Tuy nhiên ban tổ chức cũng cần đề cao vai trò tự quản của người dân, tôn trọng cộng đồng, thu hút được toàn dân tham gia vào việc tổ chức, quản lý lễ hội.
- Tránh tình trạng coi việc tổ chức lễ hội là nhiệm vụ của các cấp chính quyền hoặc nhiệm vụ của ban tổ chức mà quên mất vai trò chủ chốt của người dân địa phương.
- Cục Văn hóa cơ sở, Hội Di sản, Hội Văn nghệ Dân gian, Viện Khoa học xã hội…cần tổ chức nhiều hội thảo khoa học để bàn về quản lý lễ hội hiệu quả.
- Trong điều kiện các lễ hội đều có xu hướng biến đổi hoặc thích nghi với đời sống đương đại hoặc xuất hiện nhiều loại hình mới chưa có trong xã hội truyền thống thì yêu cầu nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận về lễ hội là một yêu cầu cấp bách.
- Tựu trung, lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa đặc biệt, có sức sống từ ngàn đời nay, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội.
- Như vậy, cái mà chúng ta gọi là lễ hội thực chất theo truyền thống chính là các hội làng, hội vùng và hội mang tầm cỡ quốc gia.
- Phóng viên: Lễ hội phải gắn với niềm tin, với cái thiêng.
- Lễ hội mới đương nhiên là không giống với hội làng cho đến hội quốc gia xưa kia.
- Lễ hội mới lại không đi theo sơ đồ này.
- Cho nên, ta chỉ có thể gọi đó là lễ hội theo nghĩa trình diễn (festival) hơn là lễ hội theo nghĩa hội truyền thống.
- Hầu hết các lễ hội cổ truyền được phục hồi, thậm chí còn xuất hiện nhiều lễ hội mới với hình thức như là cổ truyền.
- Tuy nhiên, từ nhiều năm nay đã có tình trạng “tha hóa” lễ hội.
- Với tư cách là một nhà nghiên cứu về tôn giáo – tín ngưỡng, ông có nhận định như thế nào về tình trạng lễ hội hiện nay? Ông Nguyễn Quốc Tuấn: Tôi đồng ý với cách anh đặt ra khái niệm “tha hóa” lễ hội.
- Chúng ta bị mất mát rất nhiều từ những lễ hội phục hưng như thế.
- Mặt khác, cái thực dụng trong lễ hội chịu tác động mạnh từ lối sống thực dụng của cơ chế thị trường và sự xô bồ bất ổn của đời sống xã hội hiện nay.
- Sự tha hóa về lễ hội là một thực tế cần nhận rõ và cần được giải quyết.
- Về thiết chế, trong một thời gian dài, chúng ta đã phá bỏ thiết chế và hệ thống cũ, nhưng chưa lập được hệ thống mới vì chúng ta nhầm lẫn giữa bản chất của hội cổ truyền và lễ hội mới.
- Trước sự gia tăng thờ cúng và lễ hội ồn ào hiện nay, thiết chế mà ta mong muốn không thấy đâu, chỉ thấy sự hỗn độn, xô bồ nổi lên.
- Nhận thức quan phương của chúng ta là cố gắng xây dựng lễ hội mới trên cơ sở kế thừa hội cổ truyền, nhưng không tạo ra sự gắn kết được là bởi bản chất hai loại không trùng nhau.
- Đây là chuyện tâm linh, nhưng nhà quản lý chỉ chăm chăm vào xiết lại hình thức của hội cổ truyền, đưa ra lễ hội mới không có quy chuẩn, thiếu hệ thống và không tương thích với hội cổ truyền nên lễ hội của ta nhom nhem, không đồng bộ và không hệ thống.
- Phóng viên: Điều kiện có tính chất tiên quyết để khắc phục tình trạng lễ hội vô cùng lộn xộn hiện nay là gì? Ông Nguyễn Quốc Tuấn: Điều kiện tiên quyết à, khó nhỉ.
- Tại sao chúng ta có cả một bộ máy truyền thông, văn hóa, giáo dục đồ sộ như thế mà không thể làm cho cộng đồng thông tỏ được một nhận thức khoa học hiển nhiên về sinh hoạt tín ngưỡng nói chung và lễ hội nói riêng