« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số động học và hình học đến phương pháp làm mát trong động cơ máy bay


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số động học và hình học đến phương pháp làm mát trong động cơ máy bay.
- Như ta đã biết, buồng cháy và lá tuabin luôn hoạt động trong môi trường nhiệt độ rất cao (khoảng 1700K đến 2500K), do đó các phương pháp làm mát đã được áp dụng để giảm các ứng suất nhiệt sinh ra, tăng hiệu quả hoạt động và tăng hiệu quả kinh tế.
- Việc nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến phương pháp làm mát là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp làm mát.
- Do đó tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số động học và hình học đến phương pháp làm mát trong động cơ máy bay” cho luận văn của mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp CFD và hai phần mềm Gambit và Fluent để nghiên cứu.
- Thứ nhất, nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số hình học (góc nghiêng, số hàng lỗ) và thông số động học tới hiệu quả làm mát trên tấm phẳng.
- Thứ hai, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hình học và nhiệt động học tới ứng xử nhiệt trên tấm phẳng.
- Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp của tác giả Với hướng nghiên cứu như vậy, quyển luận văn được chia làm 4 chương sau.
- Chương I: Các công nghệ làm mát trong động cơ máy bay.
- Tìm hiểu về các công nghệ làm mát thành buồng cháy và lá tuabin khí trên thế giới hiện nay và các thông số động học và hình học ảnh hưởng đến công nghệ làm mát.
- Chương II: Giới thiệu mô hình nghiên cứu và các thông số ảnh hưởng.
- Đưa ra mô hình nghiên cứu, các điều kiện giới hạn bài toán, sử dụng Gambit để chia lưới, lựa chọn model tính toán phù hợp nhất trong Fluent, áp dụng vào mô hình nghiên cứu.
- Chương III: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số hình học và động học tới hiệu quả làm mát trên tấm phẳng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 thông số hình học là: Góc nghiêng và số hàng lỗ (từ 01 ÷ 03 hàng), 1 thông số động học là tỷ số phun rút ra kết luận về các thông số tối ưu.
- Chương IV: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số hình học và động học tới ứng xử nhiệt trên tấm phẳng.
- Qua khảo sát ứng xử nhiệt trên hai phần vật liệu thép và ceramic ta đã thấy rõ được ảnh hưởng của các thông số hình học (chiều dày tương đối của lớp ceramic, chiều dày tương đối của tấm, khoảng cách tương đối giữa hai lỗ) cũng như các thông số nhiệt động học (hệ số Reynold, độ dẫn nhiệt tương đối, nhiệt độ tương đối).
- Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng CFD và hai phần mềm Gambit và Fluent để xây dựng mô hình bài toán và nghiên cứu tính toán.
- Luận văn đã đánh giá được ảnh hưởng của các thông số động học và hình học đến phương pháp làm mát trong động cơ máy bay và thu được các kết quả sau: (1) Tìm hiểu về các phương pháp làm mát trên thế giới hiện nay và các thông số ảnh hưởng tới hiệu quả làm mát.
- (2) Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số hình học (góc nghiêng và số hàng lỗ) và thông số động học (tỷ số phun M) tới hiệu quả làm mát trên tấm phẳng đồng thời xây dựng được các biểu thức đại số của hiệu suất max, vận tốc max và phương trình lớp màng theo khoảng cách.
- (3) Nghiên cứu các ứng xử nhiệt trên tấm phẳng gồm 2 lớp thép và ceramic, từ đó xây dựng các phương trình giá trị nhiệt độ lớn nhất, nhiệt độ nhỏ nhất và nhiệt độ trung bình trên hai lớp vật liệu.
- Mặc dù đã đạt được những kết quả nêu trên, do nhiều yếu tố khách quan (thời gian, kinh phí, điều kiện) và sự hạn chế về trình độ, năng lực của tác giả nên luận văn còn tồn tại một số vấn đề: (1) Vẫn có sai số khi so sánh với các nghiên cứu trước đây.
- (2) Chưa tiến hành bài toán với số nút chia lớn và đặt các thông số ở độ chính xác cao./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt